Cách nhổ răng sữa cho bé không đau tại nhà – Fitobimbi

Nhổ răng sữa tưởng chừng là điều đơn giản nhưng khiến không ít ba mẹ cảm thấy lúng túng. Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn phụ huynh cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà không đau. Cùng theo dõi nhé!

>>> Xem thêm:

  • Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn hiệu quả
  • Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có phải vấn đề đáng lo?

cách nhổ răng sữa cho bé

Hướng dẫn mẹ cách nhổ răng sữa không đau cho bé

Với những ai lần đầu làm ba, làm mẹ, chắc hẳn sẽ thấy lúng túng khi bé đang trong giai đoạn thay răng. Vậy nhổ răng cho bé tại nhà như thế nào? Dưới đây là các bước hướng dẫn mẹ cách nhổ răng tại nhà cho bé trải nghiệm êm ái, không đau:

Chuẩn bị

  • Đầu tiên, ba mẹ cần vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn thật sạch
  • Cho bé súc miệng bằng dung dịch nước muối trước khi tiến hành nhổ răng sữa
  • Chuẩn bị thêm bông y tế hoặc gạc để cầm máu

Chủ động day lỏng răng

Để quá trình nhổ răng bớt đau đớn, mẹ nên nhắc bé chủ động day lỏng răng bằng cách đá lưỡi hoặc dùng ngón tay của mình lay nhẹ cho đến khi răng trở nên đủ lỏng để nhổ bỏ. Đặc biệt, đôi khi việc làm này còn giúp bé rụng răng tự nhiên, tránh việc phải nhổ răng.

Chủ động day lỏng răng
Chủ động day lỏng răng

Giảm đau bằng cách làm tê nướu

Nếu bé yêu có chút lo lắng và sợ hãi, ba mẹ có thể bôi thuốc mỡ gây tê tại chỗ lên nướu răng. Lưu ý, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ nhi khoa hoặc nha sĩ. Ngoài cách này, mẹ cũng có thể chườm đá lạnh để làm tê nướu. Cách này mang lại hiệu quả khá tốt mà còn an toàn nên có thể thay thế cho thuốc gây tê khi nhổ răng.

Thao tác dứt khoát, nhanh chóng

Cách nhổ răng sữa cho bé cần được thực hiện dứt khoát, nhanh chóng, tránh kéo. tránh kéo dài quá trình nhổ răng và gây đau đớn cho trẻ. Khi đến thời điểm thích hợp để nhổ răng, phụ huynh hãy dùng gạc lau chiếc răng cần nhổ, sau đó sử dụng miếng gạc khác để chặn răng. Sau đó đẩy thử răng cần nhổ xem tình trạng răng thế nào, cũng như làm thúc đẩy quá trình rụng răng. Tiếp tục lay đến khi chiếc răng dường như đã đứt chân thì nhổ bỏ.

Rất hay:  18 Cách Trị Thâm Nách Hiệu Quả Tại Nhà Đơn Giản, Dễ Làm - Chiaki
Thao tác nhổ răng dứt khoát, nhanh chóng
Thao tác nhổ răng dứt khoát, nhanh chóng

Không nhổ răng bằng phương pháp “tay nắm cửa”

Hẳn phụ huynh đã không còn xa lạ gì với cách nhổ răng cho bé bằng tay nắm cửa. Đầu tiên, chúng ta cần buộc một sợi dây quanh chiếc răng. Sau đó đầu còn lại của chiếc dây sẽ được buộc vào tay nắm cửa. Khi đã chuẩn bị xong cần nhanh chóng đóng mạnh cửa lại. Chiếc răng lung lay sẽ theo đà di chuyển của cửa mà bị rụng ra nhanh chóng.

Các chuyên gia khuyến cáo, ba mẹ không nên áp dụng cách nhổ răng sữa cho bé này. Bởi nó có thể gây ra đau đớn và chảy máu cho trẻ. Vì vậy, cho dù phương pháp này có đơn giản đến đâu, cha mẹ vẫn thực hiện hiện nhổ răng sữa cho bé đúng cách như trên.

