Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh và những lưu ý quan trọng

Hướng dẫn cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chính xác

Trẻ vừa chào đời hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện nên việc làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ phải thật thận trọng bắt đầu từ khâu chọn sữa, vệ sinh tay, tiệt trùng bình và dụng cụ pha sữa,… Để pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách, bố mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên hộp sữa, nắm rõ tỉ lệ pha, nhiệt độ nước thích hợp.

Bố mẹ cần xác định lượng sữa trẻ sơ sinh có thể uống hôm nay khoảng bao nhiêu ml. Từ đó, căn chỉnh để lấy lượng nước và sữa tương ứng. Nước dùng pha sữa nên là nước sôi để nguội đạt mức nhiệt độ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Chẳng hạn, một số loại sữa cho trẻ sơ sinh của Nhật cần phải pha với nước nóng 70 độ; trong khi, đa số các loại sữa khác thì chỉ khuyến cáo pha với nước nóng 40 độ.

Pha sữa cho trẻ sơ sinh tưởng đơn giản nhưng cũng có rất nhiều điều phải lưu ý.

Pha sữa cho trẻ sơ sinh tưởng đơn giản nhưng cũng có nhiều điều cần phải lưu ý.

Các bước pha sữa chính xác gồm:

  • Cho nước nóng ấm vào bình
  • Lấy lượng sữa bột cần thiết đổ tiếp vào nước. Bố mẹ lưu ý lấy sữa bột thì gạt thìa cho lượng bột bằng mép muỗng, pha theo đúng tỷ lệ. Việc pha sữa cho em bé sơ sinh quá loãng hay quá đặc đều không tốt.
  • Đậy núm ti và nắp bình lại rồi lắc cho sữa tan đều.
  • Để sữa nguội hơn chút (đạt khoảng 37 độ) thì cho trẻ bú. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh thường thích bú sữa ấm hơn vì giống sữa mẹ (bằng thân nhiệt 37°C).

Lưu ý:

  • Bố mẹ nên nhỏ một vài giọt sữa vào cổ tay để kiểm tra nhiệt độ sữa xem có bị quá nóng không, trước khi cho bé bú.
  • Nếu con chưa dùng sữa ngay thì bố mẹ nên đậy kín phần núm ti, làm ấm lại sữa trước khi cho bé uống, bằng cách đặt bình sữa trong một cốc nước ấm khoảng vài phút. Tuyệt đối không đun sôi nước hoặc hâm nóng bằng lò vi sóng.
  • Nên bỏ lượng sữa thừa sau khi đã cho bé bú hơn 1 tiếng.

Lượng sữa phù hợp cho trẻ sơ sinh theo tháng tuổi và cân nặng

Đầu tiên xin khẳng định, đây chỉ là những con số ước lượng chung để tham khảo. Thực tế, mỗi trẻ là một cơ thể độc lập với tiêu chuẩn phát triển riêng, có nghĩa, bé có thể bú được lượng sữa nhiều hoặc ít hơn lượng phổ biến bình thường. Bố mẹ cần chú ý quan sát để điều chỉnh sao cho phù hợp với lượng ăn, giờ giấc sinh hoạt của bé nhà mình.

Để kiểm tra nhiệt độ chính xác nước pha sữa, mẹ có thể dùng nhiệt kế chuyên dụng.

Để biết nhiệt độ chính xác của sữa đã pha, mẹ có thể dùng nhiệt kế chuyên dụng.

Rất hay:  Bật Mí Cách Hack Follow Instagram Miễn Phí Mới Nhất 2023

Trong vài ngày đầu mới chào đời, dạ dày của con còn rất nhỏ, lượng sữa ăn được mỗi lần rất ít. Bố mẹ hãy cho con uống sữa theo nhiều cữ, khoảng 8-12 cữ/ngày. Mỗi cữ bú sữa công thức cách nhau chừng 3 tiếng (Sữa mẹ là khoảng 2 tiếng).

  • Trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi: Bú từ 5 – 7m/lần.
  • Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi: Bú khoảng 14ml/lần.
  • Trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi: Bú được 23 – 27ml/lần.
  • Trẻ sơ sinh 4 – 6 ngày tuổi: Bú được 30ml/lần.
  • Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi: Bú được 35ml/lần.
  • Trẻ dưới 1 tháng tuổi: Bú được khoảng 40 – 60ml/lần.

Trẻ trên 1 tháng tuổi, bố mẹ có thể giảm số lần bú trong ngày đi còn khoảng 5 – 6 cữ bú/ngày

  • Trẻ từ trên 1 tháng – 2 tháng tuổi: Bú được từ 60 – 90ml/lần.
  • Từ tháng thứ 3: Bé sơ sinh bú được khoảng 60 – 120ml/lần.
  • Tháng thứ 4, thứ 5: Trẻ bú khoảng 90 – 120ml/lần.
  • Tháng thứ 6: Trẻ bú 120 – 180ml/lần.

Trẻ sơ sinh từ tháng thứ 7 đến dưới 1 tuổi là bước vào giai đoạn có sự phát triển vượt trội nhất. Khi này sữa mẹ hay sữa công thức không còn đáp ứng đầy đủ được nhu cầu thiết yếu của con, trẻ bắt đầu ăn dặm thêm các loại bột, cháo, hoa quả,… Giai đoạn này, bố mẹ chỉ nên duy trì khoảng 3 – 4 cữ sữa.

  • Tháng thứ 7: Trẻ bú khoảng 180 – 220ml/lần.
  • Tháng thứ 8: 200 – 240ml/lần.
  • Tháng thứ 9, 10, 11, 12: Bé bú 240ml/lần.

Ngoài ra, để xác định lượng sữa phù hợp với trẻ dưới 6 tháng tuổi còn có thể dựa vào cân nặng của trẻ (Theo bệnh viện Từ Dũ): Lượng sữa (ml) = cân nặng trẻ sơ sinh x 150ml. Ví dụ, bé 3kg thì cần 450ml sữa/ngày, bé 4kg thì cần 600ml sữa/ngày. Còn lượng sữa mỗi cữ của bé sẽ tính như sau: Thể tích dạ dày của bé (ml) = cân nặng x 30.

Riêng đối với trẻ sinh non, thiếu tháng thì cần bú nhiều sữa hơn. Cụ thể là những ngày đầu trẻ nên bú 160 – 180ml sữa/mỗi cân trọng lượng cơ thể. Tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ.

Những lưu ý quan trọng khi pha sữa cho trẻ sơ sinh

Đảm bảo vệ sinh và khoa học khi pha sữa bột bé sơ sinh

Đảm bảo vệ sinh là yếu tố vô cùng quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm phòng tránh việc vô tình đưa các tác nhân gây hại vào cơ thể bé. Khi pha sữa, bố mẹ nên rửa tay thật kỹ, thực hiện pha sữa tại khu vực sạch sẽ, tiệt trùng bình và dụng cụ pha sữa cẩn thận.

Nước sử dụng để pha sữa nên dùng nước sạch, không dùng các loại nước tinh khiết hay nước khoáng. Không ít người nghĩ rằng dùng nước khoáng pha sữa cho bé sẽ sạch, tiện lợi hơn. Nhưng sự thật là việc pha sữa công thức bằng nước khoáng sẽ làm biến đổi các chất dinh dưỡng có trong sữa, thậm chí làm hình thành sỏi thận do hệ tiêu hóa của bé sơ sinh rất non nớt khó có thể tiêu hóa được các chất có trong nước khoáng.

Rất hay:  #10 Bài Thuốc Dân Gian Làm Tan/Tiêu Đờm An Toàn Cho Bé

Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tay khi pha sữa hoặc cho con bú sữa công thức.

Mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ khi pha sữa hoặc cho con bú sữa công thức.

Không trộn hai loại sữa công thức hoặc trộn sữa công thức với thức ăn khác

Mỗi loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh đều có ưu điểm, công dụng nổi bật. Loại thì tập trung tăng cân, loại phát triển chiều cao, loại tập trung phát triển trí não. Cũng có những loại đặc biệt chú ý tới hệ tiêu hóa non nớt của trẻ như Sữa Morinaga Hagukumi số 1 (Hàng nội địa Nhật Bản) nhờ việc bổ sung Lactoferrin – yếu tố dinh dưỡng có nhiều trong sữa non.

Theo đó, không ít mẹ suy diễn rằng pha trộn các loại sữa khác nhau có thể giúp bé hấp thụ đầy đủ các loại dưỡng chất ưu việt, phát triển toàn diện hơn. Nhưng mẹ biết không điều này là phản khoa học, không những không mang lại hiệu quả gì mà còn làm thay đổi mùi vị sữa, ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé lâu dài.

Bên cạnh đó, việc pha trộn thêm thức ăn khác như nước rau quả, thực phẩm… đều có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Bố mẹ nhất định nên tránh nhé.

Sữa Morinaga được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho bé ngay từ những ngày đầu tiên mới chào đời.

Sữa Morinaga được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho bé ngay từ những ngày đầu tiên mới chào đời.

