15 Mẫu làm con vật bằng đất nặn cho bé siêu đáng yêu

Làm con vật bằng đất nặn cũng là một hoạt động giải trí, vui chơi giúp bé phát triển trí tưởng tượng và kích thích trí thông minh. Ba mẹ có thể dành thời gian vui cùng con để thực hiện những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu dưới đây!

1Lợi của việc làm con vật bằng đất nặn cho bé

Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo

Lợi ích đầu tiên của việc làm con vật bằng đất nặn chính là rèn luyện tính cẩn thận và khéo léo của các bé. Khi béo tạo hình các con vật cơ tay sẽ hoạt động tương đối nhiều, dần dần sẽ giúp bé có được đôi tay dẻo dai và khéo léo.

Bên cạnh đó, khi nặn con vật bằng đất sét bé sẽ phải làm nhiều chi tiết nhỏ để liên kết lại với nhau. Điều này sẽ giúp bé rèn luyện tính cẩn thận, nặn và ấn để tạo ra được hình dàng như mong muốn.

Đồng thời, việc có đôi bàn tay dẻo dai và tính cẩn thận sẽ có ích rất nhiều đến việc tập viết của bé sau này. Các bé sẽ có được nét chữ chỉnh chu, đẹp mà bố mẹ cũng không quá vất vả khi phải dạy con tập viết.

Kích thích sự sáng tạo

Thêm một lợi ích của làm con vật bằng đất nặn phải kể đến là rèn luyện óc sáng tạo của trẻ. Từ một khối đất hình vuông con có thể sáng tạo ra nhiều vật thể khác nhau, làm sao cho sản phẩm giống với hình mẫu nhất có thể. Điều này bắt buộc các bé phải tận dụng tư duy và sự sáng tạo. Đây cũng là cách giúp ba mẹ dạy bé nhận biết con vật đơn giản và hiệu quả.

Tăng cường phối hợp giữa não và mắt

Khi nặn đất sét thành hình thì những con vật, các bé sẽ phải phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay, mắt và não bộ với nhau. Bé phải sử dụng não bộ để suy nghĩ về hình thù của con vật, dùng mắt để quan sát và sử dụng đôi bàn tay linh hoạt, khéo léo tạo ra con vật như đã tưởng tượng trong đầu.

Việc kết hợp não bộ, tay và mắt sẽ tạo tiền đề cho bé phát triển toàn diện và kích thích khả năng bẩm sinh của bản thân. Chính vì vậy, ba mẹ nên cho các bé làm con vật bằng đất để để tăng nhận thức nhanh và tốt hơn.

Bộ đồ chơi đất nặn 200g 16 màu và 6 dụng cụ Star Kids K-200/16C/6T

Giúp bé học cách phối màu

Làm con vật bằng đất nặn sẽ giúp dạy trẻ nhận biết màu sắc hiệu quả. Ví dụ như hình con gà, mào sẽ có màu đỏ, chân màu vàng, thân màu nâu hoặc màu phớt vàng. Bé sẽ kết hợp quan sát và lựa chọn màu đất nặn phù hợp với con vật mà mình muốn nặn. Từ đó, lâu dần sẽ giúp bé nhận biết được nên kết hợp màu nào với màu nào sẽ phù hợp.

Rèn luyện kỹ năng quan sát

Làm con vật bằng đất sét cũng rèn luyện cho bé khả năng quan sát nhạy bén. Bé sẽ phải quan sát khối đất của mình và làm sao để tạo ra được hình thù mong muốn. Tiếp đó, trong quá trình nhào nặn bé cũng phải tập trung cao độ để quan sát hình mẫu và các chi tiết mà mình đang nặn xem có giống nhau không.

Nếu thiếu đi sự tập trung và kỹ năng quan sát thì con vật mà bé tạo ra sẽ không được đẹp như hình mẫu. Từ đó, lâu dần bé sẽ biết nhìn nhận và quan sát mọi thứ xung quanh để có được những suy nghĩ, tư duy và sáng tạo hơn.