Những lưu ý khi nhổ răng sữa tại nhà

Sau khi nhổ răng xong, vấn đề chăm sóc răng miệng và chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần được đặc biệt quan tâm. Dưới đây là những lưu ý chăm sóc răng miệng cho trẻ sau khi thay răng:

  • Sau khi thực hiện cách nhổ răng sữa, mẹ nên cho trẻ cắn bông gòn để cầm máu trong vòng 30 phút. Trường hợp sau nhổ nếu có dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và xử lý phù hợp
  • Khoảng 1 – 2 tuần sau khi nhổ răng, vết thương sẽ dần lạnh lại và bắt đầu quá trình mọc răng vĩnh viễn
  • Hướng dẫn trẻ chải răng và súc miệng với nước muối loãng hàng ngày
  • Không để trẻ ngậm mút tay hay cho vật nhọn vào miệng để tránh viêm nhiễm
  • Ưu tiên cho bé ăn những món ăn mềm, lỏng như cháo, súp. Kết hợp các thực phẩm đa dạng để bổ sung dinh dưỡng
  • Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm có tính nóng cay, dễ gây kích thích răng vừa bị rụng
Rất hay:  Người bị đau dạ dày nên làm gì: 8 cách xử lý giảm đau nhanh ngay

Thời gian thay răng sữa cho bé quan trọng như thế nào?

Răng sữa hay còn gọi là răng trẻ em, hệ răng này chỉ theo trẻ trong thời gian ngắn. Thông thường, trẻ từ 6 tuổi sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn thay răng sữa. Răng sữa rụng đi sẽ nhường chỗ lại cho răng vĩnh viễn, hệ răng sẽ theo trẻ mãi về sau. Thời gian thay răng sữa có vai trò quan trọng trong việc định hướng vị trí mọc răng vĩnh viễn. Vậy nên, ba mẹ cần chú ý thời điểm cũng như cách nhổ răng sữa cho bé để tránh tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt.

Trình tự mọc răng sữa của bé
Trình tự mọc răng sữa của bé

Dưới đây là những vấn đề có thể phát sinh nếu nhổ răng sữa cho bé sai thời điểm:

  • Một trong những hệ quả nghiêm trọng của việc thay răng sữa quá sớm đó là khiến răng vĩnh viễn mọc khấp khểnh, sai vị trí. Về lâu dài, gây nhiều khó khăn cho quá trình ăn nhai của bé
  • Bên cạnh đó, nhổ răng sữa quá sớm còn gây ra tình trạng sai khớp cắn khá nặng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn không đảm bảo được các chức năng của răng

Quá trình thay răng của bé diễn ra như thế nào?

Thông thường, răng sữa khi đến tuổi thay răng sẽ lung lay và tự rụng. Vì vậy, không phải bất cứ trường hợp nào cũng cần nhổ. Dưới đây là trình tự thay răng sữa của bé:

  • Trẻ từ 5 – 7 tuổi: Răng cửa giữa
  • Trẻ 7 – 8 tuổi: Răng cửa bên
  • Trẻ 9 – 10 tuổi: Răng sữa hàm thứ nhất
  • Trẻ 10 – 11 tuổi: Răng nanh sữa
  • Trẻ 11 – 12 tuổi: Răng hàm sữa thứ hai
Rất hay:  6 cách phát hiện camera ẩn trong phòng khách sạn, cẩn thận không bao giờ thừa

Những chiếc răng khi đến giai đoạn thay răng bắt đầu tiêu chân và lung lay. Trong trường hợp răng đã lung lay nhưng vẫn “cứng đầu” chưa chịu rụng, ba mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp của nha sĩ. Bởi nếu trì hoãn, răng vĩnh viễn sẽ không có khoảng trống, dẫn đến việc mọc sai vị trí, gây mất thẩm mỹ.

Lịch mọc răng của bé

Các trường hợp cần nhổ răng sữa gấp

Mặc dù cách nhổ răng sữa cho bé đúng thời điểm vẫn hơn hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần thực hiện phương pháp nhổ răng cho bé sớm hơn mốc thời điểm thông thường. Tình huống này xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Răng sữa bị viêm tủy, viêm nhiễm ở chóp răng, viêm cament cấp,… Khi gặp tình trạng này, nếu không được nhổ bỏ kịp sẽ gây viêm nhiễm ăn sâu xuống vùng răng vĩnh viễn
  • Trường hợp răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc chồi. Lúc này, ba mẹ cần nhanh chóng tiến hành nhổ răng cho bé để tránh tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch
  • Có tổn thương phá hủy gần như hoàn toàn răng
  • Răng sữa bị chấn thương với cạnh sắc nhọn gây kích ứng lưỡi và miệng. Trong trường hợp này cần xem xét nhổ bỏ để tránh tình trạng viêm miệng hoặc viêm lợi

Trên đây là hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho bé không đau ngay tại nhà. Mong rằng, chia sẻ này sẽ giúp ích ba mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Cùng tìm kiếm: mẹo nhổ răng cho bé, nhổ răng cho bé tại nhà, nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách,…

Nguồn: medicinenet