Cách nói chuyện với người trầm cảm – Thalic Voice

Cách nói chuyện với người trầm cảm như thế nào để họ có thể được an ủi tinh thần, lấy lại những niềm tin vào cuộc sống hiện tại? Đây là vấn đề mà nhiều người đang có bạn bè hay người thân mắc hội chứng trầm cảm rất quan tâm.

Căn bệnh trầm cảm đang ngày càng trở thành nỗi ám ảnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này nhưng phổ biến nhất là trầm cảm do căng thẳng, do những áp lực từ phía gia đình, công việc, con cái hay những điều đột ngột xảy đến như người thân mất… Chứng bệnh này sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái tuyệt vọng, bi quan, buồn bã, mất đi sự hứng thú. Lâu dần, lòng tự trọng của người bệnh sẽ giảm và luôn cảm thấy bản thân vô dụng, kém cỏi. Trong trường hợp tồi tệ hơn, tình trạng hoang tưởng, ảo thanh về những lời trách móc, bình phẩm có thể xuất hiện. Vì vậy mà hơn lúc nào hết, người trầm cảm cần có người thân, bạn bè ở bên cạnh để chia sẻ, đồng cảm. Cùng THALIC VOICE tìm hiểu cách nói chuyện với người trầm cảm.

1. Thay vì nói “Cố gắng lên” hãy nói rằng “Hôm nay bạn đã làm tốt rồi”

Trầm cảm là một căn bệnh vô cùng đáng sợ, nó như một sợi dây cuốn chặt lấy mà chúng ta chẳng thể nào vùng vẫy ra được. Khắp cơ thể chỉ toàn là những vết sẹo do sợi dây ấy gây nên. Vì thế, khi nói chuyện với người trầm cảm bạn cần phải lan tỏa sự tích cực cho họ, trở thành một người bạn thật sự chia sẻ cùng họ.

Rất hay:  Một số cách đổi chữ hoa thành chữ thường trong excel - UNIACE

Khi bạn nói câu “Cố gắng lên” đối với người bình thường đó là câu cổ vũ. Nhưng đối với người bị trầm cảm đó chả khác nào là một cách phủi sạch sự nỗ lực của họ. Mặt khác, đây là một câu nói chẳng mang lại ý nghĩa gì với căn bệnh này. Thật sự họ đã cố gắng, nỗ lực rất nhiều để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực của bản thân, nhưng có lẽ họ càng cố gắng thì lại càng lún sâu hơn vào những vết thương tâm hồn.

Điều quan trọng nhất khi nói chuyện với người trầm cảm chính là luôn khích lệ tinh thần và công nhận những gì họ đã làm được. Hãy nói những câu như “Hôm nay bạn làm rất tốt rồi”, “Hôm nay tốt hơn hôm qua rồi đấy” … Bởi đôi khi chính những người bị trầm cảm cũng chẳng nhận ra sự chuyển biến tích cực của mình nên họ cần ai đó hiểu họ và khích lệ họ.

Tuy nhiên bạn cũng nên chọn lựa những lời khích lệ phù hợp. Bệnh nhân trầm cảm sẽ rất nhạy cảm, vì thế mà nếu bạn chỉ đưa ra những lời khen sáo rỗng. Thì họ sẽ cảm thấy như bị lừa dối và tình trạng bệnh sẽ càng tồi tệ hơn.

Cách nói chuyện với người trầm cảm hãy chân thành

2. Cách nói chuyện với người trầm cảm: Cho họ biết bạn luôn bên họ

Người trầm cảm sẽ luôn cảm thấy trên thế giới này chả ai hiểu được những gì họ đã chịu đựng, không ai quan tâm đến họ, cho dù người khác vẫn đang cố gắng để giúp họ vượt qua. Chính điều này đã làm người bệnh có xu hướng tự cô lập chính mình với xã hội. Nhưng đôi khi, họ cũng cảm thấy cô đơn, không một ai chia sẻ, giải tỏa những lo lắng, căng thẳng.

