Mách ba mẹ 7 cách rửa mũi cho bé vừa nhanh vừa an toàn

Rửa mũi cho bé không đúng cách sẽ khiến bé bị sặc hoặc thậm chí gây nên tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Cùng chuyên mục chăm sóc bé 0 – 3 tuổi tìm hiểu các phương pháp vệ sinh mũi cho bé với bài viết sau đây ba mẹ nhé!

1Lợi ích của việc rửa mũi cho bé đúng cách

Rửa mũi cho bé không chỉ giúp cải thiện tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài, ngạt mũi mà còn mang tới nhiều lợi ích khác nhau, cụ thể như:

  • Làm sạch khoang mũi, loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Làm sạch đờm và chất nhầy có trong đường mũi, hạn chế các vấn đề liên quan đến tai mũi họng.
  • Hỗ trợ hệ thống hô hấp làm sạch tốt hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng kích ứng mũi.

Rửa mũi đúng cách giúp bé thở dễ hơn. Nguồn: Cocooncenter

2Khi nào cần rửa mũi cho bé?

Mũi sẽ tự động tiết dịch khi không khí di chuyển vào đường thở để làm ẩm. Mặc dù vậy, một khi bị nhiễm virus, dịch mũi của bé sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường. Thời điểm bé bắt đầu có các dấu hiệu như sổ mũi, nghẹt mũi, trẻ sơ sinh thở khò khè,… là lúc ba mẹ cần rửa mũi cho bé.

Việc vệ sinh mũi cho trẻ đặc biệt quan trọng, nhất là trong trường hợp trẻ bị viêm hay nghẹt mũi,… Rửa mũi cho bé đúng cách sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và hô hấp tốt hơn, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp ở bé.

3Chuẩn bị cho trẻ trước khi rửa mũi như thế nào?

Để bé có thể dễ dàng hợp tác với bé khi rửa mũi, thì ba mẹ cần:

  • Giải thích cho bé hiểu những điều chuẩn ba mẹ chuẩn bị làm.
  • Cho bé làm quen trước với các sản phẩm nước xịt mũi. Điều này giúp bé quen với cảm giác ẩm ướt bên trong, từ đó dễ dàng chấp nhận việc vệ sinh mũi.
  • Khi bé đã quen với việc xịt mũi, ba mẹ có thể rửa mũi cho con.
  • Hầu hết trẻ sẽ quen dần với việc rửa mũi sau 2-3 lần.

Ba mẹ có thể dùng các sản phẩm xịt mũi để giúp bé làm quen. Nguồn: Verywell Health

407 Cách rửa mũi cho bé nhanh và an toàn

Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Sử dụng các sản phẩm vệ sinh mũi từ nước muối là lựa chọn an toàn nhất để rửa mũi cho bé, thậm chí là các bé đang trong độ tuổi tập đi.

Hướng dẫn vệ sinh mũi cho bé đúng cách bằng nước muối sinh lý

  • Cho bé nằm ngửa, đặt đầu bé hơi nghiêng sang 1 bên, dùng 1 tay cố định đầu bé
  • Đưa đầu lọ nước muối sinh lý vào gần mũi và nhỏ từ từ 1-2 giọt vào mũi bé
  • Đợi 1-2 phút, sau đó sử dụng khăn bông mềm hoặc tăm bông thấm nhẹ phần dịch chảy ra từ mũi. Tuyệt đối không nên ngoáy mạnh hoặc đưa bông quá sâu vào trong mũi khiến mũi bé bị tổn thương
  • Trong trường hợp mũi bé có quá nhiều dịch nhầy, mẹ có thể sử dụng các dụng cụ hút mũi để hút phần dịch này ra ngoài sau đó dùng khăn bông ẩm để vệ sinh lại mũi cho bé.
Rất hay:  Cách cài và chơi game Minecraft trên máy tính - Download.vn

Rửa mũi cho bé bằng bóng hút. Nguồn: Mom loves best

Rửa mũi cho bé sơ sinh đúng cách bằng bóng hút

Bên cạnh nước muối sinh lý, ba mẹ cũng có thể sử dụng bóng hút rửa mũi cho bé. Sản phẩm này có cấu tạo đơn giản, ít gây xâm lấn lại mang lại hiệu quả vô cùng cao.

