Khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi cà cuống

Chia sẻ về lí do khởi nghiệp, anh Thuần cho biết, do môi trường sống có nhiều thay đổi, con cà cuống hoang dã cũng dần biến mất trong tự nhiên. Trong khi giá trị dinh dưỡng và nhu cầu tiêu thụ của thị trường lớn, cùng chi phí đầu tư ban đầu chỉ từ vài triệu đồng đã có thể bắt đầu nuôi thử nên phù hợp với người bắt đầu khởi nghiệp nhưng vốn nhỏ.

Trước khi nuôi, anh Thuần cũng tự tìm hiểu qua mạng xã hội, các nhóm nuôi cà cuống trên cả nước, học hỏi từ chính bạn bè từng nuôi để trau dồi kinh nghiệm và có thể hạn chế tối đa rủi ro.

Khi mới bắt đầu, anh chỉ dám nuôi vài chục cặp giống. Vì chưa hiểu rõ tập tính sinh hoạt, cách chăm sóc nên thời gian đầu anh nuôi và nhân giống thất bại rất nhiều lần.

“Khó nhất của quá trình nuôi cà cuống là quá trình ấp nở trứng và nuôi ấu trùng. Trứng cà cuống trông giống như trứng ốc bươu vàng nhưng có màu trắng ngà. Mỗi ổ có từ vài chục đến hơn 100 trứng và được cà cuống đực ấp, khoảng 5-7 ngày sau nở ra ấu trùng, sau đó ấu trùng sẽ qua 5 lần lột xác trong 45 ngày để trở thành cà cuống trưởng thành. Số lượng trứng tuy nhiều nhưng ấp không đúng kĩ thuật trứng sẽ hỏng. Đối với ấu trùng cũng cần chú trọng hơn về nguồn nước, chế độ tức ăn phù hợp. Để đảm bảo nguồn nước sạch, tôi phải đầu tư hệ thống lọc tuần hoàn, thay nước 2- 3 ngày/lần, vớt phôi xác thường xuyên” Anh Thuần nói.

Rất hay:  Hướng dẫn sơ cứu khi bị rết cắn - Nhà thuốc FPT Long Châu

Ngoài ra, về kĩ thuật nuôi phải chú ý đến mật độ nuôi trong bể, tránh tình trạng cà cuống ăn thịt nhau khi đói hoặc phát triển kém trong môi trường chật hẹp. Hiện anh Thuần xây dựng 11 bể, với diện tích bể từ 2m2- 4m2, anh thả từ 50- 80 con/bể. Các bể con giống, bể nuôi thương phẩm, bể lấy trứng phân tách rõ ràng vì cà cuống cái có tập tính phá hủy trứng của con khác.

Anh Thuần cho biết: Cà cuống là loài sinh sản nhanh, số lượng lớn và đẻ quanh năm, mạnh nhất là từ tháng 3 đến tháng 10 dương lịch. Mỗi ổ trứng có giá 200.000 đồng, với 200 cặp cà cuống đẻ trứng, anh có thể thu về khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, anh Thuần còn cung cấp cà cuống giống, giá bán từ 200.000 đồng/cặp tùy thời điểm. Cà cuống thương phẩm giá từ 50.000- 70.000 đồng/con. Cà cuống cái lớn gấp đôi cà cuống đực. Tuy nhiên, cà cuống cái không có bọc tinh dầu, còn cà cuống đực có 2 bọc tinh dầu lớn bằng tép bưởi, chứa ở 2 bên hông đôi chân thứ 3, tính từ đầu xuống.

Cà cuống được rất nhiều khách hàng ưa chuộng bởi thịt và trứng chứa nhiều protein, lipid và các vitamin. Nhiều nơi cà cuống trở thành con đặc sản có giá cả đắt đỏ. Đặc biệt, giá trị nhất của con cà cuống là phần túi tinh dầu ngay bụng của cà cuống đực. Tinh dầu cà cuống nhẹ hơn nước, thoang thoảng mùi đặc biệt giống như mùi quế. Đó là lí do cà cuống đực tuy nhỏ hơn nhưng giá bán thường cao gấp đôi con cái.

Rất hay:  Cách Sao Chép Công Thức Trong Excel: Xuống Một Cột, Mà Không
Khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi cà cuống
Cà cuống thương phẩm.

Tuy chỉ mới bắt đầu nuôi và xuất bán loài côn trùng này gần 1 năm nay nhưng may mắn quá trình nuôi của anh Thuần khá thuận lợi, đầu ra ổn định, thậm chí anh thường xuyên thiếu hàng để xuất ra thị trường, nhất là cà cuống thương phẩm. Hiện chủ yếu thu nhập của anh là từ việc bán trứng và con giống. Sau khi trừ chi phí, anh thu về khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ về kinh nghiệm anh Thuần cho biết, khi bắt đầu nuôi thử, người nuôi chưa cần đầu tư bể ngay mà có thể tận dụng từ thùng xốp, nuôi trong bạt để tiết kiệm chi phí. Quan trọng nhất là kiểm soát nguồn nước luôn sạch, tránh xa hoàn toàn thuốc trừ sâu để đảm bảo độ thoáng mát. Thức ăn của cà cuống là các loại động vật nhỏ như: tôm, cá mòi nhỏ, cào cào, châu chấu, dế, nòng nọc con, nhựa cây lục bình dễ kiếm và tận dụng.

“Sau khi trừ hết chi phí thức ăn hàng ngày, điện nước, lợi nhuận trên mỗi con cà cuống là 50%. Nếu người nuôi ở quê, gần sông nước có thể tận dụng nguồn thức ăn thì hầu như nuôi loài côn trùng này không mất chi phí.” Anh Thuần cho biết.

Nhờ bước đầu thành công, anh Thuần có dự định mở rộng diện tích các bể, nhân đàn lên gấp đôi và mong muốn trong tương lai, ngoài bán cà cuống giống, thịt, anh sẽ phát triển được giá trị từ tinh dầu cà cuống, chế biến nước mắm để đa dạng hóa sản phẩm từ cà cuống, tăng giá trị và có đầu ra ổn định hơn.

Rất hay:  Top 10 cách trị thâm môi tại nhà đơn giản và hiệu quả - Ritana

Bài, ảnh: Lan Anh