Hướng dẫn cách làm bánh chuối chiên giòn lâu, ăn không ngán

Nếu bạn là một “fan” của chuối và những món ăn làm từ chuối thì bạn không thể nào bỏ lỡ món bánh chuối chiên huyền thoại này được. Một khi đã thưởng thức món ăn này bạn sẽ luôn nhung nhớ vị ngọt lịm, mềm mềm của nhân chuối cùng với lớp vỏ giòn rụm, béo thơm. Nếu bạn không biết mua loại bánh này ở đâu thì hãy tự tay làm ngay tại nhà. Bởi dưới đây Vinpro sẽ chia sẻ cho bạn cách làm bánh chuối chiên giòn rụm để chiêu đãi cả nhà.

Bánh chuối chiên có nguồn gốc từ đâu

Hình ảnh cô bán chuối chiên ngay cổng trường hay bên lề đường có lẽ cũng không xa lạ gì với chúng ta. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc rằng món ăn này có nguồn gốc từ đâu không? Để Vinpro bật mí cho bạn nhé.

Bánh chuối chiên có nguồn gốc từ miền Nam (cụ thể là miền Tây). Chúng được bán nhiều nhất là ở các xe đẩy bên lề đường, đặc biệt là vào mùa lạnh. Chuối chiên có nhiều cách chế biến khác nhau, có người cho thêm đường vào lớp bột để tăng thêm phần ngọt ngào, có người thích giữ nguyên vị ngon của nhân chuối thì làm vỏ nhạt một chút. Nhưng chung quy lại, một chiếc bánh chuối ngon sẽ có lớp vỏ giòn rụm, vàng óng, ruột chuối chín đều, béo ngậy và tan chảy.

Nguyên liệu cần chuẩn bị khi làm bánh chuối chiên

  • 8 quả chuối sứ
  • 170g bột gạo
  • 25g bột mì
  • 25g bột nếp
  • 25g bột năng
  • Gia vị: đường, muối, bột nghệ, nước, dầu ăn.

Hướng dẫn cách làm bánh chuối chiên giòn tan tại nhà

Bước 1: Pha bột

Khác với bột bánh bao và bánh mì, cần phải đúng tỉ lệ các loại bột và nước với nhau, bột bánh chuối chiên thì khác, nó có thể gia giảm tùy theo khẩu vị của người ăn.

  • Sử dụng hoàn toàn bằng bột mì hoặc bột mì tỷ lệ nhiều hơn các thành phần còn lại.
  • Sử dụng hoàn toàn bằng bột gạo hoặc bột gạo tỷ lệ nhiều hơn các thành phần còn lại.
  • Bột nếp, bột năng, bột bắp có thể có hoặc không.
  • Có thể sử dụng bột nổi (baking soda).
  • Sử dụng men dư khi nuôi men tự nhiên.
  • Sử dụng bột chiên chuối sẵn có trộn sẵn theo công thức.

Phần nước pha bột cũng có nhiều sự khác biệt:

  • Sử dụng nước trắng.
  • Sử dụng nước có ga.
  • Sử dụng nước dừa và nước cốt dừa để thêm vị ngọt.
  • Thêm trứng để tăng độ béo ngậy.

Cách nào cũng có thể cho ra được một mẻ bánh thơm ngon. Tuy nhiên, để đúng chuẩn nhất về vỏ bánh giòn rụm, cần phải đặc biệt lưu ý về những điều sau:

Rất hay:  Cách chơi cờ vua thắng nhanh - Bẫy khai cuộc nguy hiểm

Thứ nhất là gạo

Gạo là chìa khóa chính giúp bỏ bánh thêm giòn rụm. Công thức chỉ sử dụng bột mì cũng sẽ cho ra một vỏ bánh giòn nhưng chỉ giòn ở bên ngoài, vỏ bánh sẽ ỉu ngay khi nguội, vậy sẽ không còn tiếng rôm rốp khi ăn nữa.

Thứ hai là nước

Nước cốt dừa có thể tăng độ đậm đà, béo ngậy cho vỏ bánh nhưng nó lại không quyết định kết cấu vỏ bánh. Nước có ga có thể làm tăng độ xốp của vỏ. Để đơn giản nhất, chúng ta chỉ cần nước trắng lạnh pha với tỷ lệ đúng là đã ngon rồi.

