Tiết kiệm vốn nuôi cá bằng kinh nghiệm kỹ thuật nuôi trùn chỉ

Nuôi trùn chỉ đang là một trong những cách giúp người nuôi cá cảnh tiết kiệm được vốn. Trùn chỉ được sử dụng như một loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho cá cảnh. Vì thế, nếu bạn áp dụng những kinh nghiệm nuôi trùn chỉ sau đây. Còn chần chừ gì nữa hãy cùng chúng tôi lướt xuống tìm hiểu những kinh nghiệm kỹ thuật nuôi trùn chỉ tốt nhất.

Đặc điểm sinh học của trùn chỉ

Trùn chỉ là giống giun nước có thân hình rất mảnh, thường có màu hồng hoặc đỏ sậm. Chiều dài thông thường tầm 3 đến 5cm. Chúng thường tập trung thành từng đám sống trên bề mặt các lớp bùn. Dễ dàng tìm thấy chúng ở những vùng nước chảy chậm, đầm lầy, ao hồ,… (những nơi ấm, ô nhiễm và thiếu oxi). Chúng là nguồn thức ăn giàu protein cho cá và được nhiều người nuôi trồng cá cảnh lựa chọn hàng đầu.

Trùn chỉ là giống giun nước có thân hình rất mảnh, thường có màu hồng hoặc đỏ sậm. Chiều dài thông thường tầm 3 đến 5cm. Chúng thường tập trung thành từng đám sống trên bề mặt các lớp bùn. Dễ dàng tìm thấy chúng ở những vùng nước chảy chậm, đầm lầy, ao hồ,... (những nơi ấm, ô nhiễm và thiếu oxi). Chúng là nguồn thức ăn giàu protein cho cá và được nhiều người nuôi trồng cá cảnh lựa chọn hàng đầu.
Đặc điểm sinh học của trùn chỉ

Chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật nuôi trùn chỉ

Chuẩn bị máng nuôi

Khi nuôi trùn chỉ trong nhà cần phải chuẩn bị một số dụng cụ, máng nuôi sau đây để đảm bảo trùn chỉ không chết.

Xem ngay tại đây để biết chi tiết cách chuẩn bị dụng cụ nuôi trùn chỉ
Chi tiết cách chuẩn bị dụng cụ nuôi trùn chỉ
  • Chuẩn bị chậu hoặc dụng cụ thủy tinh để làm máng nuôi. Máng nuôi có kích thước phụ thuộc vào nhu cầu của người nuôi, thường có kích thước 150 x 15 cm. Ưu tiên sử dụng máng nuôi có diện tích tiếp xúc không khí lớn vì trùn chỉ sẽ nổi lên mặt nước để thở.
  • Ưu tiên lấy nước sông để nuôi trùn. Nếu sử dụng nước máy thì nên phơi nước từ 2 đến 3 ngày để làm mất bột tẩy trắng và những chất khác.
  • Có thể lấy bùn, đất ở chỗ bắt trùn chỉ đem về để vào máng nuôi. Tuy nhiên điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi mà chúng ta chuẩn bị trước. Vì thế có thể pha trộn cát mịn (25%) và phân bò (75%) để tạo ra nền đáy thích hợp cho trùn.
Rất hay:  Cách Dùng Hàm IF Trong Excel - Áp Dụng Thực Tế Trong Công Việc

Lưu ý: Trước khi trộn phân bò với cát. Chúng ta nên ủ yếm khí phân với chế phẩm sinh học để có sự thay đổi về màu và mùi theo hướng tích cực, giảm mật số cũng như mật độ vi sinh vật, trứng giun sán, giảm ô nhiễm môi trường.

  • Nguồn sáng cũng là thứ quan trọng khi nuôi trùn chỉ. Không được tắt hết đèn mà hãy sử dụng một bóng đèn nhỏ trong lúc nuôi (đèn ngủ 5w). Vì trùn chỉ rất lười thở nếu không có nguồn sáng chúng sẽ chết vào ngày hôm sau. Tuy nhiên không được để nguồn sáng quá mạnh, trên máng nuôi che lưới màu sẫm để tránh sự xuất hiện của ấu trùng muỗi.
  • Nhiệt độ: 28 đến 30⁰C.