Để bé được giải trí và vui vẻ hơn

Lợi ích cuối cùng của việc làm con vật bằng đất nặn chính là đồ chơi giải trí, món ăn tình thần cho trẻ nhỏ. Dù sao thì đây cũng là một trò chơi giúp các bé được thư giãn, vui chơi, thỏa sức sáng tạo và làm những điều mình muốn.

Vì vậy, trò chơi này sẽ giúp các bé có thời gian thư giãn tại nhà hoặc ngay cả trường học. Khi ba mẹ cùng con vui chơi sẽ khiến tình cảm gia đình trở nên khăng khít, ba mẹ có thể hiểu hơn về con mình và có những phút giây vui vẻ cùng bé.

2Tổng hợp 15 mẫu con vật làm bằng đất nặn siêu đáng yêu

2.1. Tạo hình con trâu

Con trâu chắc chắn sẽ quen thuộc với các bé ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, với một số trẻ thành thị thì đây còn là một động vật khá xa lạ, gây sự tò mò và lạ lẫm. Tạo hình con trâu khá phức tạp nên cần sự khéo léo và tỉ mỉ, do đó ba mẹ hãy hướng dẫn các bé thực hiện nhé!

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Ba mẹ sử dụng đất nặn màu đen và bắt đầu nhào nặn phần thân con trâu hình chữ nhật, các góc cạnh sẽ được bo tròn lại.
  • Bước 2: Làm 4 cái chân, phần đuôi và phần đầu của con trâu rồi liên kết các bộ phận lại với nhau.
  • Bước 3: Sử dụng đất nặn màu đen tiếp tục nặn thêm 2 cái sừng, 2 đôi tai cho con trâu và gắn vào phần đầu.
  • Bước 4: Cuối cùng sử dụng đất nặn màu đen và màu trắng đề làm đôi mắt cho chú trâu, sử dụng que tăm để tạo 2 lỗ làm mũi và miệng cho con trâu là đã hoàn thành làm con vật bằng đất nặn rồi.
Rất hay:  Bật Mí Top 20+ lập luận trong văn nghị luận là gì [Hay Nhất]

Làm con trâu bằng đất nặn

2.2. Tạo hình con bọ

Con bọ chắc nhiều bé chỉ nhìn thấy qua phim ảnh và chưa từng được nhìn thấy ngoài đời. Bởi những con vật này khá nhỏ bé và thường xuất hiện nhiều ở vùng nông thôn nên các bé sống ở thành phố sẽ ít bắt gặp hơn.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Lấy phần đất nặn màu đen để tạo hình cái đầu trong cho con bọ, tiếp theo sử dụng đất nặn màu đỏ để tạo phần thân.
  • Bước 2: Sử dụng cây bút lông màu trắng để vẽ đôi mắt lên phần đầu màu đen của con bọ và sử dụng đất nặn màu đen làm thành 2 con mắt nhỏ màu đen và gắn vào lòng trắng đã được vẽ trước đó.
  • Bước 3: Dùng tăm hoặc bút để kẻ một đường thẳng lên phần thân của con bọ để phân tách thành hai bên như hai cái cánh của con bọ.
  • Bước 4: Nặn thêm một số hạt nhỏ màu đen và gắn lên phần thân, cuối cùng ấn nhẹ vùng dưới mắt lõm vào để tạo thành miệng là đã hoàn thành làm con vật bằng đất nặn.

Làm con bọ bằng đất nặn

2.3. Tạo hình con rùa

Thêm một con vật khác cũng khá đáng yêu đó chính là rùa biển, được rất nhiều bé yêu thích. Tuy nhiên, loài vật này khi nặn bằng đất sét sẽ phải tạo thành nhiều bộ phận riêng lẻ để kết hợp lại với nhau nên cách thực hiện cũng khá phức tạp.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Ba mẹ sử dụng đất nặn màu xanh đậm để làm phần đầu rùa và phần mai rừa, đầu rùa ba mẹ sẽ tạo thành một hình tròn vừa, còn thân rùa sẽ tạo thành hình tròn lớn ấn nhẹ để hơi dẹt xuống.
  • Bước 2: Tiếp tục ba mẹ sẽ sử dụng đất nặn màu xanh nhạt để làm 4 cái chân cho con rùa, sử dụng đất nặn màu vàng để tạo thành các chấm tròn nhỏ dẹt.
  • Bước 3: Ba mẹ gắn tất cả các bộ phận đầu, mai và chân của rùa lại với nhau, cho các chấm màu vàng lên phần mai rùa.
  • Bước 4: Sử dụng cây cọ màu trắng để vẽ 2 con mắt cho rùa, và tạo 2 hình tròn nhỏ để gắn vào phần mắt trắng, ấn nhẹ phần dưới mắt để tạo miệng cho chú rùa là đã hoàn thành.

