Cách ngồi thiền kiết già là điều hoàn toàn không dễ dàng gì. Đặc biệt với người trưởng thành hay người cao tuổi. Họ thường sẽ nhanh chóng bị đau ngay khi thực hiện động tác này. Sau một thời gian sẽ dần xuất hiện những cơn đau nhức cơ.
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người đã tìm đến các phương pháp như ngồi thiền. Họ muốn rèn luyện khả năng tĩnh tâm và tính kiên nhẫn hơn. Phương pháp này phù hợp với rất nhiều đối tượng khác nhau nếu bạn biết cách ngồi chuẩn. Vậy bạn đã biết cách ngồi thiền kiết già chưa?
1. Ngồi kiết già là gì và cách ngồi thiền kiết già cơ bản
Ngồi kiết già hay còn được gọi là tư thế ngồi hoa sen. Bạn sẽ thực hiện cách ngồi này bằng cách xếp bằng như bình thường. Sau đó dùng hai bàn tay nắm chân phải và từ từ gấp chân lại. Sau đó đặt bàn chân lên trên đùi trái. Còn gót chân ép sát vào bụng, lòng chân thì ngửa lên trên trời.
Lúc này dùng hai ngón tay để nắm bàn chân trái gấp lại. Đặt chân trái lên đùi phải và kéo nhẹ gót chân vào bụng. Lưu ý bàn chân lúc này nên ngửa lên trời. Trong ba tư thế thiền thường thấy thì đây là tư thế khó nhất. Nó đòi hỏi bạn nên có sự kiên trì tập luyện và chịu đựng những cơn đau nhức ban đầu.
2. Cách ngồi thiền kiết già không đau
2.1. Chuẩn bị
- Trước khi ngồi thiền kiết già, bạn hãy thực hiện động tác thiền ở chân. Bạn có thể thực hiện nó bằng cách ngồi thoải mái rồi duỗi hai chân ra. Nắm hờ hai bàn tay, sau đó vỗ từng chân với lực vừa phải từ đùi đến cổ chân và tiếp tục theo chiều ngược lại. Bạn thực hiện động tác khoảng 10 đến 20 vòng là được.
- Sau đó, xòe 2 bàn tay ra. Bóp từng chân một theo một chiều từ phía trên đùi đến dưới 2 bàn chân và dùng một lực vừa phải.
- Tiếp theo, dùng 2 tay để vuốt khí ở chân. Bạn vuốt từ dưới lên từ bàn chân lên đến đùi với mặt trong của chân. Còn mặt ngoài thì bạn vuốt từ trên xuống đi theo chiều di chuyển của kinh lạc ở trên chân.
- Bây giờ, hãy dùng 2 bàn tay để chà xát lại và xoa nóng. Hoặc cũng có thể vỗ lên đầu gối. Điều này sẽ giúp mở dầm phần khớp gối.
- Với cổ chân hoặc mắt cá chân, hãy nắm hờ tay, đấm nhẹ lên vị trí đó để làm thông dịch ở mắt cá chân.
2.2. Cách thực hiện
Để thực hiện tư thế kiết già hãy nắm chặt tay rồi đấm mạnh vào trong lòng bàn chân. Lúc này, bạn hãy tìm đến vị trí huyệt Dũng Tuyền nằm ở điểm lõm. Nó thường xuất hiện ở ⅓ lòng bàn chân. Tiếp tục để cho ngón tay vuông góc 90 độ, 4 ngón tay còn lại sẽ giữ chắc bàn chân. Sau đó nhấn sâu vào huyệt Dũng Tuyền. Khi nhấn vào bạn hãy giữ khoảng 10 giây. Đến khi cảm thấy chân tê, ấm nóng thì hãy dùng ngón tay day từ trái sang phải. Làm tương tự như vậy 2 bên chân, mỗi chân khoảng 3 lần.
Trước khi thực hiện tu thế ngồi thiền kiết già, bạn duỗi chân và khép 2 chân sát lại. Dùng hai tay chống ra sau để đỡ lưng. Sau đó tiếp tục mở khớp cổ chân bằng cách chĩa căng mũi chân thẳng về phía trước. Sau đó, gập ngược lại và hướng ngón chân về phía người. Bạn thực hiện động tác này khoảng 10 đến 20 lần.
2.3. Mở chân bằng vai
Tiếp đến, bạn mở chân ra rộng bằng vai, hướng 2 mũi bàn chân sang 2 bên rồi xoay lại. Sau đó hướng cho 2 mũi chân chạm vào nhau. Thực hiện động tác này khoảng từ 10 đến 20 lần.
Sau đó, bạn xoay 2 bàn chân theo hình vòng tròn nhưng vẫn cố định đùi, đầu gối ở trên mặt sàn. Dùng tay trái nắm chân phải và xoay cổ chân phải nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Với chân còn lại bạn cũng thực hiện tương tự.
3. Lưu ý khi thực hiện cách ngồi thiền tư thế kiết già
- Đừng cố gắng tự học tập ngồi 1 mình.Tốt nhất là nên tìm hiểu, học hỏi tư thế này từ một giảng viên có trình độ và mức độ hiểu biết nhất định. Những người đó có thể cung cấp cho bạn hướng dẫn cũng như chỉ dẫn khi thực hành nó một mình.
- Chỉ thực hiện tư thế này khi bạn đã thành thạo cách ngồi thiền bán kiết già với điều kiện lưng phải thẳng. Ngoài ra khi thực hiện cũng không được dựa vào tường. Nếu chưa được thì bạn nên tiếp tục tập tư thế bán già đến khi đã thành thạo và có thể ngồi thoải mái.
- Để quá trình ngồi thiền được hiệu quả thì hãy cố gắng hoàn thành tất cả các công việc trong ngày để an tâm hơn. Ngồi thiền cũng là một nghệ thuật nên sẽ cần tắm rửa sạch sẽ để cơ thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Dù bạn thực hiện tư thế thiền nào thì cũng phải giữ cho lưng thật thẳng. Đó cũng chính là điểm cốt yếu của tư thế thiền song song với trạng thái tĩnh tâm. Lợi ích của việc ngồi thiền không biểu hiện tức thì. Do đó nếu chưa có kết quả đừng hoài nghi cách ngồi thiền kiết già của mình không đúng. Chúc bạn có được những giây phút tĩnh tâm và thư giãn.