Nhắm mắt nhưng không ngủ được, làm sao để khắc phục? – Vua Nệm

Dù rất mệt mỏi nhưng bạn vẫn không tài nào ngủ được? Không gian phòng ngủ rất thoải mái, hoàn toàn yên tĩnh nhưng bạn vẫn không thể ngon giấc? Hàng đêm bạn đều nằm xuống, nhắm mắt nhưng không tài nào ngủ được. Nguyên nhân của triệu chứng khó ngủ này là do đâu? Hôm nay, Vua Nệm sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được mà nhiều người đã và đang gặp phải nhé!

1. Một số biểu hiện của chứng khó ngủ, mất ngủ

Đối với cơ thể chúng ta, giấc ngủ có vai trò quan trọng không kém gì thức ăn, nước uống hay không khí. Trong quá trình ngủ, cơ thể sẽ tự sửa chữa và phục hồi những “hỏng hóc”, giúp ta tái tạo năng lượng để ngày hôm sau có thể hoạt động mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, vì rất nhiều nguyên nhân mà một số người sẽ gặp phải triệu chứng khó ngủ, mất ngủ. Cụ thể, triệu chứng này có các biểu hiện sau:

  • Ngủ chập chờn và rất khó vào giấc.
  • Ngủ không sâu, thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại.
  • Người mệt mỏi, uể oải sau khi ngủ dậy, đau đầu, tư duy không nhạy bén, phản xạ kém.
  • Ngủ ít hơn so với thời lượng ngủ cần thiết của độ tuổi.
Người bị mất ngủ rất khó vào giấc và thường ngủ chập chờn
Người bị mất ngủ rất khó vào giấc và thường ngủ chập chờn

2. Một số nguyên nhân nhắm mắt nhưng không ngủ được

Nhắm mắt nhưng không ngủ được có rất nhiều nguyên nhân. Sau đây là một số lý do khiến nhiều người dù mệt mỏi nhưng vẫn không thể ngủ ngon giấc:

2.1. Môi trường ngủ không đảm bảo

Một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể là do môi trường ngủ. Cụ thể:

  • Do phòng ngủ quá ngột ngạt, bí bách, không khí không lưu thông.
  • Do nhiệt độ phòng không thích hợp, có thể quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Do ánh sáng trong phòng ngủ quá chói hoặc chập chờn gây khó chịu cho mắt.
  • Do tư thế nằm ngủ gây cảm giác không thoải mái.
  • Do tiếng ồn xung quanh quá lớn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Do chăn gối và đệm không thoải mái, khiến người nằm cảm thấy khó chịu dẫn đến mất ngủ.
Mất ngủ do ánh sáng phòng ngủ quá mạnh
Mất ngủ do ánh sáng phòng ngủ quá mạnh

2.2. Sinh hoạt thường ngày của bạn không lành mạnh

Một số thói quen sinh hoạt thường ngày kém lành mạnh cũng là nguyên nhân khiến bạn nhắm mắt nhưng không ngủ được. Các thói quen này cụ thể gồm:

  • Uống trà, cà phê, bia rượu trước giờ đi ngủ. Mặc dù bia rượu có thể khiến mọi người ngủ nhanh hơn nhưng trên thực tế chất lượng giấc ngủ của người dùng bia rượu sẽ không cao. Đặc biệt, sau khi thức dậy bạn có thể bị đau đầu, mỏi mệt.
  • Sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, laptop trước giờ đi ngủ. Điện thoại, máy tính,… thường phát ra ánh sáng xanh có thể khiến não bộ hiểu lầm rằng vẫn đang là ban ngày và giảm lượng hormone điều tiết giấc ngủ melatonin. Ngoài ra, việc dùng điện thoại trong bóng tối cũng khiến mắt bị mỏi, đau rát khi nhắm mắt và lâu dẫn sẽ dẫn đến việc bị cận thị.
Rất hay:  Rất Hay Top 20+ unfpa là gì [Tuyệt Vời Nhất]

2.3. Do ăn nhiều chất béo

Nhiều người thường có thói quen ăn nhiều các món chiên xào trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn có biết chất béo động vật khi đưa vào cơ thể sẽ khiến các cơ quan phải lao động cật lực hơn? Để đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể chúng ta, bộ máy trao đổi chất sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân bạn thường thấy khát nước, bồn chồn và nhắm mắt nhưng không ngủ được vào ban đêm.