Làm con rùa bằng đất nặn

2.4. Tạo hình con sâu

Làm con vật bằng đất nặn hình con sâu róm thì quá đơn giản, chỉ với vài bước đơn giản ba mẹ đã có thể hướng dẫn bé tạo ra được một chú sâu siêu đáng yêu, ngộ nghĩnh, chắc chắn bé nào cũng sẽ thích.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Ba mẹ sử dụng đất nặn màu xanh lá và nặn thành 6 hình tròn nhỏ và 1 hình tròn lớn hơn.
  • Bước 2: Gắn các hình trong lại với nhau, hình tròn lớn sẽ được gắn đầu tiên để tạo phần đầu cho chú sâu.
  • Bước 3: Sử dụng một chiếc bút lông màu trắng để vẽ 2 con mắt ở phần đầu, tạo thêm 2 hình tròn nhỏ màu đen để làm con mắt và gắn vào phần lòng trắng.
  • Bước 4: Tiếp tục ba mẹ sử dụng đất nặn màu hồng và tạo thành một sợi dài vừa đủ, gắn phía dưới mắt để tạo thành cái miệng cho chú sâu là đã hoàn thành.

Làm con sâu róm bằng đất nặn

2.5. Tạo hình con chuồn chuồn

Chuồn chuồn là một con vật chắc chắn sẽ rất nhiều bé đã từng được thấy tận mắt, do đó việc tạo hình loài vật này chắc chắn sẽ mang đến sự thích thú cho trẻ. Trong đó, để làm ra được chú chuồn khá đơn giản, phần thân sẽ tương tự như một chú sâu róm.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Ba mẹ sử dụng đất nặn màu xanh đỏ và nặn thành 6 hình tròn nhỏ và 1 hình tròn lớn hơn.
  • Bước 2: Gắn các hình trong lại với nhau, hình tròn lớn sẽ được gắn đầu tiên để tạo phần đầu cho chú chuồn chuồn.
  • Bước 3: Tiếp đó, ba mẹ sẽ lấy đất sét màu vàng và đất sét màu xanh để tạo cánh cho chuồn chuồn và gắn vào phần thân.
  • Bước 4: Sử dụng một chiếc bút lông màu trắng để vẽ 2 con mắt ở phần đầu, tạo thêm 2 hình tròn nhỏ màu đen để làm con mắt và gắn vào phần lòng trắng như vậy là đã hoàn thành làm con vật bằng đất nặn, quá đơn giản phải không nào.

Làm con chuồn chuồn bằng đất nặn

2.6. Tạo hình con heo

Con heo hay còn được gọi là con lợn là một trong những gia súc quen thuộc của nhà nông. Con vật này gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người và có rất nhiều bài hát liên quan như: Ba bà đi bán lợn con, con heo đất,…

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Ba mẹ sử dụng đất nặn màu hồng vào tạo thành một hình tròn để làm phần thân cho con heo.
  • Bước 2: Tiếp đó sử dụng đất nặn màu hồng vào tạo hình thành 4 cái chân rồi gắn phía dưới phần thân.
  • Bước 3: Để làm phần tai cho con heo ba mẹ tạo thành hình tam giác rồi gắn vào phần đầu của con heo.
  • Bước 4: Sử dụng đất nặn màu trắng, tạo hình 2 hình tròn dẹt để làm phần lòng trắng và gắn vào đầu con heo.
  • Bước 5: Nặn 2 hình trong màu đen nhỏ hơn lòng trắng để làm con ngươi và gắn chồng lên phần lòng trắng.
  • Bước 6: Cuối cùng sử dụng đất nặn màu hồng để làm phần mũi gắn ở dưới phần mắt mà ấn 2 lỗ nhỏ là đã hoàn thành.
Rất hay:  12 Cách chữa bệnh trĩ ngoại, trĩ nội tại nhà hiệu quả dứt điểm

