Massage rất quan trọng cho sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh. Khi massage cho trẻ sơ sinh, các động tác massage cần phải thật nhẹ nhàng và sử dụng lực vừa phải. Trong quá trình massage, mẹ phải luôn quan sát dấu hiệu của trẻ chẳng hạn như khó chịu hay thoải mái để có phản ứng điều chỉnh phù hợp.
Trước khi tiến hành massage cho trẻ, mẹ nên tìm đến các chuyên gia tư vấn sức khỏe nhi khoa. Họ sẽ giúp kiểm tra thể chất của trẻ và tư vấn các phương pháp massage phù hợp.
>> Tham khảo thêm:
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
- Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, hợp lý theo từng tháng tuổi
- Có nên dùng siro, thuốc ho cho trẻ sơ sinh? Lưu ý khi mua
Massage cho trẻ sơ sinh có tốt không?
Khi massage, trong cơ thể sẽ tạo ra một loại hormone đặc biệt có tên oxytocin (hormone tình yêu). Chất này giúp mang lại cảm giác yên bình và thoải mái cho trẻ.
Kích thích sự phát triển của trẻ: Khi massage trẻ sẽ được phát triển toàn diện cả về trí tuệ và cảm xúc. Bằng việc kích thích xúc giác vào bé sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển tâm lý và xã hội. Từ đó, góp phần củng cố mối quan hệ của mẹ và bé. Tăng cường hệ miễn dịch: Theo một nghiên cứu gần đây, với các bé được 10 tuần tuổi khi được massage hằng ngày sẽ ít bị cảm lạnh và tiêu chảy hơn. Vì những ngón tay của mẹ sẽ giúp kích thích hiệu quả của hệ tiêu hóa khi làm việc. Tăng sự phát triển xương, khớp: Massage giúp hệ xương của bé được phát triển cứng cáp hơn, tránh gặp phải tình trạng loãng xương. Nhờ vậy, bé sẽ tập đi nhanh hơn khi bạn massage được massage thường xuyên. Giúp bé ngủ ngon hơn: Trước khi đi vào giấc ngủ, nếu được massage đúng cách, trẻ sẽ ngủ đủ và sâu. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh cũng kéo tới nhanh hơn, bé sẽ không còn trằn trọc trước khi ngủ. Nguyên nhân là khi massage trong cơ thể sẽ phát ra loại hormone melatonin có tác dụng điều hòa giấc ngủ.
Nên massage cho trẻ sơ sinh khi nào? Massage bao lâu là đủ?
Không phải lúc nào massage cho trẻ sơ sinh cũng đem lại hiệu quả tốt. Chỉ nên massage cho trẻ trong khoảng thời gian 15 đến 20 phút/lần. Mỗi tuần thì chỉ nên massage tối đa 3 ngày. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia Y tế, những thời điểm massage lý tưởng cho trẻ:
Buổi sáng sớm khi trẻ vừa mới thức dậy Trước khi tắm cho trẻ (mẹ có thể tham khảo các cách tắm cho trẻ sơ sinh từ bác sĩ, điều dưỡng hay những ông bố bà mẹ bỉm đi trước) Buổi chiều tối trước khi đi ngủ để giúp trẻ ngủ ngon hơn Nếu trẻ ngủ quá 2,5 giờ chưa thức dậy ăn Tuyệt đối không nên massage khi trẻ vừa mới ăn no. Vì khi như vậy trẻ rất dễ bị đầy hơi và tức bụng. Tốt nhất là cách sau khoảng 1 – 2 giờ mới nên massage.
Một số phương pháp massage cho trẻ:
Trước khi thực hiện phương pháp massage bạn nên của trẻ, xem trẻ có muốn được massage hay không. Nếu bé cảm thấy khó chịu, càu nhàu khi xoa bóp thì có lẽ đây chưa phải thời điểm thích hợp. Chỉ nên massage khi trẻ có những dấu hiệu tích cực. Chắc chắn lần đầu bé sẽ không thoải mái với việc massage. Nhưng nếu bạn biết cách “lấy lòng” trẻ thì quá trình massage sau này sẽ trở nên đơn giản.
