H2SO4 là một acid đậm đặc mà ai cũng biết đến và khá nguy hiểm. Và chỉ cần một chút sơ sẩy có thể ảnh hướng đến bản thân. Vì thế mà trong sử dụng để giảm rủi ro thường người ta sẽ pha loãn dung dịch axit này.
Và một câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất đó chính là Muốn pha loãng dung dịch axit H2SO4 đặc cần làm gì? Với bài viết ngày hôm n ay chúng toi và bạn sẽ cùng tìm hiểu về dung dịch axit H2SO4 đặc này cũng như là cách để pha loãng dung dịch này như thế nào nhé.
H2SO4 là gì?
H2SO4 là một axit vô cơ gồm các nguyên tố lưu huỳnh, oxy và hydro với tên gọi khác là Axit sunfuric. H2SO4 (Axit sunfuric) là hóa chất lỏng không màu, không mùi và sánh, hòa tan trong nước và một phản ứng tỏa nhiệt cao.
Tính chất vật lý của axit sunfuric H2SO4
H2SO4 (Axit sunfuric) là chất lỏng, hơi nhớt và nặng hơn nước, khó bay hơi và tan vô hạn trong nước.
H2SO4 (Axit sunfuric) đặc thường hút mạnh nước và tỏa nhiều nhiệt nên khi pha loãng phải cho từ từ axit đặc vào nước mà không làm ngược lại, vì H2SO4 có thể gây bỏng.
H2SO4 (Axit sunfuric) còn có khả năng làm than hóa các hợp chất hữu cơ.
Tính chất hóa học của axit sunfuric H2SO4
H2SO4 (Axit sunfuric) loãng
Dung dịch axit H2SO4 là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:
Axit sunfuric H2SO4 làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ.
Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
H2SO4 tác dụng với oxit bazo tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước .
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
H2SO4 (Axit sunfuric) tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.
H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới (trong đó kim loại vẫn giữ nguyên hóa trị) và axit mới.
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2
H2SO4 (Axit sunfuric) đặc
Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:
Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2.
C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)
2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
Tác dụng với các chất khử khác.
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với phương trình hóa học như sau.
C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O
Muốn pha loãng dung dịch axit H2SO4 đặc cần làm như sau
A. Rót từ từ nước vào dung dịch axit đặcB. Rót từ từ dung dịch axit đặc vào nướcC. Rót nhanh dung dịch axit đặc vào nướcD. Rót thật nhanh nước vào dung dịch axit đặc
H2SO4 đặc có đặc tính háo nước và tỏa nhiều nhiệt nên khi pha loãng phải cho từ từ axit đặc vào nước mà không làm ngược lại, vì có thể gây bỏng nặng. Vì có đặc tính háo nước axit sunfuric còn có khả năng hút nước, làm than hóa các hợp chất hữu cơ.
=> Đáp án B: Rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước
Những lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản H2SO4
Khi sử dụng cần phải pha loãng axit sufuric với nước, sau đó cho từ từ axit vào nước rồi sau đó khuấy đều, tuyệt đối không được làm ngược lại. Cần sử dụng găng tay và kính khi tiếp xúc với H2SO4 loãng, và khi tiếp xúc với axit đậm đặc thì cần phải có các tấm bảo vệ mặt và tạp dề PVC để đảm bảo an toàn nhất.
Vì là một axit rất mạnh, nên chúng cần được bảo quản tránh xa bazơ và các chất khử. Nó là một chất ăn mòn mạnh thậm chí ngay cả khi bị pha loãng, nó ăn mòn nhiều kim loại chẳng hạn như sắt và nhôm.
Hi vọng vối bài viết trên bạn đã hiểu về H2SO4 và đã biết rằng Muốn pha loãng dung dịch axit h2so4 đặc cần làm những gì rồi nhé.