Chế độ ăn BRAT bao gồm nhóm thực phẩm nhẹ và dễ tiêu hóa nên có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
5. Bổ sung nước cho cơ thể
Triệu chứng nôn và tiêu chảy đi chung với đau dạ dày có thể gây nên tình trạng mất nước. Mất nước không chỉ đề cập đến vấn đề lượng dịch trong cơ thể hao hụt mà còn bao gồm cả sự thất thoát của chất điện giải, yếu tố duy trì sự cân bằng dịch trong cơ thể cũng như sự nhanh nhạy và chính xác của hệ thần kinh.
Bạn có nhiều sự lựa chọn cho việc bổ sung lượng dịch và khoáng chất đã hao hụt, chẳng hạn như:
- Uống nhiều nước khoáng
- Ăn nhiều rau củ quả và trái cây chứa chất điện giải tự nhiên như natri và kali
6. Dùng tinh chất cam thảo chữa đau dạ dày
Cam thảo là một loại thảo dược dân gian có thể hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm đau dạ dày.
Trong trường hợp này, cam thảo, cụ thể hơn là tinh chất của nó, đóng vai trò ngăn chặn sự hình thành của các vết loét ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, tinh chất cam thảo còn hỗ trợ duy trì nồng độ axit trong dịch dạ dày, từ đó hạn chế tình trạng bệnh phát triển nặng hơn.
Tuy nhiên, tinh chất cam thảo cũng có tác dụng phụ là giữ nước, đồng thời gây tăng huyết áp. Do đó, nếu gặp vấn đề về huyết áp hoặc thận, bạn nên cân nhắc khi áp dụng biện pháp này để chữa đau dạ dày.
7. Bị đau bao tử phải làm sao? Sử dụng lô hội
Một nghiên cứu trên chuột vào năm 2011 đã tìm ra khả năng loại bỏ các cơn đau dạ dày bằng cách điều tiết dịch tiêu hóa cũng như đẩy lùi sự hình thành vết loét của nha đam (lô hội). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy sự tương tự giữa cơ chế hoạt động của nha đam trong việc này với các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày thông dụng.
Tuy nhiên, giả thiết này vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu làm bằng chứng thuyết phục hơn để có thể công bố và áp dụng trong thực tiễn.
8. Đau dạ dày nên làm gì? Dùng tinh bột nghệ
Bên cạnh cam thảo, tinh bột nghệ cũng là một vị thuốc dân gian chuyên trị những bệnh lý liên quan đến dạ dày. Curcumin, hoạt chất chứa nhiều trong tinh bột nghệ, có đặc tính kháng viêm cao, đồng thời còn chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, các cơn đau khó chịu đã được làm dịu đáng kể. Ngoài ra, thời gian hồi phục cũng rút ngắn hơn.
Triệu chứng đau dạ dày
Đau dạ dày có xu hướng đi kèm với những triệu chứng thể hiện hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, bao gồm:
Đau vùng thượng vị
Cảm giác đau hay nóng rát ở khu vực thượng vị là triệu chứng đau dạ dày kinh điển nhất. Cơn đau nhanh chóng lan đến những vùng khác như lưng, ngực. Tuy vậy, thực tế, cường độ đau không quá nghiêm trọng.
Đầy hơi chướng bụng
Đầy bụng ngay sau bữa ăn có khả năng là triệu chứng đau dạ dày với nhiều cấp độ khác nhau. Do đó, bạn nên quan sát thêm dấu hiệu này để phán đoán nguyên nhân gây nên, từ đó sớm có biện pháp điều trị kịp thời.