Mẫu Câu Thông Dụng Khi Bắt Đầu Câu Chuyện

1. Chuẩn bị tâm thái

Bạn phải điều chỉnh tâm thái của mình, luôn vui vẻ, thoải mái khi nói chuyện với người nước ngoài. Trong khi giao tiếp phải luôn giữ thái độ tự tin, cởi mở, thân thiện và phản xạ thật nhanh khi nói. Được trực tiếp giao tiếp với người nước ngoài là cơ hội để bạn trau dồi kỹ năng, giúp bạn giao tiếp chuẩn như người bản ngữ.

* Thân thiện và mỉm cười

Thân thiện và mỉm cười không chỉ là tuyệt chiêu nói chuyện với người nước ngoài, mà là yếu tố cốt yếu để bạn xây dựng những ấn tượng đầu tiên với người khác, gây dựng thiện cảm với đối phương. Đặc biệt, khi bất đồng ngôn ngữ với người nước ngoài, sự thân thiện của bạn chính là điều gây ấn tượng và khiến họ cảm thấy thoải mái trò chuyện với chúng ta, gỡ bỏ rào cản đề phòng cố hữu với người lạ.

* Chủ động và bình tĩnh lắng nghe

Để có một cuộc nói chuyện thành công, bí quyết không chỉ nằm ở nội dung, mà còn nằm ở thái độ của chúng ta. Bạn nên ở thế chủ động từ bắt chuyện trước, đến những câu hỏi lịch sự và xa hơn là những lời hẹn gặp lại khi kết thúc cuộc trò chuyện. Nói chuyện lần đầu, hay bắt chuyện với người nước ngoài thường mang đến cảm giác hồi hộp, lo lắng cho bạn. Chính vì thế, bạn thường tập trung điều chỉnh trạng thái của bản thân, mà mất tập trung vào câu chuyện đang diễn tiến. Hãy bình tĩnh và lắng nghe nhiều hơn, theo dõi câu chuyện của bạn với người họ. Thể hiện sự tập trung của bạn là thể hiện sự tôn trọng của bạn với người đối diện.

Rất hay:  Cách sạc bàn chải điện Oral-B: Bí quyết giữ cho đôi răng luôn khỏe mạnh

2. Cách bắt đầu cuộc trò chuyện

Câu đầu tiên để bắt đầu câu chuyện là “Hello, nice to meet you!” (Xin chào, rất vui được gặp bạn), hoặc “Good morning/afternoon, nice to meet you!” (xin chào, rất vui được gặp bạn.)

Nếu họ cười, chào lại chúng ta và thể hiện tinh thần muốn giao tiếp thì bạn bắt đầu hỏi một số câu mở đầu để chắc chắn họ tiếp tục cuộc hội thoại nhé:

* Tự giới thiệu mình trước

My name is .. , I am an English learner, so I come here to practice English with foreigners. (Tôi là người học tiếng Anh, do vậy tôi đến đây để thực hành tiếng Anh với người nước ngoài)

Nói câu này thì nếu họ có thiện ý thì sẽ giúp đỡ bạn, giúp bạn sửa lỗi và điều chỉnh cách phát âm cho chuẩn.

* Tiếp tục câu chuyện

– What’s your name? (Bạn tên là gì?)

Where are you from?/Where do you come from? (Bạn đến từ đâu)

What do you like doing in your free time ? / What are your hobbies? : Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh rỗi ? / Sở thích của bạn là gì ?

Hãy tự tin bắt chuyện trước, các bạn sẽ có được những phút giây trải nghiệm thực tế thú vị.

3. Duy trì đoạn hội thoại

Để duy trì cuộc hội thoại bạn nghĩ gì cứ nói hoặc câu nào bạn đã chuẩn bị thì cứ nói để ghi nhớ tốt và quen được những mẫu câu giao tiếp đã học. Tuy nhiên, lưu ý không nên hỏi họ những vấn đề riêng tư như hỏi tuổi, hỏi thu nhập hay tình trạng hôn nhân…vì người nước ngoài thường không thích đề cập đến vấn đề này.

Rất hay:  Xem Ngay Top 19 tràng phục linh giá bao nhiêu ? Rất hay 2023

Người nước ngoài rất hay nói về thời tiết, thế nên bạn có thể sử dụng một số mẫu câu sau:

How do you feel about the weather in Vietnam? (Bạn cảm thấy thời tiết ở Việt Nam như thế nào?

What is the season in your country now? (Hiện tại đang là mùa gì ở nước bạn?)

– What is your favorite season? (Bạn yêu thích mùa nào?)

Tiếp tục với những câu hỏi như sau:

– How long have you been in Vietnam? (Bạn đến Việt Nam lâu chưa?)

– How many places have you visited in Vietnam? (Bạn đã đến những địa danh nào ở Việt Nam?)

– How many countries have you been?/ How many countries have you traveled to? (Bạn du lịch tới bao nhiêu nước rồi?)

– Are you on your holiday or business? (Bạn đang đi du lịch hay công tác?)

– You travel alone or with your friends? (Bạn đi một mình hay đi cùng bạn bè?)

– Do you try Vietnamese food? Is it delicious? (Bạn đã thử thức ăn Việt chưa? Có ngon không?)

– How do you think about Vietnam and Vietnamese people? (Bạn có suy nghĩ gì về Vietnam và con người Việt Nam?)

– What about traffic here? (Vậy còn giao thông ở đây thì sao?)

– What are your hobbies? (Sở thích của bạn là gì?)

– Do you like travelling? (Bạn có thích đi du lịch không?)

– Do you like listening to music? (Bạn thích nghe nhạc không?)

– What is your favorite singer or band? (Ca sĩ hay ban nhạc yêu thích của bạn là gì?)

– Do you do exercises in the morning? (Bạn có tập thể dục vào buổi sáng không?)

Rất hay:  Cách chia cột trong Excel, cách tách 1 ô thành 2 ô

– Do you know Falun Dafa, a practice is quite popular in Western countries? (Bạn có biết Pháp Luân Đại Pháp, môn tập khá phổ biến ở phương Tây chưa?)

– Do you like sports? (Bạn có thích thể thao không?)

* Lưu ý: Những câu trên chỉ là những câu hỏi ngắn, dạng yes/no question. Khi họ trả lời rồi thì bạn có thể dựa trên những thông tin đó để đặt những câu hỏi với Why, How để mở rộng chủ đề hơn.

Trong khi giao tiếp hãy luôn vui vẻ, gật đầu, tương tác, biểu hiện cảm xúc với họ để tạo thiện cảm. Vì người nước ngoài luôn biểu cảm khuôn mặt.

Bí quyết để lấy được thiện cảm với người nước ngoài đôi lúc bạn có thể nói vài câu khen ngợi. Ví dụ như You are very friendly (bạn rất thân thiện), Your name is very nice (tên của bạn rất đẹp), Your country is very wonderful (đất nước của bạn rất tuyệt vời), You are so funny (Bạn rất vui tính)…Những câu khen này phải thật sự chân thành.

Ngoài ra, có thể tìm điểm giống giữa mình với họ (quần áo, sở thích…) như I am also interested in travelling (Mình cũng thích đi du lịch) và nhắc lại những gì họ nói.

3. Cuối cùng là vui vẻ và chào tạm biệt:

– It’s very nice to talk to you. (Mình rất vui khi nói chuyện với bạn)

– Thank you so much. (Cám ơn bạn rất nhiều)

– Have a nice day. (Chúc bạn một ngày vui vẻ!)

– Bye bye. (Tạm biệt)

– I am very happy to meet you. (Mình rất vui khi được gặp bạn.)