Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của não bộ, thể chất và tinh thần của trẻ, đặc biệt là trong những năm đầu đời. Nhưng không phải trẻ sơ sinh nào cũng có thể ngủ trọn giấc cả đêm mà không giật mình hay khóc dạ đề.
Vậy làm cách nào để dỗ trẻ ngủ thật ngon giấc? Đây cũng chính là một trong những nỗi băn khoăn của không ít những bà mẹ, đặc biệt là với những người làm mẹ lần đầu. Huggies mời mẹ cùng đi tìm bí quyết, mẹo giúp bé ngủ ngon, trọn giấc êm trong bài viết dưới đây nhé!
Tham khảo: Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ & cách khắc phục
Trẻ sơ sinh cần ngủ bao nhiêu tiếng một ngày?
Hoạt động tiêu tốn nhiều thời gian nhất của các bé sơ sinh chính là ngủ. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ? Dưới đây là thời gian ngủ theo từng độ tuổi của trẻ:
- Dưới một tháng tuổi: Bé chưa phân biệt được ngày đêm, nên bé sẽ dành 8 – 9 tiếng vào ban ngày và 7 – 8 tiếng vào ban đêm cho việc ngủ.
- Từ 3 tháng tuổi trở đi: Bé có thể ngủ 6 – 8 tiếng suốt đêm mà không thức giấc.
Các giai đoạn của giấc ngủ ở trẻ sơ sinh
Giống với người lớn, giấc ngủ của bé sơ sinh cũng được phân loại thành:
- Giấc ngủ nhanh (REM- rapid eye movement: cử động mắt nhanh): đây là giấc ngủ nông và kéo dài khoảng 8 tiếng (khoảng 50% tổng thời gian ngủ trong ngày của bé). Khi ngủ, bé có thể sẽ nằm mơ và mắt cử động nhanh theo chiều trước sau.
- Giấc ngủ chậm (Non-REM- Non-rapid eye movement – Không cử động mắt nhanh)giấc ngủ sâu sẽ chiếm 50% thời lượng ngủ còn lại của bé và được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 – Buồn ngủ: Mí mắt bé sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật
- Giai đoạn 2 – Ngủ lơ mơ: Bé có thể cử động, giật mình, vặn mình hoặc thở dài, rên nhẹ
- Giai đoạn 3 – Ngủ sâu: Bé im lặng và nằm yên, không cử động
- Giai đoạn 4 – Ngủ rất sâu: Bé im lặng và nằm yên, không cử động.
Mỗi giấc ngủ của bé yêu có thể diễn tiến theo vài chu kỳ. Một chu kỳ giấc ngủ của bé gồm các giai đoạn của giấc ngủ chậm (diễn ra tuần tự từ 1 đến 4), rồi lại quay lại giai đoạn 2 và chuyển sang giấc ngủ nhanh (REM).
Tham khảo: Trẻ khóc đêm: Khi nào là bất thường và 6 mẹo hay mẹ nên biết
Bí quyết dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc
Dỗ bé ngủ ngon không phải là một việc quá khó khăn, nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn của mẹ vì đôi khi mất đến khoảng từ 30 – 60 phút để giúp bé đi vào giấc ngủ. Huggies mách mẹ một số cách có thể dỗ bé ngủ nhanh và ngon giấc nhất như sau:
1. Chọn tã phù hợp cho bé ngủ yên giấc cả đêm
Dùng tã dán Huggies Bọc Kén Con Tằm 360 mới với lớp đệm siêu êm mềm tại vùng bụng, lưng, 2 đùi, giúp nâng niu bảo bọc làn da non nớt của con ngay từ khi con vừa chào đời. Loại tã tiện lợi nhất có khả năng thấm hút tốt với bề mặt êm mềm khô thoáng, đảm bảo cho bé ngủ ngon không lo hăm tã hoăc hằn đỏ. Đây là lọa tã dán có độ thấm hút cao, thường dày nên con không phải mặc thêm quần.
2. Quấn khăn giúp bé sơ sinh ấm áp và ngủ ngon
Đây là một trong những cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ hiệu quả nhất. Khăn mềm được quấn ôm trọn thân mình bé, giúp bé có cảm giác đang được ấp ôm bởi vòng tay mẹ, hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay giật mình lúc ngủ vào ban đêm.
Tham khảo: Cách quấn khăn cho trẻ đúng cách
3. Đặt bé vào “thế giới êm mềm”:
Trẻ sơ sinh rất thích cảm giác êm mềm bao bọc như lúc trong bụng mẹ. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng một số gối hoặc chăn để chặn giữ xung quanh giường hoặc cũi, giúp bé ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp bé nếu có ngủ mê trở mình, cũng không “tiếp đất” khi ba mẹ chưa để mắt đến kịp.
4. Tạo không gian ngủ yên tĩnh cho bé:
Mẹ có thể chỉnh ánh sáng tối, không gian phòng nên được giữ yên tĩnh, tắt các thiết bị điện tử như TV, điện thoại, để tạo cho bé môi trường ngủ hợp lý.
5. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ âm thanh để ru bé ngủ:
- Mẹ có thể chọn nhạc cho bé hoặc sử dụng tiếng ồn trắng (white noise).
- Tiếng ồn trắng là những âm thanh bé có thể đã được nghe từ trong bụng mẹ. Vì vậy, bé có thể an tâm và ngủ ngon hơn.
- Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể chọn các nhạc có tần số tăng EQ cho bé khi ngủ.
Xem thêm: 10 bài nhạc cho trẻ sơ sinh 1-3 tháng ngủ ngon, thông minh
6. Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp giúp bé ngon giấc:
Bên cạnh âm thanh, nhiệt độ phòng cũng có thể quyết định bé có ngủ ngon hay không. Với khí hậu Việt Nam, mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng từ 26 – 28 độ C là hợp lý. Quá nóng có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), còn quá lạnh có thể khiến bé thức dậy thường xuyên.
7. Cho bé bú đủ sữa trước khi ngủ:
Mẹ không cần cho bé bú quá no trước khi ngủ. Khi bé thức dậy, mẹ có thể cho bé bú liều lượng đúng cữ.
Thực hiện những phương pháp này thường xuyên sẽ giúp con càng lớn càng dễ ngủ mà không cần mẹ phải vất vả ru con. Mẹ yên tâm là các phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng với bé từ sơ sinh đến các bé lớn hơn, cho đến khi các bé quen với giờ giấc đi ngủ.
Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú có đáng lo không?
Một số lưu ý mẹ cần nên tránh khi cho bé ngủ
Bên cạnh đó, có một số lưu ý mẹ cần nên tránh nếu muốn bé có một giấc ngủ ngon và sâu:
- Không cho bé bú quá no trước khi ngủ.
- Đừng để cho bé vận động quá nhiều trước khi đi ngủ.
- Không lạm dụng võng, nôi điện sẽ khiến giấc ngủ của bé bị phụ thuộc vào những vật dụng này.
- Không sử dụng thuốc thần kinh, thuốc ngủ cho bé tùy tiện mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tham khảo: Những vấn đề về giấc ngủ của bé: Nguyên nhân, cách xử lý
Có nên đánh thức bé dậy giữa đêm để cho bú?
Để trả lời cho câu hỏi, thì mẹ cần biết dạ dày các bé sơ sinh thường rất nhỏ, mỗi lần bé chỉ có thể bú được khoảng 90ml sữa. Trong khi đó, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo các hoạt động sinh lý cơ bản của bé diễn ra bình thường phải lên đến 600ml sữa. Vì vậy, bé sẽ rất mau đói và phản ứng tự nhiên của các bé là sẽ tự thức dậy sau 2 – 3 tiếng để đòi bú.
- Với các trường hợp bé ngủ giấc dài hơn 3 tiếng, nhưng vẫn lên cân hợp lý và cơ chế phát triển tốt, mẹ không cần đánh thức bé giữa giấc.
- Tuy nhiên, với các bé non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), mẹ cần đánh thức để cho bé bú nếu bé ngủ quá lâu để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp bé phát triển hoàn thiện.
Cách đánh thức bé dậy để cho bú
Một số cách có thể đánh thức bé dậy nhẹ nhàng và cho bé bú như sau:
- Chạm vào bé: Mẹ hãy chạm nhẹ vào cánh tay hay má của bé; Hoặc mẹ có thể sử dụng khăn ướt em bé Huggies với chiết xuất lành tính từ bơ hạt mỡ, hoàn toàn an toàn lành tính cho làn da của bé sơ sinh và lau nhẹ nhàng má cho bé. Đây là cách đơn giản nhất để có thể đánh thức bé đang ngủ.
- Bỏ quấn kén hoặc thay bỉm: Việc thay bỉm kết hợp với đánh thức bé dậy để cho bé bú là một ý kiến rất hiệu quả. Mẹ hãy nhẹ nhàng thay bỉm hoặc gỡ bỏ khăn kén, bé sẽ thức giấc một cách nhẹ nhàng.
- Bật đèn, chuyển nhạc: Chỉnh ánh sáng sáng dần và từ từ để mắt bé kịp quen với cường độ ánh sáng. Mẹ lưu ý không dùng ánh sáng quá gắt hoặc chói cũng như âm thanh nên thay đổi chậm rãi để đánh thức bé.
- Cho bé bú mẹ: Bồng bé trên tay ở tư thế bú mẹ cũng là một trong những cách hiệu quả để đánh thức bé. Theo bản năng, bé sẽ mở miệng tìm ti mẹ và cũng là lúc bé nhận biết mình cần thức giấc.
Tham khảo: Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm
Mẹ nên cố gắng tạo cho con một giấc ngủ ngon và sâu. Điều đó sẽ mang lại những lợi ích cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần cho bé. Huggies hy vọng bài viết đã cung cấp đủ thông tin giúp bé có một đêm dài trọn giấc, mẹ chăm bé nhàn tênh.
Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo các sản phẩm Huggies® hoặc tìm hiểu thêm Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng hoặc Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Góc chuyên gia Huggies nhé!