Ăn nhiều chất béo cũng là nguyên nhân gây khó ngủ
Ăn nhiều chất béo cũng là nguyên nhân gây khó ngủ

2.4. Mất ngủ do tuổi tác

Khi tuổi tác của chúng ta nhiều thêm, các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ yếu dần đi. Và giấc ngủ của bạn cũng sẽ không còn được đảm bảo như khi ta còn trẻ. Khi có tuổi, mọi người sẽ khó vào giấc hơn, ngủ thường chập chờn và tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được cũng xảy ra thường xuyên hơn.

Nguyên nhân gây ra những triệu chứng này là do khi người ta già đi, lượng hormone giúp tái tạo giấc ngủ trong cơ thể cũng sẽ giảm xuống. Với những người ngoài 60 tuổi, lượng hormone này sẽ giảm xuống khoảng 80%. Vậy nên những người già thường rất khó ngủ ngon, chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo và dễ gặp các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ.

2.5. Do một số vấn đề tâm lý

Một nguyên nhân nữa khiến nhiều người gặp tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được là do các vấn đề về tâm lý. Nếu mắc phải một số hội chứng tâm lý dưới đây, bạn có thể bị mất ngủ:

  • Hội chứng rối loạn lo âu: Người mắc hội chứng này sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng và bồn chồn. Khi não liên tục ở trong tình trạng này, bạn sẽ rất khó đi vào giấc ngủ. Người mắc hội chứng rối loạn lo âu ngay cả trong thời gian ngủ cũng luôn rất tỉnh táo.
  • Suy nhược thần kinh: Khi bị suy nhược thần kinh người bệnh thường mất ngủ trong thời gian dài. Thiếu chất và áp lực công việc là hai nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng này.
  • Trầm cảm, stress: Một trong những lí do khiến mọi người mắc chứng trầm cảm là do mất ngủ. Ngoài ra, áp lực công việc, căng thẳng vì gia đình, cuộc sống,… cũng làm hệ thần kinh của chúng ta chịu ảnh hưởng xấu. Khi bị trầm cảm hoặc stress, hormone điều chỉnh nhịp sinh học sẽ bị thay đổi và gây rối loạn giấc ngủ của bạn.
Rất hay:  Cách chỉnh kích thước ô trong Excel 2010: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z
Mất ngủ do rối loạn lo âu
Mất ngủ do rối loạn lo âu

2.6. Do ngủ trưa quá nhiều

Một trong những nguyên nhân tiếp theo khiến mọi người nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể là do bạn đã ngủ trưa quá nhiều. Theo các nghiên cứu thì chúng ta chỉ nên ngủ trưa từ 30 phút đến 1 tiếng. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục năng lượng. Nếu bạn ngủ trưa quá lâu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và ban đêm khó chìm vào giấc ngủ hơn.

3. Nhắm mắt nhưng không ngủ được có gây nguy hiểm cho sức khỏe không?

Việc thiếu ngủ trong thời gian dài chưa bao giờ là điều tốt đối với cơ thể. Nếu mất ngủ kéo dài, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi dù bạn đang nhắm mắt nghỉ ngơi thì các cơ quan khác trong cơ thể vẫn đang miệt mài làm việc. Nếu không ngủ, cơ thể chúng ta sẽ không được nghỉ ngơi, không thể tự phục hồi năng lượng cũng như đào thải các độc tố ra ngoài. Và mất ngủ lâu dài sẽ dẫn đến các hệ lụy sau đây:

  • Mất tập trung, suy giảm hiệu suất làm việc.
  • Sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng, trầm cảm, rối loạn tâm lý.
  • Tăng cân.
  • Tăng huyết áp.
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Gây hại cho da.
Mất ngủ gây ra rất nhiều hệ lụy cho cơ thể
Mất ngủ gây ra rất nhiều hệ lụy cho cơ thể

