Nuôi ba ba cảnh đang là thú vui được nhiều người ưa chuộng thay vì nuôi cá cảnh hay tôm cảnh. Tuy nhiên cách nuôi ba ba con ở trong bể kính sẽ khó hơn so với các loại khác nên nếu không áp dụng đúng cách sẽ thất bại. Nếu bạn đang có đam mê này, hãy tham khảo ngay hướng dẫn dưới đây để áp dụng đúng kỹ thuật, khoa học và hiệu quả nhé.
Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ba ba
Ba ba con vốn là động vật thuộc lớp bò sát thuộc họ baba và nằm trong bộ rùa. Tên khoa học quốc tế của ba ba là Trionychidae. Đặc biệt ba ba có thể sống được cả ở môi trường dưới nước cũng như trên cạn hoặc mực đáy sông sâu cũng sinh sống tốt.
Ba ba chủ yếu ăn động vật để tồn tại, ví dụ như giun đất, tôm tép hoặc cua cá bé. Riêng với ba ba con cảnh có thể có thức ăn công nghiệp riêng. Ba ba con khá nhút nhất, nhất là khi nghe tiếng động mạnh hoặc thấy bóng người qua lại là chúng sẽ tìm cách trốn. Vào ban đêm chúng hay bò ra ngoài, ban ngày hay tìm nơi ẩn nấp.
Dựa vào các đặc điểm này sẽ giúp các bạn biết cách nuôi ba ba con trong bể kính hiệu quả hơn. Thông qua tập tính của chúng, các bạn chủ động xây dựng môi trường nuôi phù hợp, điều chỉnh chế độ cho ăn hợp lý để chúng sinh tồn phát triển thuận lợi.
Hướng dẫn cách nuôi ba ba con trong bể kính
Trên thực tế nếu bạn áp dụng đúng kỹ thuật thì việc nuôi ba ba con khá đơn giản. Cụ thể bạn có thể tham khảo qua kỹ thuật sau đây.
Chuẩn bị bể kính để nuôi ba ba con
Đây là khâu rất quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp đến môi trường sống của ba ba, sự sinh tồn của chúng. Vì vậy bạn cần hết sức lưu ý khi chọn bể kính nuôi cá, tốt nhất nên chọn bể có kích thước phù hợp với kích thước, trọng lượng ba ba và số lượng ba ba con muốn nuôi. Tránh làm bể quá chật sẽ ảnh hưởng tới không gian sống và việc sinh sản.
Theo đó bạn chọn bể kính có kích thước rộng hơn một chút bởi vì ba ba sinh trưởng khá nhanh. Bê nên đặt ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào.
Bạn nhớ thả thêm một lớp đất vào trong bể, nhớ là lớp đất này phải dày hơn mình ba ba, như vậy ba ba con mới có thể vùi mình ở dưới lớp bùn để ẩn trốn. Đồng thời như vậy giúp tạo ra môi trường gần giống tự nhiên để ba ba thích nghi tốt, tạo điều kiện thuận lợi để ba ba nên thả bèo lục bình ở trong bể nuôi.
Trang trí cho bể kính nuôi ba ba con
Bạn cho nước đã qua khử trùng vào trong bể nuôi, đồng thời bố trí thêm một vài cây cảnh thủy sinh như: rong rêu, lục bình hoặc bèo càng tốt. Hoặc thả thêm một số cá nhỏ như cá tòng long hay cá bảy màu để chúng ăn các bùn hữu cơ ở trong bể.
Thức ăn dành cho ba ba con
Như đã chia sẻ ở trên, thức ăn của ba ba chủ yếu là các loại động vật có thịt như tôm, tép, cua nhỏ, cá nhỏ, giun đất, thịt động vật khác…Tuy vậy với ba ba cảnh hiện được lai tạo tập tính có thể ăn thức ăn viên chế biến sẵn nên rất thuận tiện khi căm sóc, nuôi.
Chú ý khi cho ăn thì ăn điều độ, ngày 1 lần, lượng thức ăn vừa đủ theo trọng lượng ba ba. TRánh cho ăn quá nhiều sẽ làm dư thừa thức ăn, dễ gây ô nhiễm môi trường nuôi.
Chăm sóc, theo sõi, vệ sinh bể nuôi
Một phần quan trọng trong cách nuôi ba ba con đó là bạn phải chú ý theo dõi chúng, thường xuyên vệ sinh bể nuôi để tránh tạo mùi hôi khó chịu, tránh không cho mầm bệnh phát triển. Mỗi tuần bạn vệ sinh bể 1 lần hoặc cùng lắm 2 tuần phải vệ sinh 1 lần.
Một số lưu ý khi nuôi ba ba con trong bể kính bạn cần biết
– Tránh nuôi ba ba con cùng với các loại cá cảnh khác trong cùng 1 bể bởi vì ba ba không ưa thích môi trường quá sạch sẽ hoặc chúng có thể ăn cá.
– Nên giữ ấm cho ba ba con vào mùa đông, không để nhiệt độ quá lạnh nếu không dễ nhiễm bệnh, nhất là ở các tỉnh miền Bắc có mùa đông rất lạnh.
– Khi ba ba con có dấu hiệu bất thường cần xử lý ngay.
Xem thêm : Kỹ thuật nuôi ba ba trong ao lót bạt hiệu quả
Để được hướng dẫn cách nuôi ba ba con chi tiết hơn, các bạn có thể gọi điện trực tiếp qua đường dây nóng 0989.999 219.