Điện tâm đồ là gì?
Điện tâm đồ có tên tiếng anh là Electrocardiogram viết tắt ECG, đây là một cận lâm sàng theo dõi các hoạt động, tốc độ cũng như nhịp điệu hoạt động của tim. Khi tim hoạt động sẽ phát ra các xung động biến thiên của dòng điện, lúc này điện tâm đồ sẽ cho ra kết quả là một đường cong có chức năng ghi lại các xung động đó. Thông qua kết quả đọc điện tâm đồ, ta có thể biết được chức năng bơm máu của tim, biết được nhịp điệu và tốc độ hoạt động của tim.
Nguyên tắc mắc điện tâm đồ.
Để mắc điện tâm đồ cho ra kết quả chính xác, cần tuân thủ các quy tắc sau đây:
- Bệnh nhân tinh thần phải thoải mái, tránh trường hợp lo lắng, căng thẳng gây tăng nhịp tim dẫn đến sai kết quả.
- Tránh để các thiết bị điện có kích thước lớn bên cạnh bị trí đo điện tim sẽ là yếu tố gây nhiễu.
- Loại bỏ các thiết bị điện, trang sức kim loại trên người bệnh nhân để loại bỏ hết yếu tố gây nhiễu.
- Trong quá trình đo, bệnh nhân phải nằm yên, không cử động. Đối với trẻ em giãy giụa nhiều thì nên cho trẻ uống thuốc an thần để trẻ ngủ.
- Vì khi đo điện tâm đồ phải bộ lộ phần ngực bệnh nhân nên trong phòng đo tối thiểu có 3 người để đảm bảo sự khách quan.
- Trước khi đo phải kiểm tra thông tin bệnh nhân: Tên, tuổi, giới, để tránh trả sai kết quả cho bệnh nhân.
Cách mắc điện tâm đồ đúng cách.
Điện tâm đồ sẽ có 10 chuyển đạo cơ bản cần được mắc vào các vị trí khác nhau trên cơ thể trong đó chia thành:
- Chuyển đạo chi: 4 chuyển đạo.
- Chuyển đạo trước tim: 6 chuyển đạo.
- Một số chuyển đạo trước tim khác: chỉ mắc trong một số trường hợp đặc biệt.
-
Cách mắc chuyển đạo chi.
Có 4 chuyển đạo chi. Cũng như tên của nó, 4 điện cực dùng để đo 4 chuyển đạo này sẽ được mắc vào 4 chi, các vị trí cụ thể của từng chuyển đạo như sau:
- Điện cực RA ký hiệu R (màu đỏ): mắc tại cánh tay phải / Cơ delta phải
- Điện cực LA ký hiệu L (màu vàng): mắc tại cánh tay trái / Cơ delta trái
- Các điện cực mắc tại chi trên áp vào mặt trước 1/3 dưới cẳng tay.
- Điện cực RL ký hiệu RF (màu đen): mắc tại chân phải / vị trí càng gần tim càng tốt
- Điện cực LL ký hiện F (màu xanh lá): đặt tại chân trái / vị trí càng gần tim càng tốt
Hai điện cực mắc tại chi dưới áp vào mặt trong 1/3 dưới cẳng chân.
Trong một vài trường hợp đặc biệt như bó bột, vướng còng, cụt chi… có thể gắn điện cực ở vị trí cao hơn vị trí chuẩn.
-
Cách mắc chuyển đạo trước tim.
Có 6 chuyển đạo trước tim tương ứng với 6 điện cực được mắc tại các vị trí khác nhau, cụ thể như sau:
- Điện cực V1 (màu đỏ): mắc tại Khoang liên sườn 4-5 đường cạnh xương ức bên phải
- Điện cực V2 (màu vàng): mắc tại Khoang liên sườn 4-5 đường cạnh xương ức bên trái
- Điện cực V3 (màu xanh lá): mắc tại điểm giữa điện cực V2 và V4
- Điện cực V4 (màu nâu): mắc tại giao điểm Khoang liên sườn 5-6 với giữa xương đòn trái
- Điện cực V5 (màu đen): mắc tại giao điểm Khoang liên sườn 5-6 với đường nách trước bên trái
- Điện cực V6 (màu tím): mắc tại giao điểm Khoang liên sườn 5-6 với đường nách giữa bên trái
-
Một vài chuyển đạo đặc biệt.
Bên cạnh 10 chuyển đạo cơ bản, có một vài chuyển đạo đặc biệt sẽ được mắc nếu bác sĩ cần kiểm tra thêm:
- Điện cực V7: mắc tại khoang liên sườn 5 trên đường nách sau
- Điện cực V8: mắc tại điểm giữa đường xương vai
- Điện cực V9: mắc cạnh đường liên gai sống trái
- Điện cực V3R, V4R, V5R, V6R: Các điện cực này mắc đối xứng từng cặp với V3, V4, V5, V6 qua xương ức
- Điện cực E: mắc tại mũi ức
Một vài lưu ý khi mắc điện cực trong điện tâm đồ.
Bên cạnh những nguyên tắc cần tuân thủ, cần có một bài lưu ý giúp việc mắc điện cực trong điện tâm đồ dễ dàng và tăng độ chính xác của kết quả:
- Dùng bông tẩm cồn vệ sinh sạch sẽ vị trí mắc các điện cực.
- Có thể bôi gel lên vị trí mắc điện cực để điện cực gắn chắc chắn hơn.
- Nên gắn điện cực tại vị trí có thịt mềm, tránh mắc tại nền xương cứng.
- Khi máy điện tâm đồ bị nhiễu mà không tìm được nguyên nhân, có thể thiết kế dây nối đất để khử nhiễu.
Bài viết trên đã giới thiệu 10 chuyển đạo cơ bản và hướng dẫn cách mắc điện cực trong điện tâm đồ một cách chính xác nhất. Hi vọng qua bài viết, các bạn kỹ thuật viên hay sinh viên y khoa sẽ có thể thực hành mắc điện tâm đồ trên bệnh nhân hiệu quả.