Hướng dẫn lắp công tắc đèn, đấu bảng điện trong nhà

Rất nhiều bạn cần hướng dẫn lắp công tắc đèn hay đấu bảng điện trong gia đình vì thường xuyên gặp phải trường hợp cần sửa chữa, lắp thêm công tắc đèn, hoặc ổ cắm điện.

Cách đấu bảng điện và đấu công tắc điện không quá khó bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn cần xem kỹ hướng dẫn và sơ đồ đấu nối điện.

Cách đấu công tắc điện một chiều

Công tắc điện một chiều được sử dụng phổ biến để đóng ngắt cho đa số các thiết bị điện trong gia đình.

Với cấu tạo đơn giản, lắp đặt dễ dàng, độ bền cao công tắc 1 chiều được sử dụng để đấu nối đóng ngắt cho các bóng đèn, quạt,.. trong hệ thống điện công suất nhỏ.

Tuy vậy không phải cũng biết đấu nối công tắc hãy xem ngay hướng dẫn lắp công tắc điện cùng trung tâm điện nước Ánh Dương

Trước khi tiến hành đấu nối bạn cần biết nguyên lý hoạt động của công tắc điện một chiều

Với nguyên lý khá đơn giản bao gồm 2 cực

1 cực động và 1 cực tĩnh

Khi ở trạng thái Tắt cực động sẽ tách ra khỏi cực tĩnh tạo ra mạch điện hở không cho dòng điện đi qua đến thiết bị điện

Khi ở trạng thái Bật cực động sẽ dính vào cực tĩnh tạo ra mạch điện kín lúc này dòng điện đi qua và đến thiết bị điện hoạt động

Cách đấu công tắc điện một chiều

Khi nhìn trực quan vào công tắc điện 1 chiều sẽ có 2 cực được đánh số 0 và 1

Bạn cần cấp nguồn vào cho công tắc tại cực số 0

Tại cực số 1 bạn đấu nối đến bóng đèn hoặc thiết bị điện.

Dựa theo sơ đồ đấu nối chi tiết như sau

lap-cong-tac-dien

Dây màu đỏ là dây nóng hay là dây pha ký hiệu là L

Dây màu trắng là dây nguội hay còn gọi là dây mass ký hiệu là N

Dây màu đỏ sẽ lấy nguồn điện cấp vào công tắc thông qua cực số 0 và đi đến bóng đèn từ cực số 1

Dây màu trắng sẽ đi trực tiếp từ nguồn đến bóng đèn

Rất hay:  2 cách xem người lạ xem tin trên facebook là ai cực đơn giản

Lưu ý khi lắp công tắc bóng đèn phải đóng ngắt dây nóng để đảm bảo tại chuôi đèn không có dòng điện đi qua khi tắt công tắc.

Nếu bạn chưa biết cách xác định dây nóng dây nguội thì xem ngay tại đây :

Cách đấu công tắc treo

cach-dau-cong-tac-treo-qua-nhot

Công tắc treo cũng là một loại công tắc 1 chiều vì vậy cách đấu công tắc treo cũng hoàn toàn giống với cách đấu công tắc điện một chiều

Công tắc treo cũng có 2 cực

Bạn chỉ cần đấu nguồn điện vào 1 cực và cực còn lại đấu nối đường dây dẫn đến bóng đèn hoặc thiết bị điện cần bật / tắt là được

Cách đấu công tắc điện 2 chiều

mach dien cau thang

Công tắc điện 2 chiều hay thường gọi là công tắc xoay chiều có cấu tạo gồm 3 cực là công tắc đóng ngắt thiết bị điện được ở 2 vị trí khác nhau

Công tắc điện xoay chiều thường được ứng dụng lắp đặt cho hệ thống chiếu sáng cầu thang, hành lang, phòng ngủ … những thiết bị điện, đèn chiếu sáng cần bật, tắt tại 2 vị trí

Với cấu tạo phức tạp hơn vì vậy cách lắp công tắc đảo chiều cũng khá khó khăn với nhiều người

Hãy xem ngay hướng dẫn cách đấu công tắc 2 chiều từ trung tâm điện nước Ánh Dương bạn hoàn toàn có thể lắp được ngay.

Công tắc điện xoay chiều sẽ có 3 cực

Ký hiệu các cực là 0, 1 và 3

Để đấu nối công tắc xoay chiều bạn hãy dựa vào sơ đồ đấu nối như sau

Vì mạch điện công tắc xoay chiều chủ yếu được sử dụng nhiều cho hệ thống điện chiếu sáng cầu thang nên hôm nay mình sẽ hướng dẫn cách lắp công tắc điện cầu thang dựa vào đây các bạn sẽ áp dụng cho các vị trí lắp khác nhé !

