Dấu hiệu mang thai (có bầu): Cách nhận biết có thai ngay tuần đầu

Những thay đổi của cơ thể thường khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng, bồn chồn vì không biết có phải mình đã có thai hay không. Những dấu hiệu mang thai dưới đây sẽ giúp chị em nắm rõ các cách nhận biết mang thai ngay từ những tuần đầu tiên để có thể chủ động hơn trong kế hoạch chăm sóc thai kỳ và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Diệu mang thai và cách nhận biết đã có thai

Để biết mình đã mang thai hay chưa chị em thường dùng que thử thai sau khi chậm kinh 3-5 cho kết quả nhanh và khá chính xác. Tuy nhiên chỉ với một số thay đổi của cơ thể, từ những triệu chứng thường gặp như đau bụng, buồn nôn, ra máu báo thai… đến các thay đổi nhỏ như đầy hơi, đi tiểu nhiều, thèm ăn… cũng có thể là dấu hiệu báo tin vui đến sớm, chị em chỉ cần chú ý chút là nhận ra ngay.

Tham khảo ý kiến từ ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân – Bác sĩ sản phụ khoa Tổ hợp y tế Mediplus cho biết về một số các biểu hiện thay đổi cơ thể báo hiệu bạn đã có thai chị em có lưu ý nhận biết sớm:

1. Chậm kinh dấu hiệu có thai sớm

Chậm kinh là một trong những dấu hiệu mang thai rõ nhất. Thực tế, đối với những người có kinh nguyệt đều,nếu quan hệ không dùng biện pháp tránh thai trong thời gian rụng trứng thì 2 tuần sau sẽ nhận được kết quả. Tới chu kỳ kinh nguyệt trong tháng tiếp theo mà chậm khoảng 3 ngày thì khả năng cao là đã có thai.

2. Chảy máu báo thai sau thời gian có quan hệ

Khoảng 6 – 12 ngày sau khi thụ tinh thì phôi thai sẽ bắt đầu làm tổ vào thành tử cung. Khi đó thai vùi vào lớp nội mạc tử cung, hiện tượng này có thể gây vỡ một số mạch máu nhỏ và gây chảy máu. Máu báo thai xuất hiện và chỉ kéo dài vài giờ đến khoảng 3 ngày, có màu hồng hoặc nâu sẫm thay vì màu đỏ và đau bụng ít hơn bình thường.

Bạn cần biết:

  • Máu báo thai ra nhiều hay ít?

3. Vùng ngực có cảm giác cứng căng tức

Khi mang thai, nồng độ hormone hCG tăng cao gây ra các thay đổi ở vùng ngực như sưng, đau, núm vú sẫm màu và nhô ra, quầng vú to hơn, đây cũng là dấu hiệu có thai sớm mà chị em nên lưu ý vì giống với triệu chứng sắp đến kỳ kinh nguyệt.

4. Đau vùng bụng âm ỉ cũng là dấu hiệu sớm

Những cơn đau bụng âm ỉ giống với đau bụng kinh xảy ra khi thụ thai thành công và làm tổ thành tử cung. Lúc này chị em sẽ cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới nhưng không liên tục chia thành 3 – 5 lần trong ngày và kéo dài đến ngày thứ 6.

Xem thêm:

  • Đau bụng dưới khi mang thai là do đâu?

5. Xuất hiện dịch tiết ở âm đạo

Các chị em có thể nhận biết có thai hay không dựa vào đặc điểm khí hư. Khí hư ở giai đoạn đầu mang thai có thể hơi ngả vàng do nội tiết tố thay đổi nhằm thích ứng với việc thai nhi tạo tổ trong tử cung và thường không có mùi. Một số trường hợp, khí hư có mùi hăng nhẹ nhưng không gây ngứa vùng kín.

6. Buồn nôn hoặc nôn cũng là dấu hiệu có bầu

Buồn nôn và nôn trong thai kỳ xảy ra ở 85% thai phụ, là dấu hiệu mang thai khá rõ ràng. Thời điểm bắt đầu triệu chứng này thường là trong khoảng thai 5 – 6 tuần, nặng nhất là vào tuần thứ 9, khoảng 85 – 90% thai phụ hết nghén trước 16 tuần.

Rất hay:  Rất Hay Top 20+ crp hs là gì ? Đầy đủ nhất

7. Tâm trạng mệt mỏi khó ở cũng là biểu hiện

Hormone sinh dục progesterone có thể gia tăng mạnh mẽ để duy trì thai kỳ và giúp thai nhi phát triển, nhưng cũng sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất khiến người mẹ cảm thấy mệt mỏi.

8. Đi tiểu với tần suất nhiều lần trong ngày

Dấu hiệu mang thai sớm còn biểu hiện qua việc đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân do tử cung của mẹ phát triển và căng ra để chứa thai nhi, gây áp lực lên bàng quang và Hormone thai kỳ hCG khiến lượng chất lỏng trong cơ thể tăng lên và thận hoạt động hiệu quả hơn khiến mẹ bầu đi tiểu hơn bình thường.

