Mách bạn cách mở nồi áp suất điện bị kẹt an toàn, tránh bị bỏng

Sử dụng nồi áp suất điện giúp chị em nấu nướng tiện lợi, chế biến các món như hầm, kho, nấu cháo,… nhanh chóng mà vẫn giữ nguyên vị ngon của thực phẩm. Tuy nhiên đôi khi nấu ăn xong, nồi áp suất điện bị kẹt không mở được nắp khiến nhiều chị em hoang mang không biết phải làm sao. Khi gặp tình huống này, nếu xử lý không cẩn thận và đúng cách sẽ rất dễ gây bỏng, nguy hiểm cho người dùng.

Nguyên nhân nào khiến nồi áp suất điện bị kẹt? Cách mở nồi áp suất điện bị kẹt như thế nào? FPT Shop sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.

Tại sao nồi áp suất điện bị kẹt không mở được nắp?

Nồi áp suất nấu chín thức ăn nhờ áp suất hơi nước có bên trong nồi. Khi nước sôi nhưng hơi nước không bị thoát ra ngoài, được giữ lại trong nồi kín tạo thành áp suất, từ đó làm mềm thức ăn nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, đôi khi bạn gặp phải trường hợp nồi áp suất điện đã nấu chín thực phẩm, van xả áp xong và nồi đã nguội dần nhưng loay hoay mãi mà không mở được nắp.

Có một số nguyên nhân khiến nồi áp suất điện bị kẹt như sau.

Áp suất trong nồi cao

Nồi áp suất điện thường khóa nắp nồi khi vẫn còn áp suất bên trong khiến người dùng không thể mở nồi. Khi đó nắp nồi dính chặt với thân, nếu cố mở nắp mà chưa xả áp suất sẽ gây nguy hiểm cho bạn.

Rất hay:  Cách lấy lại nick Facebook cũ - Những điều bạn cần biết

Nồi áp suất điện bị kẹt: do áp suất trong nồi cao

Van xả áp suất bị kẹt

Van xả áp suất là một bộ phận quan trọng trên nồi áp suất cơ và nồi áp suất điện, giúp xả bớt áp suất trong nồi ra ngoài trước khi mở nắp. Một nguyên nhân khác khiến nồi áp suất điện bị kẹt là do bộ phận van xả áp này đã có vấn đề.

Rất có thể van xả áp suất bị kẹt, không hạ xuống khi xả áp dẫn đến áp suất trong nồi vẫn còn nguyên. Bên cạnh đó, nếu không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng và tích tụ nhiều cặn bẩn, van xả áp cũng sẽ hoạt động không hiệu quả và khó xả áp hơn.

Nồi áp suất điện bị kẹt: do van xả áp suất bị kẹt

Gioăng cao su có vấn đề

Vòng đệm cao su hay gioăng cao su ở nắp nồi áp suất điện giúp cho nồi áp suất giữ được kín hơi nhiệt, giúp làm chín thức ăn hiệu quả, nhanh chóng. Nhưng sau một thời gian sử dụng, tháo ra lắp vào để làm sạch, khó mà tránh khỏi tình trạng gioăng cao su bị giãn, khi đóng nắp nồi sẽ không đúng khớp. Điều này khiến nồi áp suất điện bị kẹt, không mở được nắp.

Nồi áp suất điện bị kẹt là do gioăng cao su có vấn đề

Hướng dẫn cách mở nồi áp suất điện bị kẹt

Khi gặp hiện tượng nồi áp suất điện bị kẹt nắp, bạn cần xử lý cẩn thận như sau để đảm bảo an toàn:

Đầu tiên, bạn sử dụng một dụng cụ mỏng và dài, có thể tận dụng đôi đũa nấu ăn chuyên dụng dài. Sau đó, bạn dùng đũa kẹp vào van xả áp nhẹ nhàng kéo lên và xoay về vị trí mở khóa để hơi nóng trong nồi được xả ra ngoài.

Rất hay:  Cách đổi tên iPhone, Bluetooth, AirDrop và Điểm truy cập mạng

Lưu ý, tránh xa luồng hơi nóng thoát ra để tránh gây bỏng. Khi van đã xả hết áp suất bên trong, nồi nguội bớt thì bạn có thể mở nắp nồi.

Cách mở nồi áp suất điện bị kẹt

Lưu ý khi sử dụng để tránh nồi áp suất điện bị kẹt

  • Sau khi nồi áp suất điện nấu chín, hầm mềm thức ăn, bạn cần đợi khoảng 10 – 15 phút rồi mới mở nắp nồi áp suất. Khi đó, áp suất và nhiệt độ trong nồi đã giảm bớt xuống mức an toàn, có thể mở nắp mà không lo nguy hiểm hay bị bỏng.
  • Trong trường hợp cần mở nồi khi áp suất trong nồi còn cao, hãy nhấc van áp suất cho nhiệt xả hết, để nồi nguội rồi mới mở nắp.
  • Thường xuyên vệ sinh bộ phận van xả áp và gioăng cao su sau khi sử dụng để tránh hiện tượng van tích tụ cặn bẩn, kẹt van hay gioăng dính vào nắp khiến nồi áp suất bị kẹt.
  • Trong trường hợp kiểm tra và phát hiện gioăng cao su trên nắp bị rách, hỏng, bạn cần thay mới ngay để nồi áp suất giữ hơi tốt, hoạt động hiệu quả và an toàn.

Hãy thực hiện cách mở nồi áp suất điện bị kẹt theo hướng dẫn trên, xử lý đúng kỹ thuật để tránh gây cháy nổ, nguy hiểm nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Xem thêm:

  • Cách dùng các chế độ nấu trên nồi áp suất điện chi tiết nhất
  • Nồi áp suất bị xì hơi do đâu? Cách xử lý nhanh chóng tại nhà
Rất hay:  Công thức tính nồng độ phần trăm (C%): Bài tập + Lời giải