Hướng dẫn cách đấu điện cầu thang

Đặc điểm của đèn cầu thang thường sẽ được lắp đặt là đèn chiếu sáng nằm ở khu vực giữa cầu thang

Công được lắp đặt ở 2 đầu của cầu thang 1 bên dưới và 1 bên trên

Yêu cầu là sử dụng một loại công tắc có thể bật/ tắt đồng thời từ 2 vị trí

Rất hay:  Cách Lấy Lại Mật Khẩu Facebook Theo Từng Trường Hợp Khác Nhau

Vì vậy mạch điện sử dụng công tắc xoay chiều được ứng dụng và lắp đặt cho vị trí này

Sơ đồ đấu công tắc điện xoay chiều

cach-lap-cong-tac-den-cau-thang

Bóng đèn cần nguồn để phát sáng gồm 1 dây nóng và 1 dây nguội

Dây nguội sẽ lấy trực tiếp từ nguồn điện

Dây nóng sẽ từ cặp công tắc xoay chiều đến bóng đèn

Đi 1 cặp dây thường gọi là cặp xoay chiều từ Công tắc A dưới – Công tắc B phía trên

Cấp nguồn L cho công tắc A vào cực ký hiệu 0

Cặp xoay chiều đấu vào cực 1 và 3 của 2 công tắc A và B

Cực 0 của công tắc B nối đường nguồn dẫn vào bóng đèn

Cách đấu bảng điện tại nhà

lap bang dien 1 cong tac 2 o cam

Bảng điện gia đình thường sẽ có công tắc và ổ cắm

Số lượng công tắc và ổ cắm trên bảng điện tùy thuộc vào vị trí lắp đặt và nhu cầu sử dụng mà bố trí lắp đặt cho phù hợp

Thông thường nhất là lắp đặt loại bảng điện 2 ổ cắm 1 công tắc

Đấu bảng điện 2 ổ cắm 2 công tắc

Đấu bảng điện 3 ổ cắm 2 công tắc

Nguyên lý đấu bảng điện những loại này cũng như nhau

Dựa vào sơ đồ đấu nối điện bạn sẽ thực hiện được ngay một cách đơn giản tại nhà mà không cần đến thợ sửa điện

Đầu tiên kiến thức bạn cần biết

Ổ cắm là thiết bị chờ để các thiết bị điện khác kết nối với nguồn điện thông qua phích cắm

Để ổ điện hoạt động cần cấp đủ nguồn 1 dây nóng là 1 dây nguội

Công tắc điện để bật / tắt thiết bị điện

Việc kết hợp giữa ổ cắm và công tắc vào cùng một vị trí trên cùng một bảng người ta gọi là lắp bảng điện hoặc taplo điện

Trên thị trường có 2 loại bảng điện

Bảng điện được đấu nối sẵn

Các linh kiện rời tự đấu nối thành bảng điện hoàn chỉnh

Cách đấu điện 1 công tắc 1 ổ cắm

dau bang dien tai nha

Trên các linh kiện công tắc và ổ cắm trên bảng điện sẽ có ký hiệu cụ thể tại các cực

Ký hiệu L

Ký hiệu N

Để đấu nối bảng điện bạn cần xác định nguồn cấp đến bảng điện là L và N

Rất hay:  Cách xem lại story của người khác trên Facebook - Kiến thức cơ bản

Đấu nối 2 dây nguồn vào vị trí L và N ký hiệu trên ổ cắm

Xác định cặp dây cấp nguồn cho bóng đèn hoặc thiết bị điện cần bật tắt thông qua công tắc

1 dây thiết bị đấu chung vào với cực N trên ổ cắm

Dây còn lại đấu vào vị trí ký hiệu 1 trên công tắc

Sử dụng một đoạn dây điện kết nối giữa cực L trên ổ cắm vào vị trí L trên công tắc

Như vậy là bạn đã lắp thành công bản điện 1 ổ cắm 1 công tắc

Cách đấu 2 công tắc 1 ổ cắm âm tường

Tương tự như cách lắp đặt 1 công tắc 1 ổ cắm ở đây với nhu cầu sử dụng 2 công tắc và 1 ổ cắm thì cách lắp như sau

Với 1 công tắc 1 ổ cắm thì chỉ có 1 cặp dây dẫn đến thiết bị điện

Còn với 2 công tắc thì sẽ có 2 cặp dây dẫn đến thiết bị điện

Vẫn với sơ đồ như 1 ổ cắm 1 công tắc

Cặp nguồn chính L và N sẽ được đấu nối vào 2 cực trên ổ cắm

Mỗi cặp dây dẫn đến bóng đèn hay thiết bị điện chọn 1 dây là L và 1 dây là N

2 dây N dẫn đến bóng đèn đấu nối chung vào N của ổ cắm

Còn lại 2 dây L1 và L2 của 2 thiết bị đấu nối vào cực số 1 của mỗi công tắc

Sử dụng 1 đoạn dây điện để cầu lấy dây nóng từ L ổ cắm đến L công tắc 1

Sử dụng một đoạn dây điện tiếp theo để cầu từ L công tắc 1 đến L công tắc 2

Vậy là bạn đã hoàn thành sơ đồ mạch điện đấu 2 công tắc 1 ổ cắm

Cách đấu 2 công tắc 2 ổ cắm

Tương tự với nguyên lý như trên khi thêm thiết bị ổ cắm hay công tắc chỉ cần đấu nối cầu thêm giữa các thiết bị

Nếu gặp khó khăn trong việc đấu bảng điện 2 công tắc, đấu bảng điện 4 công tắc hãy liên hệ ngay điện nước Ánh Dương số điện thoại 0948 117 515 để được hướng dẫn miễn phí

dau bang dien 2 cong tac 1 den bao

Xem thêm hướng dẫn lắp công tắc thông minh tại đây : https://diennuocanhduong.com/lap-dat-cong-tac-thong-minh-da-nang/

Lắp thêm ổ cắm điện trong gia đình tại đây : https://diennuocanhduong.com/cach-lap-o-cam-dien-tai-nha-an-toan/