Không thay đổi công thức pha sữa

Mỗi loại sữa cho trẻ sơ sinh đều được sản xuất theo tỷ lệ, công thức nhất định (đã có nghiên cứu, thử nghiệm, thẩm định kỹ lưỡng). Trẻ sẽ hấp thụ được tối đa dinh dưỡng là khi bố mẹ pha đúng hướng dẫn. Việc tự ý thay đổi tỷ lệ pha ví dụ như cho nhiều lượng sữa bột hơn hay nhiều nước hơn đều có thể phá vỡ công thức, khiến sữa không còn đảm bảo khả năng cung cấp dưỡng chất cho trẻ, thậm chí gây hại cho con.

Chú ý nhiệt độ nước pha sữa bột cho bé sơ sinh

Nhiệt độ nước pha sữa của mỗi loại sữa không giống nhau. Bố mẹ trước khi pha sữa cho con nên đọc kỹ hướng dẫn ghi trên sản phẩm. Bố mẹ chuẩn bị nước theo đúng yêu cầu, không nhất định phải chuẩn 100%, có thể chênh lệch vài độ C cũng không sao.

Nói về nhiệt độ nước để pha sữa, hầu hết các loại sữa công thức đều yêu cầu nhiệt độ khoảng 40-50 độ C. Bởi trong sữa có chứa lượng nhỏ vitamin nhạy cảm với nhiệt, nhiệt độ cao sẽ phá hủy cấu trúc các vitamin, làm hao hụt chất dinh dưỡng trong sữa. Còn một số loại sữa lại yêu cầu nhiệt độ nước pha sữa từ 60 – 70 độ C, bố mẹ cần quát sát để pha sữa đúng cách.

Rất hay:  Daedong Korea Ginseng hướng dẫn sử dụng cao hồng sâm Hàn

Lưu ý, nước pha sữa tốt nhất nên được đun nước sôi khoảng 1 phút rồi để vài phút cho hạ đúng mức nhiệt độ mong muốn. Bố mẹ không nên đổ nước nóng lẫn nước lạnh để giảm nhiệt độ nước pha sữa. Hiện nay có nhiều loại ấm đun nước cài được nhiệt độ cụ thể cùng chế độ hẹn giờ,… sẽ giúp ích nhiều cho việc pha sữa của các bố mẹ, nhất là những người lần đầu sinh con.

Các loại bình đun nước cài sẵn nhiệt độ hỗ trợ tối đa mẹ trong việc pha sữa cho con.

Các loại bình đun nước cài sẵn nhiệt độ hỗ trợ tối đa mẹ trong việc pha sữa cho con.

Cách làm ấm sữa cho bé

Sẽ không tránh khỏi những lúc mẹ vừa pha sữa xong thì em bé lại ngủ không kịp uống. Trường hợp này, mẹ có thể đóng nắp cẩn thận và trữ vào tủ lạnh trong khoảng 2 tiếng. Khi bé muốn uống, mẹ làm ấm bình sữa bằng cách ngâm trong ca hoặc chậu chứa nước nóng khoảng 10 phút. Trước khi cho con uống thì kiểm tra độ ấm nóng của sữa bằng cách nhỏ sữa ra mặt trong cổ tay. Nếu sữa nóng quá mẹ lại ngâm sữa vào ca chứa nước mát ít phút.

Mẹ lưu ý không bao giờ được làm ấm sữa trong lò vi sóng nhé. Nguyên nhân được lý giải là, lò vi sóng làm nóng sữa không đều, có thể tạo nên những phần sữa quá nóng, làm mất chất dinh dưỡng trong sữa, hoặc gây phỏng cho bé.

Ngâm bình sữa vào ca nước nóng là cách hâm sữa đơn giản và không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Ngâm bình sữa vào ca nước nóng là cách hâm sữa đơn giản và không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Không dùng lại sữa thừa

Phần sữa bột trẻ bú thừa về mặt cảm quan sẽ không có thay đổi gì về màu sắc hay mùi vị sau khoảng 1 – 2 tiếng. Điều này không có nghĩa là sữa vẫn an toàn và con vẫn có thể bú. Bởi dù không nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng các vi khuẩn từ nước bọt trong miệng bé hoặc môi trường xung quanh vẫn đang sinh sôi, khiến sữa bị nhiễm khuẩn (ngay cả khi bố mẹ lưu trữ sữa trong tủ lạnh). Vì thế, tốt nhất bố mẹ nên pha lượng sữa vừa đủ, cho bé bú sữa mới trong mỗi cữ bú, đổ bỏ ngay lượng sữa thừa nếu bé không bú hết nhằm đảm bảo an toàn cho con nhé.

Hy vọng rằng chia sẻ trên đây sẽ phần nào tháo gỡ được nỗi băn khoăn về cách pha sữa cho trẻ sơ sinh, đồng thời, cung cấp thêm kiến thức hữu ích giúp bố mẹ có thể tự tin chăm sóc bé từ những ngày đầu tiên mới chào đời.