Làm con heo bằng đất nặn

2.7. Tạo hình con gấu trúc

Gấu trúc là một loài vật quen thuộc của nhiều trẻ nhỏ, xuất hiện trong rất nhiều câu chuyện, phim hoạt hình nên chắc chắn ai cũng biết. Cách nặn gấu trúc cũng khá đơn giản, ba mẹ có thể hướng dẫn các bé thực hiện.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Ba mẹ nặn hình tròn để làm phần đầu cho chú gấu trúc, nặn thêm một hình tròn màu đen và gắn lên thần đầu nhấn hơi lõm xuống.
  • Bước 2: Sử dụng đất nặn màu trắng và tạo thành 2 hình tròn rồi gắn vào phần mắt màu đen trước đó.
  • Bước 3: Tiếp tục dùng đất nặn màu trắng để làm phần mũi cho gấu trúc, rồi gắn dưới phần mắt, ba mẹ nặn thêm một hình tam giác nhỏ màu đen và gắn vào phần mũi.
  • Bước 4: Nặn một hình tròn màu trắng để làm phần thân và nặn hai hình tròn màu đen để làm phần chân, thêm hai hình trong màu đen nhỏ để làm phần tai và gắn lên phần đầu.
  • Bước 5: Cuối cùng lấy đất nặn màu đen để tạo thành hình tròn và kéo dài ra để làm phần tay của gấu trúc, gắn các bộ phận lại với nhau là đã hoàn thành làm con vật bằng đất nặn vô cùng đơn giản rồi.

Làm con gấu trúc bằng đất nặn

2.8. Tạo hình con tôm

Nếu như nói đến con tôm thì nhiều ba mẹ sẽ nghĩ khó nặn, nhưng thực tế không phải đây nhé! Khi thực hiện bạn nên đơn giản các bộ phận để giúp trẻ dễ thực hiện hơn. Dù khá đơn giản, nhưng khi ra thành quả chỉ cần nhìn thôi là các bé có thể nhận ra được đó là con tôm.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Ba mẹ sử dụng đất sét màu đỏ làm làm con tôm hùm, đầu tiên sẽ nặn 4 hình tròn để làm phần thân và gắn lại với nhau.
  • Bước 2: Tiếp theo nặn một hình tròn lớn hơn đề làm phần đầu tôm rồi gắn vào phần thân, tạo một cái đuôi cho con tôm.
  • Bước 3: Sử dụng đất nặn màu để để làm 2 chiếc càng và 2 chiếc râu tôm, sau đó dùng đất nặn trắng để làm phần mắt và gắn vào phần đầu rồi nặn 2 hình tròn nhỏ màu đen và gắn vào phần lòng trắng là đã hoàn thành.

Làm con tôm bằng đất nặn

2.9. Tạo hình con voi

Chú voi con là một loài vật gắn liền với tuổi thơ của các bé khi xuất hiện ở rất nhiều trong các câu chuyện, bài hát. Để nặn con voi bằng đất sét cũng khá đơn giản, chỉ với một vài thao tác ba mẹ và bé có thể hoàn thành được một chú voi con siêu đáng yêu.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Đầu tiên ba mẹ và bé cần một miếng đất nặn màu hồng, nặn hình trong thon vừa phải để làm phần thân.
  • Bước 2: Tiếp đến nặn 4 hình trong nhỏ hơn để làm phần chân, nặn hình tròn to để làm phần đầu cho chú voi.
  • Bước 3: Sau đó sử làm một hình tròn dẹt to để làm 2 cái tai và một hình tròn dài để làm ngà voi, rồi gắn tất cả các bộ phận lại với nhau.
  • Bước 4: Cuối cùng ba mẹ sử dụng đất sét màu trắng để làm phần lòng trắng và đất sét màu đen để làm phần tròng đen rồi gắn lên đầu con voi là đã hoàn thành làm con vật bằng đất nặn cho bé.