4. Cách khắc phục “vấn nạn” nhắm mắt nhưng không ngủ được

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là tình trạng rất khó chịu đối với nhiều người. Do đó, việc khắc phục trình trạng này luôn được rất nhiều người quan tâm. Vậy làm thế nào để vượt qua những đêm nhắm mắt nhưng không ngủ được? Sau đây là một số mẹo hay giúp bạn ngủ ngon hơn:

4.1. Sử dụng chăn gối nệm phù hợp

Chăn ga gối nệm là những người bạn đồng hành không thể thiếu đối với giấc ngủ ngon. Do đó, nếu khó ngủ, mất ngủ bạn có thể tìm hiểu xem liệu vấn đề có thể nằm ở bộ chăn đệm bạn đang sử dụng hay không.

Để có một giấc ngủ ngon, hãy lựa chọn nệm và chăn gối thật chất lượng. Hãy chọn mua sản phẩm được phân phối tại các đại lý uy tín như Vua Nệm. Những bộ chăn ga gối nệm phù hợp, chất lượng cao, êm ái chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một không gian ngủ đảm bảo, giúp bạn có thể ngủ ngon giấc hơn mỗi đêm.

Rất hay:  Cách tính tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ theo quy định [Mới 2023]

Tùy theo nhu cầu sử dụng, đối tượng nằm, diện tích phòng ngủ mà bạn có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất. Nếu người nằm nệm là trẻ em, bạn nên lựa chọn các mẫu nệm có chất liệu cao su thiên nhiên với độ dày từ 3-5cm, ví dụ như nệm cao su Gummi Classic, nệm cao su Liên Á Classic,… Nếu yêu thích mẫu nệm dày, bạn có thể chọn mua các sản phẩm như nệm lò xo túi độc lập Amando Orlando, nệm Lò xo Goodnight 4Stars,… Về chăn ga gối, bạn có thể lựa chọn các thương hiệu như Everon, Homy, Pyeoda,…

Chọn chăn ga gối đệm chất lượng giúp giấc ngủ ngon hơn
Chọn chăn ga gối đệm chất lượng giúp giấc ngủ ngon hơn

4.2. Sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ

Trên thực tế, việc nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể đến từ một số bệnh lý khác nhau. Cụ thể như các bệnh về xương khớp, dạ dày, tiểu đường,… Do đó, nếu nguyên nhân thực sự đến từ những bệnh lý này thì người bệnh chỉ cần điều trị các bệnh trên thì chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện.

Ngoài ra, nếu nguyên nhân là do rối loạn giấc ngủ, trầm cảm,… thì hãy đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân các loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ phù hợp. Việc sử dụng thuốc cùng các liệu pháp điều trị phù hợp sẽ giúp chất lượng giấc ngủ của bạn được cải thiện một cách hiệu quả nhất.

4.3. Sử dụng các liệu pháp tâm lý

Việc sử dụng các liệu pháp tâm lý có tác dụng vô cùng hiệu quả đối với tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được. Bạn có thể tham khảo các liệu pháp như thiền, ngâm chân với nước ấm, massage,… Hầu hết các phương pháp này đều rất đơn giản và thích hợp với tất cả mọi người. Do đó, nếu đang gặp tình trạng mất ngủ bạn có thể chọn cho mình một liệu pháp phù hợp và kiên trì thực hiện nhé.

Massage là một trong những liệu pháp giúp ngủ ngon hơn
Massage là một trong những liệu pháp giúp ngủ ngon hơn

Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu về tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được mà nhiều người gặp phải. Hy vọng rằng với bài viết này, bạn đọc sẽ không còn băn khoăn về tình trạng này. Hãy áp dụng các biện pháp mà chúng tôi gợi ý để khắc phục tình trạng khó ngủ, mất ngủ mà bạn đang gặp phải nhé.

>>>Đọc thêm:

  • Thuốc ngủ liều mạnh là gì? Phụ thuộc vào thuốc có tác hại gì?
  • Uống thuốc ngủ thảo dược có hại không? Tác dụng phụ ra sao?