Rất hay:  Làm sao để nhỏ mắt đúng cách? - Thanh Niên

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người sẽ có xu hướng thu mình lại với xã hội khi họ có triệu chứng trầm cảm. Vì thế mà nếu họ chưa sẵn sàng chia sẻ thì cũng đừng cố ép họ mà hãy dành nhiều thời gian hơn để ở bên họ. Hãy thường xuyên ghé qua thăm hỏi và liên lạc với người bị trầm cảm hay thậm chí rủ họ tham gia một số hoạt động chung.

Cách nói chuyện với người trầm cảm hữu hiệu nhất là cho họ biết bạn luôn ở đây, bên cạnh họ. Cho người trầm cảm thấy được sự hiện diện của bạn. Hãy nói với họ rằng: “Dù mình có thể không hiểu những gì bạn đã trải qua và đang chịu đựng, nhưng đừng lo mình vẫn ở đây với bạn, có gì hãy nói với mình”.

Tuy nhiên, thời gian đầu sẽ rất khó khăn. Nhưng hãy luôn chân thành, tích cực và tạo cho họ sự tin tưởng. Rồi một ngày họ cũng sẽ mở lòng và chia sẻ mọi thứ với bạn. Mặt khác, bạn cũng cần phải học cách giải tỏa cảm xúc, luôn giữ cho mình sự lạc quan, tích cực, vui vẻ. Bởi đôi khi bạn sẽ cảm thấy ngột ngạt, ảnh hưởng những điều tiêu cực từ họ.

Xem thêm: 5 bí kíp tạo sự tin tưởng khi giao tiếp

Cách nói chuyện với người trầm cảm hãy luôn bên họ

3. Hãy luôn chú tâm lắng nghe câu chuyện của họ

Khi một người trầm cảm đã quyết định mở lời chia sẻ câu chuyện của mình với bạn chứng tỏ rằng bạn là một người quan trọng và họ cảm nhận được những điều tích cực mà bạn đem đến. Khi ấy bạn hãy cố gắng chú tâm lắng nghe lời họ nói và an ủi họ.

Rất hay:  5 phong cách thời trang nam cơ bản nam giới cần biết

Khi nói chuyện với người trầm cảm cần tránh việc bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài có thể làm gián đoạn cuộc nói chuyện như điện thoại, tin nhắn … Bởi điều này có thể khiến người bị trầm cảm thấy rằng bạn không quan tâm đến họ nhiều như họ nghĩ và sự lạc lõng, cô đơn lại kéo đến khiến họ một lần nữa khép mình lại.

Ngoài ra, khi lắng nghe câu chuyện của người mắc bệnh trầm cảm, bạn có thể đặt mình vào họ và đưa ra những lời khuyên hữu ích. Nhưng cũng có khi, cách nói chuyện với người trầm cảm tốt nhất chính là im lặng lắng nghe và đồng cảm với họ, luôn tỏ ra rằng bạn rất quan tâm đến những gì mà họ đang nói.

Đặc biệt, khi nói chuyện với người trầm cảm, bạn tuyệt đối đừng đưa ra những ý kiến trái chiều với quan điểm của họ. Bởi người trầm cảm cần nhất chính là sự đồng cảm cùng với đó là sự tôn trọng những gì mà họ đã cố gắng, nỗ lực.

cách nói chuyện với người trầm cảm hãy luôn lắng nghe câu chuyện của họ

Để có thể nói chuyện với người trầm cảm hoàn toàn không hề dễ dàng. Nhưng chính sự kiên trì, nhiệt huyết và lạc quan của bạn sẽ là liều thuốc quý giá chữa lành tâm hồn của họ. Hãy tham khảo theo những cách nói chuyện với người trầm cảm mà THALIC VOICE chia sẻ nhé!