9. Đầy hơi, táo bón khi có thai

Đầy hơi là tình trạng phổ biến khi phụ nữ mang thai và do nhiều nguyên nhân. Các chất nội tiết relaxin và progesterone giúp kéo giãn cơ vùng chậu trong thời gian chuyển dạ đồng thời gây nên táo bón.

Bên cạnh đó, tử cung to lên sẽ chiếm nhiều không gian hơn trong vùng chậu dễ khiến chị em cảm thấy đầy bụng.

Tình trạng táo bón cũng khiến các mẹ bầu lo lắng, xảy ra do thai nhi hấp thụ lượng nước trong thức ăn đến ruột khiến phân của mẹ khô, thậm chí tích tụ lâu ở trực tràng, gây ra khí và đầy bụng đi kèm với táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác.

10. Khó thở, thở hụt hơi dấu hiệu mang thai

Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiền, nồng độ hormone progesterone kích thích hoạt động hô hấp có sự biến đổi, làm cho chị em thở nhanh hơn nên cảm giác như bị khó thở. Đồng thời lúc này, cấu trúc của cơ hoành giãn ra thêm đến 4cm so với bình thường gây ra tình trạng hụt hơi, khó có thể thở sâu.

11. Triệu chứng có thai khiến huyết áp tăng chóng mặt

Khi mới mang thai, cơ thể phụ nữ khó tránh khỏi những thay đổi nội tiết tố, điều này làm giãn nở các thành mạch máu có thể gây hạ huyết áp khiến phụ nữ mang thai chóng mặt, choáng váng. Chị em cần lưu ý dấu hiệu mang thai này vì dễ khiến ngất xỉu, đi đứng không vững, mất thăng bằng, té ngã. Ngoài ra, nếu bị ốm nghén, cơ thể thiếu dinh dưỡng cũng có thể làm các mẹ mệt mỏi và chóng mặt.

12. Thường xuyên bị chuột rút tuần đầu mang thai

Thông thường, những cơn chuột rút nhẹ xảy ra ở bụng, xương chậu hoặc vùng thắt lưng khi phôi thai bám vào thành tử cung, có thể kéo dài trong vài ngày với tần suất khác nhau ở mỗi người.

13. Thèm ăn là dấu hiệu mang bầu sớm

Ở thời kỳ đầu, mẹ bầu thường thấy thèm ăn hơn một thực phẩm cụ thể và còn có thể cảm giác vị kim loại trong miệng, nhạy cảm hơn với mùi thức ăn.

14. Đau đầu và đau lưng cũng là dấu hiệu có thai

Những cơn đau, nhức mỏi thường xuất hiện ở phần dọc sống lưng do dây chằng ở phần lưng giãn nhẹ để giúp thích nghi với sức lớn dần của tử cung trong bụng của mẹ. Yếu tố tinh thần lo lắng quá mức hoặc môi trường sống nhiều tiếng ồn, thiếu dinh dưỡng… cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu, đau nửa đầu ở mẹ.

Rất hay:  Top 19+ bài viết: cách làm rau cải cúc xào mới nhất - lagroup.edu.vn

15. Nhiệt độ cơ thể tăng

Dấu hiệu mang thai thường thấy trong tuần đầu là nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ (khoảng 37,5 độ) do hormone progesterone tiết ra nhiều. Chị em cần để ý sự thay đổi của cơ thể vì sự tăng nhiệt của cơ thể sẽ dễ khiến da mẹ ẩm ướt, rôm sảy.

16. Tử cung co thắt

Chị em không cần quá lo lắng nếu cảm thấy các cơn co thắt. Đây là hiện tượng bình thường, không kéo dài, không đau cũng không nguy hiểm, chỉ là dấu hiệu dây chằng ở tử cung bị kéo căng ra khi thai nhi lớn lên khiến các cơn co thắt xuất hiện.

17. Tóc rụng và bị xơ rối

Tinh thần căng thẳng, lo lắng, nội tiết tố thay đổi đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ khiến tóc yếu và dễ gãy rụng. Tuy nhiên tình trạng rụng tóc sẽ giảm ở những tháng cuối thai kỳ hoặc sau khi mẹ sinh xong. Mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ sản khoa để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế rụng tóc.

18. Màu sắc vùng âm hộ âm đạo thay đổi

Tình trạng môi lớn, môi bé bị thâm sạm đi do sự thay đổi nội tiết tố là một trong những dấu hiệu mang thai mà mẹ có thể cảm thấy rõ. Thậm chí trong quá trình sinh em bé, âm đạo sẽ bị tổn thương nặng nề gây đau đớn, bầm tím là không thể tránh khỏi.

Ngoài ra ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân cũng chia sẻ thêm, mỗi chị em sẽ có các dấu hiệu báo thai khác nhau, các triệu chứng cũng như biểu hiện ở các lần mang thai cũng khác nhau. Việc các dấu hiệu này lại khá giống với tình trạng trước khi chị em có kinh, nên để biết được chính xác nhất chị em nên dùng que thử thai hoặc trực tiếp đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Dấu hiệu có thai và những vấn đề chị em quan tâm

Sau quan hệ bao lâu thì dấu hiệu có thai biểu hiện?

MEDPLUS trả lời: Thứ nhất, sau khi quan hệ tinh trùng và trứng có thể gặp nhau sau 15 phút đến 12h sau khi nam giới xuất tinh. Quá trình thụ tinh diễn ra, hợp tử di chuyển xuống ống dẫn trứng tạo thành khối tế bào và sau là phôi nang và tiếp tục phát triển thành phôi thai.

Thời gian quá trình diễn ra vào khoảng giữa ngày thứ 6-10 sau quá trình thụ tinh. Như vậy là sau khoảng thời gian này từ thời điểm có quan hệ, phụ nữ đã có thể mang thai và có các biểu hiện.

Thời điểm thử que khi nào là thích hợp?

MEDIPLUS trả lời: Nếu quan hệ và thụ thai tự nhiên, thì cách kiểm tra phổ biến nhất là dùng que. Phương pháp phát hiện hormon hCG tiết ra qua nước tiểu, và cho chị em biết mình đã mang thai hay chưa.

Về thời điểm thử que khi nào là thích hợp? Nếu tính ngày đúng khi quan hệ thì chị em có thể thử que ngay sau đó 2 tuần là thích hợp. Nếu chu kỳ kinh chị em đều, ổn định thì có thể thử que ngay khi chậm kinh. Để có kết quả chính xác, chị em nên dùng que thử vào buổi sáng sớm, nước tiểu có nồng độ hCG cao nhất.

Quan hệ xuất tinh ngoài âm đạo có thai không?

MEDI+ giải đáp: Xuất tình ngoài âm đạo vẫn có khả năng mang thai, bởi vì trước khi xuất tinh, dương vật có tiết ra một loại chất lỏng hay dịch tiết và trong đó có thể lẫn tinh dịch, nên trước khi thời điểm xuất tinh dương vật được rút ra khỏi âm đạo thì một lượng tinh dịch dù rất ít nhưng vẫn có khả năng đi sâu vào âm đạo và vẫn có thể mang thai.

Rất hay:  Xem Ngay Top 10+ bullet là gì [Tuyệt Vời Nhất]

Các dấu hiệu mang thai ở phụ nữ là giống nhau?

MEDI+ trả lời: Tùy vào cơ địa cũng như thể trạng của từng chị em là khác nhau, nên có những dấu hiêu mang thai là hoàn toàn khác nhau, thậm chí ở từng thời điểm mang thai giữa các lần cũng khác nhau. Hơn nữa, các dấu hiệu này đôi khi lại khá giống với thời điểm hay gặp trước và trong thời kỳ kinh nguyệt, nên khá khó nhận biết là đã mang thai.

Mang thai tháng đầu tiên mẹ bầu cần lưu ý

Ở giai đoạn đầu mang thai, thai nhi cần vừa mới hình thành nên cần được bảo vệ, chăm sóc hết sức cẩn thận. Mẹ cần lưu ý những điều sau đây trong sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

  • Hạn chế nhuộm tóc, sơn móng tay, đi giày cao gót.
  • Không sử dụng hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá vì khói thuốc có chứa hơn 4.000 chất độc hoá học, nhiều nguy cơ gây hại cho thai nhi như sinh non, gặp khuyết tật, dị tật bẩm sinh, trí não và thể chất chậm phát triển,…
  • Hạn chế đứng hoặc ngồi trong thời gian dài để tránh tình trạng đau đầu gối và phù nề chân.
  • Không chơi những trò chơi cảm giác mạnh vì có thể tác động không tốt đến tinh thần của mẹ.
  • Tránh vận động mạnh, làm việc quá sức vì không chỉ gây ảnh hưởng đến thai nhi mà còn làm sa tử cung.
  • Không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, đồ uống chứa chất kích thích và các thực phẩm gây co thắt tử cung như mướp đắng, rau ngót, rau răm, đu đủ, cải xoăn,…

Mang thai là trọng trách thiêng liêng của mỗi người phụ nữ nhưng “làm mẹ” cũng là một hành trình đầy gian nan. Mẹ không chỉ cần nắm rõ những dấu hiệu mang thai sớm để kịp chuẩn bị kế hoạch sinh nở an toàn mà còn cần sự chăm sóc toàn diện trong suốt thai kỳ.

Ngoài việc phải có một chế độ ăn uống dinh dưỡng, thói quen vận động khoa học thì mẹ bầu cũng nên thường xuyên đến các cơ sở y tế thăm khám định kỳ để theo dõi quá trình phát triển cũng như tình trạng sức khỏe của con.

>>> Xem thêm bài viết: Cách giữ thai trong tháng đầu 5 sai lầm mẹ cần lưu ý

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây từ các chuyên gia sản phụ khoa Mediplus về các dấu hiệu mang thai nhận biết sớm từ những tuần đầu, chị em có thể tham khảo nắm rõ những biểu hiện sớm, chăm sóc tốt sức khỏe bản thân. Nếu như cần được tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe phụ khoa, sinh sản… chị em có thể gọi điện trực tiếp đến Hotline 1900 3366 để được các bác sĩ, chuyên gia MEDIPLUS giải đáp nhanh nhất.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!