Chọn trùng chỉ

Trùn chỉ thích sống ở những vùng nước chảy chậm. Cuối mùa xuân và mùa thu là mùa dành riêng cho chúng. Chúng nổi lên đầy những mặt nước khiến cho mặt nước đỏ sẫm một màu. Lúc ấy chúng ta có thể bắt trùn về nuôi.

Mật độ thả: Trùn chỉ là loài có thân hình mảnh vì thế mật độ nuôi có thể lên đến 2.120.000 con /m2.

Thức ăn chủ yếu của trùn chỉ

Chuẩn bị các chậu thức ăn riêng biệt. Thức ăn của trùn chỉ cũng khá đa dạng

  • Kết hợp cám gạo với phân bò, mạt cưa, vỏ chuối, bã mía, phù sa, phân chim bồ câu,…
  • Bột men ngâm trong nước (ăn với số lượng được kiểm soát)
  • Cá tạp chất cắt thành từng miếng nhỏ (20% cá và 80% đất)
  • Rau cải, rau xà lách (70% rau và 30% đất)
Rất hay:  Cách đổi hình nền bàn phím điện thoại Samsung mới nhất 2023

Lưu ý: Các nguyên liệu nên được ủ trong nước với thời gian 4 ngày để giúp quá trình phân hủy được nâng cao. Đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng giúp trùn chỉ lớn và sinh sản nhanh.

Quy trình quản lý và chăm sóc trùn chỉ

Điều chỉnh việc quản lý chăm sóc để cho ra những con trùn chất lượng.

Cách thay nước: Thay nước mỗi ngày 1 lần. Để tránh nước đóng băng vào mùa đông, đặt miếng vải đỏ ấm lên các dụng cụ giữ ấm.

Cách cho ăn: Hòa tan thức ăn vào nước và tạt đều vào máng, lượng thức ăn cho trùn ăn mỗi ngày là 5%..

  • Hệ thống nước chảy liên tục (250ml/ phút).
  • Duy trì hàm lượng oxi >3ppm.
  • Cách 4 ngày bổ sung phân bò với lượng 250 mg/ cm2.

Thu hoạch

Sau 30 ngày nuôi có thể bắt đầu thu hoạch. Tuy nhiên nên thu hoạch 125 mg/cm2 để đảm bảo mật độ nuôi trong hệ thống là 180 mg/cm2 .

Thời gian thu hoạch trùn chỉ tốt nhất à trước khi trời sáng (3h,4h) hoặc sau khi trời tối (8h,9h) vì trùn không thích ánh sáng.

Lưu ý khi thu hoạch: Dùng bạt che tối trong 15 phút trước khi thu hoạch. Khoảng 80% trùn nhỉ bám xung quanh khối chất nền và 20% trùn lớn rút vào giữa khối chất nền. Trùn chỉ khi bị thiếu oxi sẽ gom lại trên tầng mặt chất nền. Sau đó, chúng ta tách trùn chỉ ra khỏi chất nền và tiến hành thu hoạch.

Rất hay:  Gợi Ý Top 20+ condyloma là gì [Hay Lắm Luôn]

Một số lưu ý về kỹ thuật nuôi trùn chỉ

  • Chú ý số lượng trùn chỉ tăng lên, lúc ấy cần thu hoạch kịp thời và phơi khô hoặc để đông lạnh.
  • Vào cuối mùa thu và mùa đông, khả năng sinh sản của trùn sẽ giảm đi nhiều. Đừng đổ nước thêm vào máng khi không thể nhìn thấy những con trùn chỉ bên trong máng nuôi vào mùa đông. Vì tất cả chúng đều ẩn nấp trong lớp tảo xanh.
  • Có thể đặt máng nuôi trong phòng đầy nắng hoặc gần bộ tản nhiệt. Vào mùa xuân, khi nhiệt độ trong nhà tăng lên, những con trùn đỏ sẽ lại xuất hiện. Khi nhiệt độ tăng trên 28°C ở nhiệt độ phòng, chúng sẽ bắt đầu sinh sản.

Trùn chỉ là một nguồn thức ăn rất tốt đối với cá. Để nuôi cá cảnh được giá cao và lời hơn, bạn nên cần chú ý nuôi thêm trùn chỉ. Trùn chỉ nuôi không khó, cái khó là bạn có đủ kinh nghiệm và kỹ thuật để nuôi trùn chỉ hay không. Hi vọng các bạn sẽ thành công với những kinh nghiệm nuôi trùn chỉ. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm kiến thức của các mô hình nuôi thủy sản khác tại đây.