DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM, KHI NÀO CẦN NHẬP VIỆN?

z3410838041695_cfa969641ca6e9b70560b6f9c233ce8a

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, trong 4 tháng đầu năm 2022, thành phố có 4.491 trường hợp sốt xuất huyết, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tuy nhiên, qua hệ thống báo cáo ghi nhận có 109 trường hợp sốt xuất huyết nặng, tăng 354% so với cùng kỳ năm 2021 (24 ca). Đây là con số đáng báo động nếu so sánh với năm 2019 – năm sốt xuất huyết bùng phát thành dịch với hơn 20.000 ca mắc nhưng số ca bệnh nặng cũng chỉ là 38 ca. Với số ca mắc sốt xuất huyết nặng gia tăng trong thời gian gần đây, các chuyên gia nhận định khả năng cao là số mắc bệnh có thể nhiều hơn con số thống kê.

Các quận, huyện có số trường hợp mắc sốt xuất huyết tăng nhanh trong tháng 4 bao gồm: Quận 12, huyện Bình Chánh, quận Bình Tân và huyện Hóc Môn.

Cùng với dịch bệnh covid-19 là vấn đề quan tâm hàng đầu nhưng nay đã hạ nhiệt thì sốt xuất huyết trở lại theo mùa dịch và đang gia tăng trong thời gian gần đây. Đây là căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ em Nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu và triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh nhi thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, ủ bệnh trong khoảng 2 – 4 ngày sau khi bị muỗi đốt. Thời gian sốt từ 2 – 7 ngày, kèm theo biểu hiện: Đỏ phừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu. Trong một số trường hợp kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Ở trẻ nhũ nhi có thế kèm triệu chứng ho, sổ mũi hoặc tiêu chảy.

Sốt xuất huyết ngày thứ mấy là nguy hiểm nhất?

Sốt xuất huyết thường kéo dài 7 – 10 ngày, chia làm 3 giai đoạn:

Rất hay:  6 cách khôi phục ảnh đã xoá vĩnh viễn trên iPhone dễ dàng nhất

– Giai đoạn sốt

– Giai đoạn nặng

– Giai đoạn phục hồi

Trẻ bị bệnh sốt xuất huyết rơi vào giai đoạn nặng khi bệnh diễn tiến từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Lúc này virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu, tiểu cầu đã giảm đáng kể…

Ngoài ra, ở giai đoạn này, bé bị sốt xuất huyết còn có các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết điển hình có thể kể đến như:

– Dịch tràn phổi khiến bé sưng phù ở bụng

– Xuất huyết nghiêm trọng

– Phù nề vùng ổ mắt

– Tiểu ra máu

– Chảy máu mũi

– Tụt huyết áp

– Đầu, tứ chi lạnh.

Ở giai đoạn nguy cấp này, nếu trẻ không được chữa trị kịp thời, tình trạng xuất huyết nghiêm trọng và trụy tim mạch xuất hiện rất dễ khiến trẻ tử vong.

z3411289711219_01333faf005121fffd6baa41674b9820_3

Các biểu hiện của trẻ khi mắc sốt xuất huyết

Khi nào cần nhập viện?

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị sốt xuất huyết, cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện khám và chẩn đoán. Sau đó, phần lớn các trường hợp trẻ em bị sốt xuất huyết đều có thể được điều trị tại nhà (điều trị ngoại trú) và đến tái khám đầy đủ theo lịch hẹn. Cần lưu ý những chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả nhanh nhất, cụ thể như sau:

– Nếu bệnh nhi sốt cao trên 39oC, cần được uống thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn sử dụng, nới lỏng quần áo, lau mát. Chú ý không được dùng aspirin hay ibuprofen, vì có thể dẫn đến xuất huyết, toan máu;

– Khuyến khích bé uống nhiều nước (nước sôi để nguội), oresol (nước điện giải), nước trái cây (nước dừa, cam, chanh…) hoặc cháo loãng pha với muối, để bổ sung chất điện giải cho bé;

– Chế độ ăn uống trong ngày nên chia làm nhiều bữa nhỏ, thức ăn loãng, dễ tiêu, cân bằng dinh dưỡng. Không nên dùng thực phẩm và nước uống có màu sẫm (tránh trường hợp bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa);

Rất hay:  Cách pha màu cam tươi - Cùng Hỏi Đáp

– Nên để trẻ nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động thời gian trẻ bị sốt xuất huyết;

– Trong trường hợp trẻ không thể uống được nước do nôn ói quá nhiều, lờ đờ, không tỉnh táo, cần đưa đến cơ sở y tế để được hướng dẫn thêm.

Trong quá trình chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết, cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời nếu nhận thấy trẻ có một trong các biểu hiện sau đây:

– Vật vã, lừ đừ;

– Đau bụng ngày càng nặng;

– Da xung huyết nhưng tứ chi lạnh;

– Nôn ói đột ngột, liên tục;

– Xuất huyết tiêu hóa đột ngột.

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Biện pháp phòng bệnh đang được áp dụng là chủ động kiểm soát các loại côn trùng trung gian truyền bệnh, như diệt bọ gậy (lăng quăng), tiêu diệt muỗi trưởng thành, tránh để muỗi đốt, vệ sinh môi trường sống, loại bỏ các ổ chứa nước lắng đọng. Hãy thực hiện những điều sau đây để bảo vệ sức khỏe của bé yêu, phòng chống căn bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm.

Cha mẹ có thể loại bỏ nơi sinh sống và sinh sản của muỗi, tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

– Đậy kín các dụng cụ có chứa nước, để muỗi không thể vào đẻ trứng;

– Thả cá vào các dụng cụ đựng nước dung tích lớn (bể, giếng, chum, vại…) để cá ăn hết lăng quăng/bọ gậy nếu có. Các loại cá nên lựa chọn là cá bảy màu, cá sóc, cá rô phi, cá chép, cá lê Argentina…

Rất hay:  Cách viết chữ đậm trên Facebook cực dễ dàng, nhanh chóng

– Vệ sinh tất cả các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần;

– Thu gom, vứt bỏ các vật dụng, phế liệu trong nhà và xung quanh nhà, chẳng hạn như chai, lọ, mảnh vỡ vỏ chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ quả dừa, lốp xe, vỏ xe cũ, hốc tre,…

– Vệ sinh môi trường sinh sống, lật úp các vật dụng chứa nước khi chưa dùng đến;

– Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

Cách phòng chống muỗi đốt cho trẻ:

– Cho trẻ mặc quần áo dài tay;

– Ngủ trong màn, giăng mùng, kéo rèm (kể cả ban ngày);

– Sử dụng bình xịt diệt muỗi, nhang hương chống muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…

Bên cạnh đó, gia đình cần tích cực phối hợp với cấp chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết định kỳ. Khoa nhi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ, các bệnh truyền nhiễm…Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

z3411216424412_9239ba3cd50caff4a73390b53ad07f1f

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng gọi 0974 508 479 hoặc đăng ký khám trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn số 171 Trường Chinh, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM.