5 mẹo hay giúp chị em sên mứt dừa thành công, vừa ngon lại kết

1. Chọn dừa ngon để làm mứt

– Mứt dừa là món ăn ngon được nhiều người yêu thích dịp Tết. Dừa để làm mứt không thể nào là dừa cứng cạy hoặc là dừa quá non sẽ không thể nào làm được những mẻ mứt ngon, hấp dẫn.

– Loại dừa thường được chọn để làm mứt là dừa bánh tẻ. Đây là loại dừa có phần thịt bên trong không quá non và cũng không quá già mà có độ mềm, độ dẻo vừa phải. Khi sên thành mứt, dừa có độ cứng mềm vừa, ăn vào rất ngon.

– Chú ý khi chọn dừa cần quan sát mặt trong cùi dừa phải có màu trắng ngần và không được có màu trắng trong hay hơi ngà ngà đục màu. Với lớp vỏ lụa màu nâu bên ngoài (sau khi đã lột bỏ lớp vỏ màu xanh) có màu nâu nhạt.

– Có thể dùng móng tay và bấm thử vào dừa, nếu nhận thấy dừa có độ giòn và không dai thì đó là dừa tươi.

– Nếu không có dừa bánh tẻ, bạn có thể chọn những loại dừa khác nhưng cái dừa không được quá già hay quá non và cơm dừa phải dày mới làm được mứt nha.

2. Sơ chế dừa

– Sau khi dừa đã được tách hết lớp vỏ, bạn đem rửa sạch với nước. Nhớ đừng rửa quá kĩ mà chỉ nhúng sơ qua nước để trôi sạch hết các vết bẩn bám trên đó là được.

Rất hay:  Kỹ thuật nuôi ốc nhồi thương phẩm

– Bạn dùng dao bào bào thành từng sợi dừa có độ mỏng vừa khoảng từ 1 đến 2mm. Không nên bào quá dày, khi thành phẩm sẽ không ngon và ăn rất dễ bị ngán.

– Vừa bào dừa vừa do vào thau nước ngâm để dừa không bị thâm đen. Rồi xả dừa nhiều lần với nước 3 đến 4 lần để bớt lượng dầu dừa. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình, bạn có thể rửa với nước ấm nha.

Ngâm đường, mẹo hay giúp mứt dừa vừa ngon lại kết tinh

Cách làm mứt dừa không bị chảy nước: Không phải lượng đường cho vào ngâm với dừa bao nhiêu cũng được mà nó cần có tỉ lệ gần như chuẩn xác. Đường ít quá không thể kết tinh, còn nhiều quá, đường sẽ kết tinh vón cục, vừa không đẹp mắt lại khiến mứt dừa bị cứng.

3. Ngâm đường

– Để đường có thể kết tinh chuẩn, với mỗi kg dừa đã nạo sợi xong thì cần ướp với khoảng 500g – 600g đường và ướp tầm 2 tiếng hoặc cho đến khi đường tan hoàn toàn sau đó mới đem sên mứt. Bạn có thể ngâm lâu hơn, cho đến khi cùi dừa có màu trong, không còn màu trắng là được.

– Riêng làm mứt dừa non thì 1kg cùi dừa ướp với 400g đường.

4. Tạo màu

Nếu muốn tạo màu cho mứt dừa, chị em tiến hành luôn trong quá trình ngâm với đường. Các loại nguyên liệu tạo màu tự nhiên cho mứt dừa sẽ gồm có lá dứa (màu xanh), màu vàng (chanh leo), màu cam (cà rốt, cam), màu tím (lá cẩm), màu nâu (cacao hoặc cà phê), màu đỏ (gấc)…

Rất hay:  Có nên nhắn tin cho nhà tuyển dụng khi tìm việc không?

Cụ thể, lá dứa xay chung với nước để lọc lấy nước cốt rồi cho cùng vào với dừa, đường để ngâm. Còn cam vắt nước, cà rốt ép lấy nước, lá cẩm đun với nước để lấy nước cốt; cacao hay cà phê sữa hòa tan pha với chút nước, gấc nạo lấy thịt rồi xay cùng chút nước. Những nguyên liệu tạo màu này sau khi hoàn thành sẽ đem ngâm cùng dừa và đường.

Riêng với chanh leo, do nhiều người không biết đã xay tất cả lên rồi lọc lấy nước. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Vì khi hạt chanh leo vỡ ra, sẽ tạo ra chất keo làm mứt dừa bị dính, không thể kết tinh được. Do đó, khi lấy thịt chanh leo, chỉ lọc lấy nước rồi trộn cùng với dừa và đường để ngâm.

5. Sên mứt

Sên dừa là bước quan trọng để có được mứt ngon. Bạn chuẩn bị một chảo lớn, tốt nhất nên chọn chảo gang vì sẽ dễ sên hơn. Cho dừa ngâm đường vào chảo và bắt đầu sên ở lửa lớn đến khi nước đường sôi thì hạ nhỏ lửa.

Đảo dừa liên tục trong quá trình sên. Khi thấy nước đường bắt đầu kẹo lại, đảo nặng tay thì hạ xuống mức lửa nhỏ nhất và vẫn tiếp tục đảo đều tay để mứt không bị vón cục, mứt không bị cháy.

Khi đường bắt đầu kết tinh, bám trên dừa thì tắt bếp ngay và vẫn tiếp tục đảo đều dừa nhưng nhẹ tay để miếng mứt không bị đứt. Cứ đảo mứt đến khi dừa kết tinh thành màu trắng và bám trên dừa hoàn toàn là được. Không nên sên mứt trên lửa khi đường đã kết tinh vì như vậy miếng mứt dừa sẽ bị cứng, không ngon, thậm chí là cháy khét.

Rất hay:  Cách dùng Google dịch tiếng Hàn sang tiếng Việt trên điện thoại