Hướng dẫn vệ sinh mũi cho bé bằng bóng hút:

  • Ba mẹ vệ sinh chân tay thật sạch trước khi rửa mũi cho bé.
  • Đặt bé nằm ngửa, giữ mặt bé hướng lên phía trần nhà và để 2 tay bé đặt bên hông.
  • Nhỏ từ từ từ 3-4 giọt nước muối vào hai bên mũi bé.
  • Ba mẹ nên bóp xẹp phần bóng bằng ngón tay cái trước khi đưa vòi hút vào mũi bé.
  • Đợi 1-2 phút sau đó nhẹ nhàng đưa vòi nhọn của bóng vào mũi cho đến khi chiếc vòi lấp đầy mũi bé.
  • Thả nhẹ ngón cái để hút không khí và chất nhầy vào bên trong bóng.
  • Nhẹ nhàng lấy vòi hút ra khỏi mũi bé, bóp bóng để loại bỏ chất nhầy vào khăn giấy.
  • Lặp lại các thao tác trên từ 3-7 lần với bên mũi còn lại.
  • Vệ sinh sạch chất nhầy quanh mũi bé bằng khăn ẩm.
  • Làm sạch và lau khô bóng hút bằng xà phòng chuyên dụng và nước ấm.

Lưu ý: Với mỗi bên mũi, ba mẹ cần thực hiện nhiều lần để đảm bảo loại bỏ được toàn bộ chất nhầy bên trong.

Vệ sinh mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi 2 nòng

Sản phẩm hút mũi 2 nòng bao gồm 2 đầu: 1 đầu sử dụng để hút mũi trẻ, 1 đầu để ba mẹ đưa lên miệng hút.

Trên thực tế, cách vệ sinh mũi cho bé bằng ống hút mũi 2 nòng cũng tương tự như cách dùng bóng hút. Tuy nhiên với phương pháp này, ba mẹ sẽ dùng miệng để hút mũi cho bé qua hệ thống dây hút một chiều.

Trong quá trình thực hiện, ba mẹ tuyệt đối không được thổi hơi vào dây khiến vi khuẩn đi ngược vào mũi trẻ.

Cách vệ sinh mũi cho bé bằng bình xịt

Để rửa mũi cho bé bằng bình xịt, trước tiên ba mẹ cần lấy bớt dịch mũi cho bé. Đối với các bé lớn, ba mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ xịt mũi. Với các bé nhỏ hơn, hãy dùng một chiếc khăn giấy mềm, cuộn lại rồi nhẹ nhàng đưa vào mũi bé để kéo chất nhầy ra ngoài.

Hướng dẫn vệ sinh mũi cho bé bằng bình xịt:

  • Cho bé nằm ngửa hoặc ngồi thẳng
  • Nhẹ nhàng đưa đầu nhọn của bình xịt vào mũi trẻ và xịt từ 2-3 lần (để đầu nhọn hướng ra phía ngoài má)
  • Tùy theo tình trạng mũi của từng bé, có thể thực hiện từ 4-6 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Nên chọn mua các sản phẩm có lực tia bắn nhẹ, tránh khiến trẻ bị đau mũi.

Vệ sinh mũi bằng ống bơm

Phương pháp này được thực hiện bằng cách bơm nước vào một bên mũi của bé và để dịch nhầy chảy ra ở bên mũi còn lại. Tuy hiệu quả nhưng đây cũng là cách rửa mũi cho bé gây tranh cãi nhiều nhất bởi nó có thể khiến bé có nguy cơ bị viêm tai giữa.

Rất hay:  Hướng Dẫn Cách Chiết Nước Hoa Sang Chai Nhỏ Đơn Giản Tại Nhà

Do đó, ba mẹ chỉ nên sử dụng cách vệ sinh mũi này khi trẻ hợp tác bởi phần lớn các bé đều không thích phương pháp này. Ngoài ra, ba mẹ cũng chỉ nên vệ sinh mũi cho bé bằng ống bơm nếu các biện pháp trên không hiệu quả hay trong trường hợp dịch nhầy của bé ở quá sâu bên trong mũi.

Rửa mũi cho bé bằng ống bơm. Nguồn: Alixpress

Rửa mũi bằng dụng cụ hình chữ U

Điều kiện để thực hiện rửa mũi cho bé với dụng cụ hình chữ U là phải có người giữ chặt không cho bé cử động. Các bước thực hiện rửa mũi bằng dụng cụ hình chữ U như sau:

  • Để phần vòi lớn của sản phẩm vào trước mũi bé
  • Đặt phần đầu thon vào miệng của ba mẹ rồi hút để tạo lực kéo chất nhầy ra ngoài. Lực hút càng mạnh, chất nhầy được lấy ra sẽ càng nhiều.
  • Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại
  • Vệ sinh quanh mũi cho trẻ bằng một chiếc khăn mềm ẩm
  • Làm sạch dụng cụ bằng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng

Rửa mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi

Để có thể rửa mũi cho bé, trước tiên ba mẹ hãy mở vòi nước trong phòng tắm trong thời gian ngắn để hơi nước bao phủ khắp không gian. Tiếp theo, ba mẹ hãy cùng con ngồi trong phòng tắm khoảng 5 – 10 phút. Phương pháp này mang tới hiệu quả rất tốt trong việc cải thiện tình trạng khó thở ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, để bé dễ thở hơn, ba mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước và có thể sử dụng thêm máy xông hơi. Điều này sẽ làm giảm độ đặc của dịch nhầy, từ đó giúp việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.

5Một số lưu ý khi vệ sinh mũi cho bé

Để quá trình rửa mũi cho bé đạt hiệu quả cao nhất, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần vệ sinh mũi cho bé một cách nhẹ nhàng, nhất là khi sử dụng ống bơm. Việc hút chất nhầy với lực quá mạnh sẽ làm các mô nhỏ trong mũi vỡ ra, dẫn đến chảy máu, đồng thời khiến tình trạng ngạt mũi trở nên trầm trọng hơn.
  • Chỉ nên hút đờm, chất nhầy tối đa 3 lần/ngày, tránh khiến thành mũi bị mài mòn, khiến bé gặp các tổn thương không đáng có.

Trước khi rửa mũi cho bé, ba mẹ cần vệ sinh chân tay sạch sẽ. Nguồn: Paho

  • Trước khi rửa mũi cho bé, ba mẹ nên vệ sinh chân tay thật kỹ bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn.
  • Nếu bé quấy khóc, không chịu hợp tác và phản ứng quá mạnh, ba mẹ hãy thử lại sau một thời gian.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các loại ống bơm, máy hút mũi,…
  • Kiểm tra lực hút của các dụng cụ bằng cách đặt ngón tay lên đầu hút.
  • Sau mỗi lần sử dụng, vệ sinh lại tất cả các bộ phận của ống bơm, bóng hút,… bằng nước ấm và xà phòng.

6Các câu hỏi thường gặp về vệ sinh mũi cho trẻ

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh, vậy nên rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Bên cạnh đó, một khi bị nhiễm trùng, niêm mạc đường hô hấp ở trẻ sơ sinh cũng có xu hướng tiết nhiều dịch và sưng nhiều hơn bình thường.

Rất hay:  Hướng Dẫn Cách Uống Collagen Youtheory 390 Viên Của Mỹ Hiệu Quả Nhất

Việc sản sinh dịch hô hấp quá mức sẽ gây nên tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè,… Trên thực tế, các triệu chứng này thường ở mức độ nhẹ và ít có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ sơ sinh.

Mặc dù vậy, nếu trẻ sơ sinh ho có đờm, nghẹt mũi, hắt hơi kéo dài, trẻ sẽ bị mất ngủ, mệt mỏi và có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính như viêm xoang, viêm họng hạt ở trẻ em, trẻ bị viêm phế quản,…

Ngoài ra, hầu hết trẻ nhỏ đều chưa có khả năng tự khạc đờm hay xì mũi. Do đó, việc rửa mũi cho bé nhằm loại bỏ các dịch nhầy bên trong và cải thiện chức năng hô hấp là vô cùng cần thiết.

Không chỉ vậy, vệ sinh mũi còn giúp loại bỏ virus, vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng thường thấy ở trẻ. Từ đó hạn chế tối đa nguy cơ viêm mũi dị ứng, cảm lạnh và bệnh cảm cúm ở trẻ em.

Chỉ nên rửa mũi cho trẻ tối đa 5 lần/ngày. Nguồn: Healthline

Tần suất rửa mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Ba mẹ chỉ nên rửa mũi cho con tối đa 5 lần/ngày. Tuyệt đối không lạm dụng phương pháp này quá nhiều, đặc biệt là trong trường hợp bé có dấu hiệu viêm mũi bởi điều này sẽ khiến mũi con khô và trở nên rát hơn vì niêm mạc mũi bị tổn thương.

Có thể vệ sinh mũi cho bé trong lúc tắm không?

Ba mẹ hoàn toàn có thể nhẹ nhàng rửa mũi cho bé trong lúc tắm. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần lưu ý rằng không được chèn bất kỳ vật gì vào lỗ mũi của bé, tránh khiến vách mũi bé bị tổn thương.

Hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng được không?

Hiện nay vẫn có rất nhiều mẹ hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể khiến trẻ gặp một số rủi ro không đáng có.

Các chuyên gia cho biết, miệng của người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn. Vậy nên sử dụng miệng để hút mũi cho bé sẽ vô tình khiến vi khuẩn xâm nhập, làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.

Nhẹ nhất bé có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nặng hơn, hút mũi bằng miệng sẽ khiến bé bị nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến tình trạng trẻ bị sốt, sốt xuất huyết ở trẻ em và co giật. Do đó, ba mẹ nên sử dụng các dụng cụ hút mũi chuyên dụng để vệ sinh mũi cho bé thay vì dùng miệng.

7Đôi lời từ AVAKids

Trên đây là một số thông tin hữu ích về quá trình rửa mũi cho bé mà ba mẹ có thể tham khảo để chăm sóc bé tốt hơn. Tuy nhiên, nếu sau khi vệ sinh mũi, bé vẫn xuất hiện các triệu chứng sổ mũi, thở khò khè,… ba mẹ nên đưa bé tới bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tổng hợp bởi Lan Anh