Massage chân cho trẻ sơ sinh:
Một tay mẹ giữ chân trẻ, dùng tay kia vuốt nhẹ từ đùi xuống mắt cá chân. Đổi tay và lặp lại liên tục như động tác ”vắt sữa”. Nhấc bàn chân của trẻ lên, dùng đầu các ngón cái ấn nhẹ vào lòng bàn chân, sau đó tiếp tục vuốt ngược từ gót chân lên các ngón chân bé. Ôm chân trẻ và chỉ cho bé thấy chân mình. Đặt bàn tay lên đùi bé và xoay tròn nhẹ nhàng từ đùi xuống mắt cá chân. Lặp lại động tác như kiểu chơi đùa với bé. Nâng cẳng chân bé lên bằng cả hai tay. Lặp lại các động tác với chân kia. >>> Tham khảo: Sức khoẻ của bé
Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh giúp bé tiêu hóa tốt:
Các mẹ có thể massage bụng cho trẻ vào mỗi lần thay tã nếu bé có xu hướng dễ bị đau bụng hoặc táo bón. Lưu ý là chỉ massage vùng bụng nằm phía dưới xương sườn của trẻ:
Khép các ngón tay nhẹ nhàng xoa quanh bụng tạo thành những vòng quay theo chiều kim đồng hồ. Tránh tạo áp lực lên bàng quang của trẻ. Gập đầu gối trẻ đưa vào sát bụng, giữ 10 giây sau đó duỗi chân ra, lắc nhẹ để thả lỏng cẳng chân. Lặp lại hai bước trên theo trình tự trên.
Để massage ngực cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy:
Sử dụng các ngón tay vuốt nhẹ từ giữa ngực ra hai bên nách và vai bé. Nhẹ nhàng lặp lại động tác nhiều lần. Cuối cùng, đặt cả hai tay vào giữa ngực của bé, xoa bóp từ bên ngoài cơ thể sang bên trái. Thực hiện theo hình dạng của trái tim, hãy vuốt nhẹ ra ngoài từ dưới xương ức và ngang qua ngực.
Massage cánh tay giúp kích thích phát triển thể chất cho trẻ:
Một tay mẹ giữ cánh tay bé, tay kia vuốt nhẹ từ vai xuống cổ tay. Đổi tay và lặp lại liên tục như hành động “vắt sữa”.
Dùng các ngón tay xoa nhẹ quanh cánh tay từ vai xuống cổ tay bé. Nắm nhẹ cánh tay bé chỉ: “đây là cánh tay nè”. Tương tự, nắm bàn tay bé và chỉ cho bé bàn tay của mình. Lặp lại các động tác trên với tay bên kia.
Massage mặt giúp trẻ nhận thức về cơ thể của mình:
Úp hai lòng bàn tay vào má bé, vuốt nhẹ sang hai bên và lên trên lông mày. Dùng đầu các ngón tay ấn nhẹ vào má bé hoặc xoa tròn. Di chuyển tay quanh vùng tai của bé. Úp tay vào mặt bé và chỉ: “đây là mặt con nè”.
Massage lưng cho bé giúp khung xương săn chắc hơn:
Luân phiên dùng hai tay vuốt dọc sống lưng bé, bắt đầu từ đỉnh đầu xuống tới các ngón chân. Đặt hai tay lên lưng bé và chỉ: “đây là lưng con nè”.
>>>Tham khảo: Các bước chuẩn bị khi mát-xa cho bé
Dùng dầu gì để massage cho trẻ sơ sinh?
Để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình massage cho trẻ sơ sinh bạn nên kết hợp dùng các loại dầu massage.
Dầu dừa
Đối với những khu vực nóng và ẩm ướt, dầu dừa là một trong những lựa chọn tuyệt vời nhất. Dầu massage trẻ em này nhanh chóng được hấp thụ và chứa một số thành phần có lợi cho da như chất chống oxy hóa, axit lauric và caprylic.
Dầu dừa có thể giúp trẻ sơ sinh có làn da mềm mịn và là một cách hiệu quả để điều trị các vấn đề về da như mẩn ngứa, phát ban, viêm da,… Đặc biệt, vì dầu dừa có chứa chất kháng khuẩn và kháng nấm nên rất an toàn khi sử dụng để massage cho bé.
Dầu vừng
Dầu vừng được sử dụng nhiều nhất tại Ấn Độ. Dầu xoa bóp này có một số chất có lợi cho làn da của bé. Bạn cũng nên ưu tiên sử dụng dầu vừng sản xuất từ hạt mè đen.
Dầu ô liu
Dầu ô liu là một loại dầu mát xa yêu thích của trẻ sơ sinh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu xoa bóp cho trẻ sơ sinh sử dụng dầu ô liu làm nguyên liệu chính.