Thông thường, nước và bột sẽ có tỷ lệ 1:1 và có thể du di nếu bạn thích bột lỏng hay đặc, nhúng vỏ mấy lần, vỏ dày hay mỏng.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng nước sôi để nguội hay nước từ bình lọc để đảm bảo độ sạch sẽ nhé! Công thức là vậy nhưng bạn cần phải chú ý hơn trong lúc pha bột để có hỗn hợp và nước theo ý muốn.

Thứ ba là gia vị nêm vào

Gia vị không quyết định đến kết cấu bánh nên bạn có thể tăng giảm theo sở thích của bạn. Gia vị cũng rất đơn giản chỉ cần đường và muối. Nếu chuối có vị ngọt lịm, bạn có thể giảm lượng đường xuống. Nhưng đừng bỏ hẳn đường ra nhé, bạn chỉ nên giảm đường hết mức có thể thôi.

Thứ tư là tạo màu cho vỏ bánh

Xem thêm: Bật mí cách làm bánh da lợn dẻo ngon chuẩn vị, ăn là ghiền

Đường nâu hay đường đen có thể giúp vỏ bánh có màu vàng óng đẹp mắt. Ngoài ra, màu vàng xuộm chúng ta hay thấy ngoài quán làm chính là từ bột nghệ. Thêm một ít bột nghệ không làm ảnh hưởng đến vị của bánh mà còn tốt cho sức khỏe nữa. Bạn có thể thêm vào 1 – 2g bột nghệ hoặc 3 – 4g tinh bột nghệ là đã có màu đẹp rồi.

Thứ năm là thời gian ủ bột

Thời gian này là để bột “nghỉ ngơi” trước khi chiên, khi đó bột sẽ ngấm đều và nở ra, tạo độ xốp và tăng hương vị cho vỏ bánh. 6 tiếng là khoảng thời gian để bột được ngon nhất. Vì vậy, nên nếu bạn muốn làm bánh vào buổi sáng thì hãy trộn bột vào đêm hôm trước nhé.

Chi tiết cách pha bột chuẩn nhất:

  • Đầu tiên ta trộn đều 160g bột gạo, 25g bột mì, 25g bột nếp, 25g bột năng, 30 – 65g đường, ¼ thìa cà phê muối, ¼ thìa cà phê bột nghệ vào với nhau. Nếu bạn thấy bột chưa hiện rõ màu vàng thì cũng đừng lo nhé! Bởi vì ở bước tiếp theo, màu vàng của bột nghệ sẽ hiện rõ hơn đó.
  • Tiếp theo, đổ từ từ nước vào hỗn hợp bột. Bạn nên cho từng chút một để tránh bị quá tay nhé và cũng dễ điều chỉnh độ đặc của bột theo ý thích nữa. Sau đó, hãy lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ cặn và những hạt bột chưa tan hết.
  • Hỗn hợp chuẩn là khi bạn nhấc thìa lên và bột chảy thành dòng không đứt quãng. Cuối cùng bạn để bột ủ ở nhiệt độ phòng từ 6 – 8 tiếng. Bạn có thể thêm vào vừng hay sợ dừa khô để tăng thêm mùi vị nhé.
Rất hay:  Cách chuyển ảnh từ điện thoại sang máy tính đơn giản, hiệu quả 2023

Bước 2: Chiên bánh chuối

Bột ngon thì nhân chuối cũng phải ngon thì mới hoàn hảo đúng không nào.

  • Ở Việt Nam, chuối có rất nhiều lựa chọn, từ chuối tây đến chuối ta (chuối ngự, chuối xiêm, chuối sứ,…), chuối đạt chuẩn là đã chín hẳn. Nếu chuối chưa chín thì ăn sẽ có vị chát và không ngọt, nếu chuối chín nát thì lúc chiên chân chuối có thể bị chảy ra do quá nhiều mật.
  • Đầu tiên, chúng ta đổ dầu ngập chảo. Nếu đổ quá ít dầu, lúc chiên bánh sẽ không vàng giòn đều và dễ bị cháy. Bí quyết để tiết kiệm dầu đó là bạn hãy sử dụng một chiếc chảo có đường kính nhỏ nhưng lòng sâu hoặc sử dụng nồi inox chống dính.
  • Lúc đợi dầu sôi, chúng ta sẽ đi ép chuối. Bạn bỏ chuối vào giữa túi zip cứng cáp hoặc màng bọc thực phẩm. Đặt lên một mặt phẳng rộng, ép chuối cho dẹt nhưng nhớ nhẹ tay đừng để bị nát chuối nhé!
  • Khi dầu đạt nhiệt độ 180 độ C là bạn đã có thể chiên chuối rồi đó. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế để kiểm tra. Nếu không có thì bạn hãy nhúng đũa gỗ vào chảo, dầu sôi lăn tăn bên thành đũa là đã sôi rồi. Một cách khác nữa là bạn nhỏ vài giọt bột vào và thấy bột nổi lên ngay lập tức là thành công.
  • Bạn khuấy đều tô bột một lần nữa để đảm bảo bột hòa đều, nhúng đẫm miếng chuối rồi nhẹ nhàng thả vào dầu. Nên chiên từng ít một và không thả nhiều chuối cùng lúc vì điều đó làm dầu giảm nhiệt độ khiến vỏ bánh bị sũng. Bên cạnh đó chiên quá nhiều khiến bánh bị dính lại với nhau làm cho việc chiên bánh trở nên khó khăn hơn.
  • Khi vỏ bánh vừa se lại cả 2 mặt, bạn hãy vớt ra và nhúng lại vào thau bột rồi thả vào chảo dầu một lần nữa nhé! Cách này giúp lớp bột dày và giòn hơn đó.
  • Chiên nhiều thì chảo sẽ xuất hiện vảy đen, đó chính là bột bị cháy đó, bạn chỉ cần đổ một thìa bột vào chảo để những mảng bám bám vào miếng bột đó và bạn đã có một chảo dầu sạch lại rồi. Lưu ý là lúc này chảo phải không có chuối nhé!
  • Bạn rán tới khi vào bánh phồng căng, gõ nghe cồm cộm là đạt chuẩn “5 sao” rồi đó. Cuối cùng bạn hãy vớt ra và để ráo dầu. Nếu bạn muốn bánh giòn lâu hơn và bớt dầu hơn, bạn có thể để trong nồi chiên không dầu trong vòng 5 phút.
  • Bạn có thể làm một mẻ bánh lớn và cho vào tủ lạnh cấp đông, khi nào muốn ăn thì chỉ cần bỏ vào nồi chiên không dầu hoặc bỏ vào chảo dầu là được nè.
Rất hay:  Cách Tính Điểm Thi Đại Học Năm 2020, 2021 Và Cách Xét Tuyển

Bước 3: Hoàn thành bánh chuối chiên

  • Cách ăn dân dã nhất của bánh chuối chiên đó là ăn trực tiếp sau khi đã chiên. Vị ngọt lịm của chuối hòa với sự nóng giòn của vỏ bánh tạo nên sự cuốn hút lạ thường cho món ăn này.
  • Nếu muốn trải nghiệm sự mới lạ, bạn có thể thêm vào một viên kem tươi mát, mứt hoa quả, sốt socola hay caramen.

Xem thêm: Chia sẻ cách làm bánh xèo 3 miền ngon chuẩn vị

Những lưu ý khi làm bánh chuối chiên

Để món bánh chuối chiên trở lên thơm ngon, béo ngậy, ngoài việc thực hiện đúng theo cách bước làm trên, bạn cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Nên chọn chuối sứ (hay còn gọi là chuối tây) vừa chín tới, vì loại chuối này khi chiên sẽ không bị bở, ngọt và không bị chát như các loại chuối khác.
  • Bánh chuối khi chiên yêu cầu lớp vỏ bên ngoài phải giòn, không bị cháy và không bị cứng.
  • Khi trộn bột, tránh đổ nhiều nước quá nhanh sẽ làm bột bị vón cục, không phủ kín miếng chuối và khó chiên.
  • Khi chiên, cần đợi dầu sôi rồi mới cho chuối vào và nên giảm nhỏ lửa để bánh không bị cháy.

Bánh chuối là một món ăn bình dân, nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản và hương vị chiều lòng tất cả mọi người từ người già đến trẻ em. Còn bạn thì sao? Hãy chia sẻ công thức này của Vinpro cho mọi người nếu thấy hữu ích nhé! Chúc bạn thành công!