Chim chào mào ăn gì? cách chăm sóc giúp chim chào mào căng lửa

Thú chơi chim chào mào được nhiều người yêu thích, và người trẻ tuổi gần đây cũng yêu thích thú vui này. Nhưng bắt đầu nuôi chào mào từ đâu? cho chim chào mào ăn gì để căng lửa? Cách tắm hay trị bệnh như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Trong bài viết này, higlum.com sẽ cùng bạn tìm hiểu cách chăm sóc chim chào mào đơn giản nhưng chim luôn căng lửa. Bắt đầu thôi nào!

Hướng dẫn chọn chim chào mào chuẩn cho anh em mới chơi

Để bắt đầu nuôi, thì việc chọn được một chú chim có tố chất là rất quan trọng. Bạn có thể lựa chọn chim bổi hoặc chim nuôi non lên. Chim nuôi non thì sẽ thuần hơn, nhưng giọng hót có thể không đặc sắc bằng chim bổi già rừng. Chim non thì sẽ dễ mua vào mùa sinh sản, thường từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.

Hướng dẫn nuôi chim chào mào
Hướng dẫn nuôi chim chào mào

Nguồn gốc xuất xứ cũng quyết định đến tố chất của chim. Một số vùng như chào mào Huế, chào mào Quảng Nam, hay Bắc Trà Mi, … có giọng hót hay, nhiều âm kép được dân chơi chim vô cùng săn đón. Và giá chim ở những vùng này cũng tương ứng với chất lượng.

Chim chào mào tại một số vùng như Tây Bắc, Lạng Sơn, … cũng được đánh giá cao.

Tuy nhiên, nếu như bạn lần đầu chơi chào mào (ý nói những ae chơi chim chưa có nhiều kinh nghiệm) thì nên chọn những chú chim vừa túi tiền. Nuôi dần để có kinh nghiệm chăm sóc, rồi hãy bắt những con chim có giá trị kinh tế cao. Một phần là để tránh bị lừa do mua phải chim lởm nhưng bị bịp giá.

Ngoài ra có một số đặc điểm để chọn chim như mình dài, mào lân, tướng to chim. Mỏ ngắn là những chú chim siêng hót.

Bí quyết phân biệt chim chào mào trống mái

Rất dễ nhầm lẫn giữa chim chào mào trống và mái, kể cả những người chơi có kinh nghiệm.

Chim trống thường có thân hình to hơn so với chim mái, phần đầu – mào cũng lớn hơn. Nếu dựa vào giọng hót, chim trống sẽ siêng hót hơn và âm dài hơn ( 4-8,9 âm) trong khi đó chim mái thường có từ 3-4 âm.

Thuần chim chào mào như thế nào
Thuần chim chào mào như thế nào

Chim chào mào ăn gì?

Thức ăn cho chim chào mào

Để một chú chim luôn căng lửa thì chế độ ăn rất quan trọng. Thức ăn và cách cho ăn chiếm đến 60-70% độ căng của giọng hót.

Rất hay:  Cách Tạo ICloud Mới Trên Mọi Thiết Bị Apple Cực Dễ - Muaban.net

Thức ăn tươi cho chào mào khá phong phú. bạn có thể sử dụng giun đất, châu chấu, cào cào, sâu gạo cho chim ăn. Nếu mới bắt đầu chơi, tuyệt đối không sử dụng thịt lợn, thịt bò tươi sống hay các loại hải sản cho chim ăn, dễ dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy.

Còn về mồi là hoa quả, thực vật. Hầu như chim có thể ăn được tất cả các loại hoa quả nếu như con người ăn được. Tiêu biểu một số loại hoa quả phổ biến mà chào mào thích ăn như chuối, táo, dưa hấu, … Thường xuyên cho chim ăn hoa quả sẽ giúp chim có giọng hót mượt mà.

Xem thêm :

  • cách nuôi dúi hiệu quả
  • phân biệt chích chòe lửa trống mái

Chim chào mào có ăn ớt không?

Nếu như chưa có nhiều kinh nghiệm chơi chim, thì bạn ko nên cho chào mào ăn ớt. Tuy rằng ớt bổ sung một số loại vitamin, nhưng sẽ làm cho chim bị nóng – rát họng nếu ăn nhiều. Dẫn tới chim uống nhiều nước và yếu vào ngày hôm sau.

Cho chim chào mào ăn gì?
Cho chim chào mào ăn gì?

Tuy nhiên, thức ăn chủ yếu thường xuyên cho chim vẫn là cám. Bạn có thể chọn một số loại cám phổ biến cho chim ăn, đồng thời thường xuyên theo dõi phân và biểu hiện để kịp thời phòng trị bệnh cũng như điều tiết chế độ ăn uống.

Cách làm cám cho chim chào mào căng lửa

Bạn có thể tự mình làm cám nếu như có đủ thời gian và đam mê. Sử dụng các loại hạt ngũ cốc rang chín, thêm tôm và thịt bò luộc chín sau đó xay nhuyễn. Cụ thể cách làm như sau:

Ban đầu lấy gạo lứt, đỗ xanh, đỗ tương, mè, lạc đem xay nghiền thành bột mịn. Cho tôm, lòng đỏ trứng, cà rốt, mật ong, nghệ tươi cũng xay nhuyễn ở dạng lỏng.

Trộn đều chúng lại với nhau, sử dụng máy đùn cám viên để tạo thành hạt cám cho chim ăn.

Sử dụng lò nướng, hoặc lò vi sóng để làm khô cám và bảo quản được thời gian dài.