Lưu ý khi massage cho bé tại nhà
Chỉ xoa bóp cho con bạn bằng cách sử dụng phần thịt của đầu ngón tay, không phải dùng lực toàn bộ lòng bàn tay. Mỗi động tác xoa bóp nên chậm rãi và mềm mại. Để giữ cho tay của bạn sạch sẽ và tránh lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ sơ sinh, hãy rửa sạch tay thật sạch trước khi massage. Loại bỏ bất kỳ đồ trang sức nào có thể làm trầy xước con bạn. Để bảo vệ an toàn cho bé, hãy đặt bé trên giường hoặc trên sàn sạch với khăn và gối gần đó. Nhiệt độ trong phòng không được quá nóng hoặc quá lạnh; tốt nhất là từ 28 đến 29 độ C. Dầu xoa bóp có thể được sử dụng, tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều hoặc dùng trên mặt của em bé. Nên chọn các loại dầu massage như dầu oliu, dầu dừa, dầu mè,… để đảm bảo an toàn. Xoa bóp cho trẻ sơ sinh sau khi trẻ đã được tắm bằng nước ấm. Mẹ hãy massage và chơi những trò lố với con để giúp con thư giãn và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Thời gian massage được xác định bởi độ tuổi và tình trạng của em bé. Đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi là 5 phút, đối với trẻ sơ sinh từ 2 đến 9 tháng tuổi là 10 phút và đối với trẻ sơ sinh từ 10 tháng tuổi trở lên là 10-15 phút. Đối với trẻ sơ sinh đang trong tình trạng phát triển thích nghi, bạn nên xoa bóp ở tốc độ chậm. Cuối cùng, hãy ghi nhớ rằng bạn phải tôn trọng trẻ. Khi mẹ lo lắng, tránh xoa bóp cho con. Nếu trẻ sơ sinh của bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, vui lòng ngừng xoa bóp cho trẻ:
Khó chịu, nhăn nhó
Quay người đi
Đột ngột xòe bàn tay
Tiểu tiện
Những lợi ích từ việc massage cho bé
Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp massage cho bé yêu được các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện mỗi ngày. Một số lợi ích sức khỏe tuyệt vời đến từ việc thực hiện liệu pháp này như:
Mát-xa giúp trẻ ngủ sâu và ngon hơn: Massage từ 5 – 10 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ sẽ giúp bé yêu thư giãn từ đó đi vào giấc ngủ sâu, ngon và nhanh hơn. Giúp bé nhận thức về cơ thể của mình: Khi mới được sinh ra, bé chưa ý thức được vị trí của từng bộ phận trên cơ thể. Massage thường xuyên giúp bé tăng cảm giác để từ đó cảm nhận rõ ràng về kích thước và vị trí của các bộ phận trong cơ thể mình. Kích thích về sự tăng trưởng thể chất: Chân, tay cũng như các khung xương, cơ trong cơ thể bé được săn chắc, dẻo dai và khỏe mạnh hơn. Tiếp nhận liệu pháp massage tại vùng bụng cũng kích thích sự trao đổi chất và tiêu hóa, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón hay bị đầy bụng. Các kích thích tại nhu động ruột cũng giúp bé tăng khả năng thèm ăn. Bé yêu sẽ ăn ngon miệng hơn, lên cân thật tốt và chóng lớn. Khung xương săn chắc hơn: Các động tác massage sẽ tác động lên hệ xương khớp, ngoài việc bé được kích thích tăng trưởng, khung xương cũng trở nên cứng cáp, rắn chắc hơn, hạn chế các tình trạng còi xương, loãng xương trong tương lai. Giúp ích cho hệ tuần hoàn: Máu lưu thông về các vùng xa tim như: đầu ngón tay, ngón chân tốt hơn, làm giảm gánh nặng cho tim. Hệ hô hấp khỏe mạnh: Nhịp thở của bé sơ sinh có thể chưa đều, lúc nhanh, lúc chậm. Massage vùng ngực giúp kích thích phản xạ từ các dây thần kinh ở trên da, làm bé thở sâu và đều đặn hơn. Tăng khả năng bài tiết: Massage đúng cách sẽ giúp bé tăng cường lượng nước tiểu nhưng không làm thay đổi về nồng độ pH ở trong máu, dễ dàng bài tiết độc tố có hại trong cơ thể. Kích thích sự phát triển não bộ và cảm xúc: Sự phát triển của các tế bào thần kinh trong não bộ của bé cũng được thúc đẩy khi bé sơ sinh được massage thường xuyên. Trong quá trình massage cho trẻ, hormone oxytocin được tiết ra ở cả trẻ và bố mẹ giúp tăng cường về mối liên kết giữa người và người. Khoảng thời gian massage cho bé cũng là khoảng thời gian dành riêng của ba mẹ với con yêu. Cũng chính từ đây, sợi dây gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái càng được thắt chặt hơn nữa. Theo Baby Centre, đây cũng là lúc các ông bố “ghi điểm” trước mắt con yêu của mình. Tỉ lệ mắc bệnh thấp: Với những bé được massage thường xuyên, hệ miễn dịch được thúc đẩy tối đa, tỉ lệ nguy cơ mắc bệnh Down, trầm cảm hoặc bại não được giảm đáng kể. Giảm trầm cảm sau sinh: Việc tiếp xúc nhiều với con, được nhìn con thích thú mỗi ngày chính là một phương pháp chữa lành tinh thần cho mẹ, giúp mẹ giảm bớt căng thẳng, tâm trạng được cải thiện tốt hơn.
>>> Tham khảo: Mát-xa cho bé tập đi
Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® để được tư vấn thêm mẹ nhé!