Làm con voi bằng đất nặn

2.10. Tạo hình con cá

Cá là một trong những con vật dễ nặn nhất mà ba mẹ có thể hướng dẫn bé thực hiện. Loài cá có nhiều màu sắc phong phú và có đa dạng về chủng loại nên chắc chắn sẽ giúp bé cảm thấy thú vị và thích khám phá.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Ba mẹ sử dụng miếng đất nặn màu hồng để làm phần thân cho chú cá theo hình tròn elip dẹt.
  • Bước 2: Cũng là đất nặn màu hồng ba mẹ sẽ tạo 2 hình tròn elip nhỏ, 1 hình tam giác nhỏ để làm phần mang cá và gắn vào phần thân.
  • Bước 3: Tiếp đó ba mẹ lại nặn một hình tam giác lớn hơn để làm phần đuôi và sử dụng tăm để tạo các đường thẳng ở đuôi cá.
  • Bước 4: Sau đó, ba mẹ tiếp tục nặn một sợi dây dài để ngăn cách giữa phần đầu và phần thân cá, tạo các hình tròn nhỏ nhiều màu sắc để gắn lên phần thân làm vảy cá.
  • Bước 5: Sử dụng các đất nặn nhiều màu sắc khác nhau để làm phần mắt là đã hoàn thành một chú cá siêu đáng yêu.

Làm con cá bằng đất nặn

2.11. Tạo hình con chó

Tiếp đến là tạo hình chú chó siêu đáng yêu mà chắc chắn bé nào cũng đã từng bắt gặp. Với con vật này sẽ có khá nhiều chi tiết và cách làm cũng khá phức tạp. Nhưng ba mẹ có thể giúp bé tạo hình những chú chó có ngoại hình đơn giản nhưng vẫn rất bắt mắt qua các bước sau.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Ba mẹ sử dụng đất nặn màu nâu để làm chú chó, phần thân sẽ nặn hình chữ nhật nhưng cách góc cạnh sẽ được bo tròn lại.
  • Bước 2: Nặn một cái đuôi dài và gắn và phần thân, tạo 4 cái chân dài gắn vào phía dưới thân, 4 cái chân không cần gắn thẳng đứng mà có thể hơi xiên về phía trước để nhìn tự nhiên hơn.
  • Bước 3: Tạo một hình tròn elip, một bên sẽ nặn thon lại để trông giống với phần đầu của chú chó, tạo thêm 2 cái tai dài ở hai bên.
  • Bước 4: Cuối cùng sử dụng đất nặn màu trắng, đen và xanh xen kẽ nhau tạo thành một hình trong để làm đôi mắt là đã hoàn thành làm con vật bằng đất nặn siêu đơn giản.
Rất hay:  Hạn mức tín dụng là gì? Tiết lộ 3 mẹo giúp tăng hạn mức thẻ tín dụng

Làm con chó bằng đất nặn

2.12. Tạo hình con thỏ

Nếu bé mới lần đầu tập nặn thì những con vật đơn giản như thỏ sẽ không đòi hỏi quá nhiều về kỹ năng nên các bé có thể dễ dàng thực hiện. Những chú thỏ trắng dễ thương chắc chắn sẽ khiến các bé cảm thấy thích thú.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Đầu tiên ba mẹ sẽ chọn đất nặn màu trắng để nặn một hình tròn để làm phần đầu thỏ, 2 hình tròn elip để làm phần tai, thêm 2 hình trong elip để làm phần tay, 2 hình tròn nhỏ để làm phần chân.
  • Bước 2: Ba mẹ tiếp tục sử dụng đất nặn trắng để tạo ra một hình vuông vào các góc cạnh sẽ được bo tròn lại, sau đó liên kết các bộ phận của chú thỏ lại với nhau.
  • Bước 3: Giờ ba mẹ chỉ cần thêm một số chi tiết như đôi mắt, 2 má hồng là đã hoàn thành được một chú thỏ siêu đáng yêu mà rất đơn giản.

