Cách quấn cán vợt cầu lông chuẩn và đẹp nhất cho người Mới!

Video hướng dẫn quấn cán vợt cầu lông

Cách quấn cán vợt cầu lông

Theo kinh nghiệm được học hỏi và trau dồi hơn 10 năm kinh doanh vợt cầu lông thì theo Thiên Trường Sport, quấn cán vợt cầu lông cơ bản gồm có 6 bước sau đây:

– Bước 1.

Cách quấn cán vợt cầu lông

Vệ sinh cán vợt cầu lông

Tháo băng dây quấn cũ trên vợt cầu lông của bạn ra và vệ sinh lại khu vực tay cầm của vợt. Khi tháo dây thì bạn nên tháo từ phía trên tay cầm vợt và từ từ tháo xuống dưới. Lưu ý, nếu cán tay cầm vợt cầu lông quá nhỏ với bạn thì bạn có thể không cần tháo dây quấn cũ để sau khi quấn nó sẽ to ra và phù hợp với bạn.

– Bước 2.

Bỏ dây quấn cán vợt mới ra khỏi bao bì và tháo dây quấn ra thành một dải thẳng. Sau khi tháo dây quấn vợt mới ra thì bạn sẽ được một dải dây quấn có một đầu nhỏ và một đầu lớn hơn. Lưu ý, bộ dây quấn có 1 miếng băng keo đen và bạn nên giữ nó lại để dán sau khi quấn xong.

dây quân cán vợt cầu lông

Dây quấn cán vợt

– Bước 3.

Bắt đầu tiến hành quấn cán vợt cầu lông và nhớ rằng bạn phải quấn từ phía cuối của cán vợt, sau đó quấn dần dần lên đầu cán. Trước hết, bạn áp phần đầu dây quấn lớn hơn vào cuối cán vợt (bạn nên để thừa ra một đoạn nhỏ dây quấn để nó có thể ôm vào đáy cán vợt) và sau đó hãy xoay dây quấn một vòng dọc theo các cạnh dưới cùng của tay cầm.

Rất hay:  Phân biệt tắm trắng khô và tắm trắng ướt - Kem làm trắng

Quấn cán vợt cầu lông

Cách quấn cán vợt cầu lông

-Bước 4.

Tiếp tục quấn, kéo với độ mạnh vừa phải và dần dần cho đến hết về phía đầu vợt. Bạn nên căn chỉnh sao cho dây quấn vừa đủ quấn hết tay cầm vợt. Bạn nên kéo chặt hơn cho dây quấn mỏng và chặt hơn tránh bị rơi ra khi sử dụng.

– Bước 5.

Sau khi quấn xong bạn sử dụng miếng băng dính đen lúc nãy để cố định dây quấn và chỉnh sửa lại sao cho vừa ý nhất. Ở bước này bạn có thể lấy băng dính đen của thợ điện để sử dụng vì băng dính đi kèm khá nhỏ và có độ bám dính không tốt nếu sử dụng lâu ngày.

– Bước 6.

Kiểm tra lại các vết quấn một lần nữa sao cho ngay ngắn và chặt nhất. Như vậy bạn đã hoàn thành xong các bước quấn vợt cầu lông.

Quấn cán vợt cầu lông

Quấn cán vợt cầu lông

Tham khảo thêm: Cách cầm vợt cầu lông.

Lỗi cơ bản khi quấn cán vợt cầu lông.

Tuy khá đơn giản nhưng có nhiều người vẫn thường xuyên gặp lỗi khi thực hiện các bước quấn cán vợt cầu lông này. Nếu như bạn là người mới thì bạn cũng cần đặc biệt lưu ý một số lỗi cơ bản khi quấn như sau:

– Quấn dây không đủ đến đầu cán vợt. Lỗi này chủ yếu bạn quấn không đều tay hoặc quấn quá dày và nó sẽ khiến cho mối quấn dễ bị xù ra, hư hỏng.

– Có một vài người lại sử dụng đầu dây nhỏ hơn để cuốn trước vào cuối cán vợt và điều này sẽ khó cố định mối quấn ở phía đầu cán vợt, khiến cho dây quấn dễ bị bung ra.

Rất hay:  Cách tháo móng úp giả nhanh và đơn giản ngay tại nhà - Dep365

– Có một số người lại thực hiện quấn cán vợt cầu lông từ phía đầu cán vợt trở xuống và điều này là hoàn toàn sai vì nếu kết thúc ở cuối cán vợt thì dây quấn sẽ dễ bị lỏng, bung ra khi chơi.

Lỗi khi quấn cán vợt cầu lông

Lỗi khi quấn cán vợt cầu lông

Lợi ích khi quấn cán vợt cầu lông đúng cách.

Ở phần trên của bài viết, Thiên Trường Sport đã nói sơ qua về lợi ích của việc quấn cán vợt cầu lông và giờ đây chúng tôi sẽ giải thích chi tiết những lợi ích này để bạn hiểu rõ hơn.

– Đầu tiên, quấn vợt cầu lông chuẩn sẽ giúp làm giảm đi độ ẩm và tránh sự trơn trượt khi sử dụng vợt để chơi. Một cây vợt dùng lâu ngày sẽ mất đi khả năng hút mồ hôi và không còn độ xám nên rất khó điều khiển trong lòng bàn tay. Tay cầm vợt sẽ rất trơn, dễ bị rơi khỏi tay và vì thế sau một thời gian sử dụng vợt (khoảng 1-2 tháng) bạn cần thay dây quấn vợt cầu lông để đảm bảo. Nếu đôi tay của bạn ra nhiều mồ hôi thì bạn cần phải thay dây quấn vợt thường xuyên hơn vì vợt dùng lâu ngày sẽ không thấm hút mồ hôi và gây ra cảm giác khó chịu cho bạn.

Lợi ích quấn cán vợt cầu lông

Lợi ích quấn cán vợt cầu lông

– Thứ 2, quấn vợt cầu lông giúp tay cầm vợt cầu lông của bạn tránh tích tụ các loại vi khuẩn và vi trùng gây hại. Tay cầm vợt là nơi tiếp xúc nhiều nhất giữa tay và vợt. Nếu sử dụng vợt lâu ngày mà bạn không thay dây quấn vợt thường xuyên thì tay cầm vợt của bạn sẽ dễ tích tụ vi khuẩn có hại. Những vi khuẩn đó có thể truyền từ vợt lên tay của bạn và gây ra một số tác hại cho tay như gây ngứa, sưng hoặc mẩn đỏ… Để tránh những ảnh hưởng không tốt xảy ra thì bạn nên thay dây quấn vợt tốt nhất là 1-2 lần/tháng.

Rất hay:  Ứng Xử Là Gì ? Tầm Quan Trọng Của Văn Hóa Ứng Xử Nên Và Không Nên Làm Gì Trong Giao Tiếp Ứng Xử

– Cuối cùng, quấn vợt cầu lông sẽ giúp cho cây vợt của bạn vừa vặn và chắc chắn hơn trong lòng bàn tay. Bạn rất thích một cây vợt cầu lông nào đó nhưng nó quá nhỏ so với tay bạn, giải pháp cho bạn là hãy quấn thêm dây quấn vợt cầu lông vào nó. Ngoài ra, quấn vợt cầu lông còn tạo sự êm ái và cảm giác thoải mái hơn khi cầm vợt.

Tổng kết.

Như vậy cửa hàng dụng cụ thể thao Thiên Trường đã gửi đến bạn toàn bộ hướng dẫn về cách quấn cán vợt cầu lông và đồng thời chia sẻ những lợi ích của việc quấn cán. Hy vọng với những kiến thức này thì bạn đã có thể tự mình quấn được vợt cầu lông.

Thiên Trường là đơn vị chuyên bán dụng cụ cầu lông uy tín, chính hãng và giá rẻ nhất. Nếu bạn có nhu cầu mua thêm trụ – lưới cầu lông thì có thể gọi 09686 50686 để được tư vấn thêm nhé!