Chim chào mào đang thay lông thì cho ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho chào mào thời điểm thay lông cũng cần phải thay đổi, để đảm bảo chim được ổn định. Có thể kể đến như:

Rất hay:  Cách dùng lò vi sóng Sharp hiệu quả

– Sử dụng các loại cám cho chim thời điểm thay lông, đó là những loại cám ít chất nóng giúp chim nhanh mọc lông mới.

– Cho chim ăn trứng kiến, là loại thức ăn giàu canxi và đạm. Góp phần làm lông chim mọc nhanh hơn.

– Thường xuyên cho chim ăn đu đủ, giúp mượt lông và bổ sung dinh dưỡng.

– Cam, và chuối tốt cho hệ tiêu hóa – đường ruột. Cần được bổ sung thường xuyên.

Kỹ thuật chăm sóc giúp chào mào căng lửa, cực sung

Sau khi chim thay lông xong, là thời điểm thích hợp mang chim đi dượt cho căng lửa.

Khi mang chim đi giao lưu cafe, hay treo ở các bãi dợt chim. Hãy trùm kín áo lồng đảm bảo ko nhìn thấy các chim khác, chỉ cho nghe chim khác hót. Điều này giúp chim khi mang về nhà sẽ rất căng lửa, hót sung cả ngày.

Sau 1 tháng, bạn sẽ thực hiện mở áo lồng khoảng 10 đến 15 phút khi đem chim đến dược. Chim sẽ xung hơn, căng chim. Nhưng đây chưa phải là thời điểm cho chim ra thi, bởi lúc này chim chưa chịu được thời gian dài.

Khoảng 2-3 mùa chim thay lông và dượt như vậy thì chiến bình chào mào của bạn mới có thể coi là sành sỏi và nhiều kinh nghiệm. Lúc này bạn có thể mang chim đi thi đấu, hoặc treo ở nhà nghe hót thưởng thức.

Bên cạnh việc đem chim đi dượt, thì chế độ ăn và ngủ của chim cũng khá quan trọng. Ban đêm, bố trí vị trí treo ở nơi yên tĩnh, tránh những âm thanh bất ngờ như tiếng bô xe, tiếng còi đường, tivi hay các loài động vật như chuột, mèo …

Hướng dẫn tắm và tập lực cho chào mào

Cho chim tắm nước

Để giúp chào mào căng lửa thì việc thường xuyên tắm cho chim là cần thiết. Giúp chim vệ sinh bộ lông thêm óng mượt, và tránh một số bệnh.

Trước khi tắm nước thì bạn có thể cho chim tắm nắng khoảng 30 phút. Thời gian tắm thích hợp là gần trưa hoặc buổi chiều khi nắng đã dịu bớt. Nhưng thời điểm thích hợp nhất là 8 đến 10h sáng. Không nên buổi trưa mang chim ra tắm, dẫn đến tình trạng chim bị cảm, đi ngoài.

Rất hay:  Xem Ngay Top 20+ t 3 là gì [Đánh Giá Cao]

Mùa đông, bạn có thể sử dụng nước ấm một chút. Không nên sử dụng nước lạnh, với thời tiết lạnh thì chim cũng dễ bị nghẻo.

Nếu như chim của bạn, khi đã sang lồng tắm rồi mà ko chịu tắm thì bạn có thể sử dụng bình xịt nhẹ nhàng để tắm cho chim.

Mẹo : nếu như chim không chịu sang lồng tắm, bạn ko nên thò tay vào bắt mà hãy tháo cám cũng như nước ở lồng nuôi ra. Chim đói sẽ tự khắc phải nhảy sang lồng tắm.

Nếu như chim nhát quá, bạn hãy để chúng tắm ở những nơi yên tĩnh. Có ánh nắng mặt trời chiếu nhẹ.

Cho chim tắm nắng

Bên cạnh tắm nước, thì tắm nắng cũng rất quan trọng đối với chim chào mào. Nếu cho chim đón nắng hàng ngày được thì là tốt nhất, thời điểm từ 7 đến 10h sáng. Chiều từ 4 đến 5h, nói chung chọn lúc nắng nhẹ cho chim ra tắm.

Chim sẽ căng lửa và hạn chế bệnh tật khi được tắm nắng thường xuyên.

Phương pháp tập lực cho chào mào

Để một chú chim khi đấu giàn được lâu thì tập lực là khâu không thể thiếu. Khi được vận động, bay lên xuống, trái phải nhiều thì chim sẽ khỏe, bền sức.

Chuẩn bị lồng tập lực riêng cho chim. Khoản lồng này các bác có thể mua bên ngoài, hay trên các group chim cảnh khá nhiều. Tùy theo điều kiện kinh tế và không gian ngôi nhà bạn để bố trí.

Bố trí 2 cầu đứng, trái 1 cầu – phải 1 cầu đối với lồng ngang. Trên một cầu, dưới 1 cầu đối với kiểu lồng đứng. Một cầu bỏ thức ăn, và 1 cầu bỏ nước uống.

Đặt lồng ở nơi thoáng mát, có chút nắng nhẹ vào buổi sáng thì càng tốt.

Mỗi tuần cho chim tập khoảng 3 ngày cách nhau, hoặc nếu có thời gian thì cho tập cả tuần cũng được. Mỗi lần tập khoảng 1-2 tiếng, tăng dần thời gian tập sau 1-2 tuần.Tránh cho chim tập ngay sau khi đi chơi ở giàn về.

Kết bài

Như vậy, higlum.com đã cùng bạn tìm hiểu đặc điểm của chim chào mào. Cách chọn thức ăn, cách tắm cho chim cũng như làm thế nào để con chim chào mào của bạn luôn căng lửa. Đi thi đấu đảm bảo được giải cao.