Làm con thỏ bằng đất nặn

2.13. Tạo hình con sao biển

Sao biển xuất hiện ở các bãi biển, thường có 5 cánh tương tự như hình ngôi sao và cũng rất dễ để nặn nên các ba mẹ có thể hướng dẫn bé thực hiện. Loài vật này có rất nhiều màu sắc khác nhau và trông rất bắt mắt nên chắc chắn bé sẽ cảm thấy hứng thú.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Đầu tiên ba mẹ sử dụng một miếng đất nặn có màu sắc bất kỳ, nặn thành một hình trong dẹp, sau đó sử dụng que tăm hoặc những cây bút để vẽ thành 5 cánh như hình ngôi sao và tách các phần viền bên ngoài ra.
  • Bước 2: Tiếp đó ba mẹ sử dụng đất nặn màu trắng và màu đen để làm mắt, miệng cho con sao biển là đã hoàn thành rồi.

Làm con sao biển bằng đất nặn

2.14. Tạo hình con cua

Cũng như nhiều con vật khác, cua được biết đến ở rất nhiều câu chuyện hay những bộ phim hoạt hình gắn liền với tuổi thơ của các bé. Do đó, khi ba mẹ hướng dẫn bé tạo hình các chú cua chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Ba mẹ sử dụng đất nặn màu đỏ để làm thân và càng của chú cua, phần thân ba mẹ sẽ nặn thành hình tròn dẹt.
  • Bước 2: Tiếp đó nặn thêm 8 cái càng cua nhỏ và 2 cái càng mua lớn, rồi gắn vào phần thân, sử dụng màu đất nặn màu trắng và xanh để làm mắt và miệng cho chú cua làn đãn hoàn thành làm con vật bằng đất nặn rồi đó.

Làm con cua bằng đất nặn

2.15. Tạo hình con ốc sên

Ốc sên là một con vật cuối cùng trong danh sách mà AVAKids muốn hướng dẫn ba mẹ và các bé thực hiện. Loài vật này nhìn thì có vẻ khác cầu kỳ với phần vỏ ốc, nhưng khi nặn có thể biến tấu đơn giản hơn nhưng vẫn tạo ra một chú ốc sên siêu dễ thương.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Đầu tiên ba mẹ sử dụng đất nặn vào xanh lá và tạo thành một hình trong elip dài, nặn thêm 2 cái tai ở phía trên.
  • Bước 2: Sử dụng đất nặn màu vàng cũng tạo ra một hình elip dài rồi cuộn tròn lại để tạo thành vỏ ốc và gắn vào phần thân ốc.
  • Bước 3: Dùng đất nặn màu đen và trắng để làm mắt cho ốc sên và tạo các hình trong nhỏ để gắn vào phần thân là đã hoàn thành.

Làm con ốc sên bằng đất nặn

3Những lưu ý khi tạo hình con vật bằng đất nặn

Nặn đất sét là một trò chơi mang đến nhiều lợi ích dành cho các bé, tuy nhiên nếu không được lựa chọn cẩn thận thì trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng gây ngộ độc nghiêm trọng cho các bé.

  • Ba mẹ nên chọn đất nặn có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng, thành phần không chứa chất độc hại, đạt chuẩn về chất lượng.
  • Chọn đất sét chất liệu đất sét phù hợp với các bé, tốt nhất ba mẹ nên chọn loại mềm dẻo để các bé dễ dàng thao tác do tay chưa có nhiều lực.
  • Sau khi chơi xong, ba mẹ nhớ rửa tay kỹ cho còn bằng xà phòng để đảm bảo an toàn với sức khỏe của bé.
  • Với những bé nhỏ tuổi ba mẹ nên theo sát và quan tâm, để hạn chế bé cho đất sét vào miệng vì chưa phân biệt được.

Sữa rửa tay SapoNello trẻ em hương quả mơ chai 300 ml

4Đôi lời từ AVAKids

Bài viết trên AVAKids đã giới thiệu đến ba mẹ cách làm con vật bằng đất nặn chi tiết nhất. Hy vọng với những thông tin trên ba mẹ và bé sẽ tạo được nhiều con vật đáng yêu và ngộ nghĩnh và gắn kết thêm tình cảm gia đình.

Hà Trang tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm