Cách pha bột sắn dây thơm ngon đúng vị giúp giải nhiệt cơ thể

Bột sắn dây có rất nhiều tác dụng như giải nhiệt, hạn chế mụn nhọt và rôm sảy, giúp làm đẹp da. Nên đây là một thức uống rất được ưa chuộng khi mùa hè tới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chế biết bột sắn dây đúng cách để tận hưởng trọn vẹn hương vị mà vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy cách pha bột sắn dây ngon như thế nào?

Bột sắn dây có tốt không?

Thành phần bột sắn dây

Sắn dây hay có tên gọi khác là khau cát hay bạch cán là loại cây leo lâu năm. Thân cây leo rễ dài, phát triển thành củ to và dài với đường kính trung bình từ 6 đến 8 cm. Củ sắn dây chứa nhiều bột với mùi thơm nhẹ đặc trưng, với vị ngọt nhẹ và thanh mát.

Củ sắn dây sau khi được thu hoạch sẽ được sơ chế cơ bản, rửa sạch, gọt vỏ, cắt lát. Sau đó, các lát sắn được luộc ăn luôn hoặc phơi khô tạo bột bảo quản lâu dài.

Bột sắn dây có chứa 12% đến 15% là tinh bột. Hơn thế, bột sắn dây có chứa hoạt chất isoflavone giúp điều hòa nội tiết tố nữ, làm đẹp và chống lão hóa. Ngoài ra, loại bột này còn chứa các hoạt chất khác như puerarin, daidzein, genistein… với tác dụng giãn mạch, chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tác dụng với cơ thể

Bột sắn dây là món ăn quen thuộc với mỗi căn bếp Việt với rất nhiều cách chế biến khác nhau. Và với mỗi cách sử dụng, bột sắn dây đều mang đến những công dụng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe người sử dụng:

  • Thực phẩm: Sắn dây có thể luộc hoặc nướng ăn trực tiếp. Bột sắn dây có nhiều cách chế biến đa dạng thành món ăn vặt giải nhiệt cơ thể.
  • Mặt nạ bột sắn dây giúp sáng da, trị nám, chống lão hóa da.
  • Điều trị bệnh: Trong Đông y, bột sắn dây là một loại dược liệu được sử dụng thường xuyên giúp giải độc và thanh nhiệt cơ thể.
Rất hay:  Các đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất kiểu Hàn Quốc

Cách pha bột sắn dây

Bột sắn dây với vị ngọt thanh mát và tính hàn giúp giải nhiệt cơ thể sẽ là thức uống thích hợp trong tiết trời oi bức. Cách uống bột sắn dây đúng cách mà đơn giản được thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 2 thìa bột canh bột sắn dây.
  • 150ml nước sôi.
  • Đường, nước cốt chanh hay nước rau má tùy khẩu vị.

Tiến hành:

  • Cho bột sắn dây vào cốc, đổ 150ml nước sôi và khuấy đều tay, tránh để bột vón cục.
  • Đổ thêm nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội.
  • Thêm nước cốt chanh, đường… tùy ý thích.

Uống bột sắn dây đúng cách không chỉ đem đến hương vị thanh ngọt đặc trưng của bột sắn mà còn giúp bột giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao. Bột sắn dây tuy lành tính nhưng nếu chưa được sơ chế kỹ càng, còn sót tạp chất chưa lọc sẽ dễ khiến bạn rối loạn tiêu hóa, đau bụng hay ỉa chảy.

Khi thưởng thức món bột sắn dây, bạn cần chú ý tránh uống quá nhiều, chỉ nên uống một ly mỗi ngày và pha với nước sôi để bột sắn dây được chín đều. Tránh trường hợp bột chưa được sơ chế kỹ lượng gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Cách pha bột sắn dây ngon với đường giúp thức uống dễ uống hơn. Tuy nhiên, chỉ nên pha chút đường, hạn chế cho nhiều đường sẽ gây tình trạng nóng trong cơ thể. Khi sử dụng thức uống này cho trẻ em hay phụ nữ đang mang thai, cần chú ý bột sắn dây cần được chín kỹ để tránh tình trạng lạnh bụng do tính hàn của bột, gây đau bụng hay tiêu chảy.

Rất hay:  Tổng hợp các công thức đạo hàm mới nhất lớp 11, 12 [Bản đầy đủ

Cách nấu bột sắn dây đúng vị

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Bột sắn dây.
  • Nước sôi.
  • Nồi nấu.
  • Đường.

Tiến hành:

  • Đầu tiên, cho bột sắn vào cốc, thêm lượng đường phù hợp với sở thích.
  • Cho 10ml nước lọc vào khuấy đều để tan đường và bột sắn.
  • Bắc bếp và đun nhỏ lửa dung dịch vừa khuấy.
  • Cho thêm nước sôi và khuấy đều tay cho đến khi dung dịch thành dạng sền sệt, trắng đục là được.
  • Tắt bếp và thưởng thức.

Ngoài ra,để giải cảm thì bạn có thể kết hợp bột sắn dây với các thành phần dược liệu Đông y như quế chi, ma hoàng, sinh khương, bạch nhược hay cam thảo. Công thức này không chỉ giúp điều trị chứng cảm phong hàn mà còn hạn chế triệu chứng sốt, đau đầu, đau mỏi vai gáy hay sợ lạnh.

Cách ăn bột sắn nấu chín sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe hơn. Cách ăn này đặc biệt phù hợp với đối tượng trẻ em, người già và phụ nữ đang có thai. Tuy nhiên, tránh sử dụng chè bột sắn dây làm bữa chính trừ cơm vì bột sắn dây có giá trị năng lượng thấp, không đủ để cung cấp năng lượng thay tinh bột.

Lưu ý khi sử dụng bột sắn dây

Khi sử dụng bột sắn dây, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người có bụng dạ yếu không nên sử dụng bột sắn dây pha sống với nước sẽ dễ mắc rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: Ỉa chảy, đầy hơi chướng bụng, đau bụng…
  • Không nên cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh uống bột sắn pha sống. Thay vào đó, nên để trẻ ăn bột sắn nấu chín sẽ giúp giảm tính hàn và an toàn hơn với sức khỏe của trẻ.
  • Hạn chế pha bột sắn dây với nước lạnh sẽ làm tăng tính hàn của bột.
  • Tuyệt đối không kết hợp bột sắn dây với mật ong, sẽ sản sinh chất độc cho cơ thể.
  • Không nên trộn nước sắn dây với hoa bưởi sẽ làm giảm dược liệu của sắn dây.
  • Người có tiền sử huyết áp thấp hay cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu không nên sử dụng bột sắn dây vào buổi sáng.
  • Không uống hay ăn bột sắn dây vào ban đêm sẽ dễ bị đầy hơi, chướng bụng.
  • Không uống bột sắn dây khi đói, nên uống cách bữa ăn 30 – 60 phút.
  • Không uống quá nhiều, chỉ nên sử dụng một cốc sắn dây mỗi ngày.
  • Mua bột sắn dây có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua bột trôi nổi dễ lẫn tạp chất, chất bẩn.
Rất hay:  Tác phẩm "Đường cách mệnh" - Lịch sử và Ý nghĩa

Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về cách pha bột sắn dây ngon và đơn giản. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Bột sắn dây là thức uống được ưa chuộng mỗi mùa hè nóng nực. Với cách chế biến đa dạng như pha nước uống hay nấu thành chè, món ăn vặt này không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh ăn quá nhiều bột sắn dây cũng như kết hợp các nguyên liệu không phù hợp.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp