Mẹ có thể đẻ thường không rạch tầng sinh môn? Giải pháp nào giúp

Tuy nhiên, vết rách tự nhiên thường nhẹ, sẽ ít gây tổn thương đến các mô hơn so với việc chủ động cắt tầng sinh môn. Vì vậy, các bệnh viện hiện nay không xem rạch tầng sinh môn là thủ thuật thường quy nữa. Thay vào đó, bạn có thể thảo luận với bác sĩ về vấn đề này trước khi sinh. Các bác sĩ sẽ xem xét, đánh giá đầy đủ để quyết định có nên rạch tầng sinh môn cho mẹ sinh thường hay không.

Có cách nào giúp mẹ tăng cơ hội đẻ thường không rạch tầng sinh môn?

sinh thường không rạch tầng sinh môn

Nhiều mẹ bầu có thể mong đợi về việc đẻ thường không rạch tầng sinh môn để phục hồi nhanh hơn sau sinh. Tuy nhiên, cũng giống như sinh mổ, không có biện pháp nào giúp mẹ tránh hoàn toàn việc rạch tầng sinh môn trong lúc sinh. Trước tiên, mẹ cần hiểu rằng đôi khi những tình huống khó khăn, biến chứng không mong muốn có thể bất ngờ xảy ra trong quá trình chuyển dạ, sinh nở. Trong các trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị rạch tầng sinh môn để giúp mẹ sinh con dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Mặc dù vậy, các mẹ cũng đừng quá lo lắng. Thực tế là vẫn có một số giải pháp được khuyến khích để tăng cơ hội đẻ thường không rạch tầng sinh môn. Bạn có thể tham khảo một vài bí quyết sau đây và nhờ bác sĩ tư vấn thêm nếu cần thiết nhé:

Rất hay:  Bật Mí Top 20+ đơn vị của tần số là gì [Hay Nhất]

Massage tầng sinh môn (xoa bóp cơ đáy chậu)

Đây là cách giúp thư giãn các cơ vùng đáy chậu, tăng tính linh hoạt của cơ nên có thể hỗ trợ các mẹ sinh thường thuận lợi. Trong hầu hết trường hợp, mẹ có thể bắt đầu thực hiện massage tầng sinh môn từ khoảng tuần 35 của thai kỳ với tần suất từ 1 đến 2 lần mỗi tuần để tăng cơ hội đẻ thường không rạch tầng sinh môn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mẹ chỉ nên xoa bóp đáy chậu khi điều này là an toàn. Mẹ nên tránh hoạt động này nếu:

  • Thai kỳ chưa đủ 35 tuần
  • Mẹ gặp vấn đề cổ tử cung ngắn
  • Mẹ gặp vấn đề về nhau thai như nhau bám thấp, nhau tiền đạo…
  • Mẹ có dấu hiệu chảy máu âm đạo trong nửa sau thai kỳ
  • Mẹ có vấn đề huyết áp nghiêm trọng
  • Mẹ đang bị nhiễm trùng âm đạo và đang điều trị.

Thực hiện bài tập Kegel

Kegel được biết đến là các bài tập cơ sàn chậu. Vì vậy, tập Kegel là cách giúp bạn tăng cường sức mạnh cho các cơ vùng xương chậu đang bị yếu đi do mang thai, sinh nở… Đối với mẹ bầu, việc tập Kegel sẽ giúp bạn hiểu cách siết chặt và thả lỏng các cơ nhằm chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Từ đó mang đến một số lợi ích như rút ngắn thời gian chuyển dạ, hạn chế nguy cơ rách âm đạo hoặc rạch tầng sinh môn khi sinh. Tuy nhiên, nếu các mẹ muốn đạt hiệu quả như mong muốn, việc thực hiện chính xác và đều đặn bài tập Kegel khi mang thai là rất quan trọng.

Rất hay:  Hướng dẫn đổi background trong Zoom điện thoại Samsung