Siro hạ sốt Doliprane hộp 1 chai 100ml

Siro hạ sốt Sotstop là thuốc chống viêm không steroid. Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch có dung tích 100ml có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm mạnh. Tác dụng chống viêm có hiệu quả tối đa sau hai ngày điều trị. Cùng Medigo tìm hiểu về thông tin sản phẩm trong bài viết bên dưới nhé!

1. Sotstop là thuốc gì?

Siro Sotstop 100ml thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt và nhóm chống viêm không steroid. Thuốc được sản xuất bởi công ty dược phẩm nổi tiếng Daewoong Pharm Co.., Ltd, Hàn Quốc. Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch, dễ dàng sử dụng và đặc biệt thích hợp dùng cho trẻ nhỏ. Được dùng khi hạ sốt cho trẻ em và giảm đau trong các trường hợp đau răng, đau đầu, đau bụng, đau xương.

  • Số đăng ký: Siro hạ sốt Sotstop 20mg/ml có SĐK là VN-15888- 12
  • Đóng gói: Thuốc được đóng gói 1 chai 100ml có chứa hoạt chất ibuprofen 2g/100ml. Được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống (chất lỏng, sánh rất dễ uống).
  • Cách bảo quản: Thuốc cần được bảo quản ở nơi khô ráo nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh để thuốc ở nơi ẩm ướt và tránh ánh sáng mặt trời.
  • Hạn sử dụng: Thuốc có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì trước khi sử dụng thuốc. Nếu thuốc bị mốc hay thay đổi màu thì cần ngưng sử dụng.

2. Công dụng Sotstop hạ sốt

Hạ sốt cho trẻ em.

Chống đau và viêm từ nhẹ đến vừa: Trong các bệnh như thống kinh, nhức đầu, thủ thuật về răng, cắt mép âm hộ.

Điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

3. Liều lượng và cách dùng

3.1 Liều dùng

Liều dùng ibuprofen phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và tuổi của bệnh nhân. Liều dùng tối đa một lần hàng ngày đối với người lớn và thanh thiếu niên không nên vượt quá 400mg ibuprofen.

Dùng trên 400mg ibuprofen một lần không làm tăng tác dụng giảm đau.

Thời gian giữa các liều ít nhất là 4 giờ.

Tổng liều dùng đối với người lớn và thanh thiếu niên không nên vượt quá 1200mg ibuprofen trong khoảng thời gian 24 giờ.

Bệnh nhân người lớn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc nặng thêm, hoặc cần dùng ibuprofen quá 3 ngày để điều trị hạ sốt hoặc quá 5 ngày để điều trị giảm đau.

Liều dùng Sotstop cho người lớn:

  • Để giảm đau liều thông thường là 60ml – 90ml (1,2g – 1,8g)/ngày, uống làm nhiều lần. Liều duy trì 30ml – 60ml (0,6g – 1,2g)/ngày. Liều tối đa 120ml – 160ml (2,4g – 3,2g)/ngày.
  • Để giảm sốt liều thường dùng 10ml – 20ml (0,2g – 0,4g), cách nhau 4 – 6 giờ/lần, tối đa 60ml (1,2g)/ngày.

Liều dùng Sotstop cho trẻ em:

  • Để giảm đau hoặc hạ sốt: 1ml – 1,5ml (20mg – 30mg)/kg thể trọng/ngày chia làm nhiều liều nhỏ.
  • Để điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên có thể dùng liều 2ml (40mg)/kg thể trọng/ngày.
  • Trẻ dưới 30kg: Liều tối đa 25ml (500mg)/ngày.
  • Không dùng cho trẻ em tuổi dưới 3 tháng, hoặc trẻ em cân nặng dưới 5kg.
  • Đối với trẻ em tuổi từ 3 – 5 tháng, cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu triệu chứng trầm trọng thêm, hoặc nếu triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 24 giờ.
  • Đối với trẻ em tuổi từ 6 tháng trở lên và đối với thanh thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi), cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần dùng thuốc này trong hơn 3 ngày, hoặc nếu triệu chứng trầm trọng thêm.
Rất hay:  Toca Life: School cho Android 1.5-play - Download.com.vn

3.2 Hướng dẫn cách dùng Sotstop

Để thuốc có tác dụng nhanh hơn, có thể dùng thuốc khi đói. Đối với các bệnh nhân có dạ dày nhạy cảm, nên dùng thuốc kèm với thức ăn.

Lắc kỹ lọ thuốc trước khi dùng. Hỗn dịch ibuprofen có thể gây ra cảm giác nóng rát thoáng qua ở vùng miệng hoặc cổ họng.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

4. Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Sotstop.
  • Không dùng Ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
  • Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
  • Quá mẫn cảm với aspirin hay các thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Người bị hen hay co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày, tá tràng, suy gan hoặc suy thận.
  • Người đang dùng thuốc chống đông coumarin.
  • Người bị suy tim sung huyết.
  • Người bị bệnh tạo keo.
  • Phụ nữ có thai ở ba tháng cuối thai kỳ.

5. Thận trọng

Với người cao tuổi. Thuốc có thể làm tăng transaminase trong máu, làm rối loạn thị giác, có thể làm thời gian chảy máu kéo dài.

Nguy cơ huyết khối tim mạch: Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), không phải aspirin, dùng đường toàn thân, có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này có thể xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dùng thuốc và có thể tăng lên theo thời gian dùng thuốc. Nguy cơ huyết khối tim mạch được ghi nhận chủ yếu liều cao.

Bác sĩ cần đánh giá định kỳ sự xuất hiện của các biến cố tim mạch, ngay cả khi bệnh nhân không có các triệu chứng tim mạch trước đó. Bệnh nhân cần được cảnh báo về các triệu chứng của biến cố tim mạch nghiêm trọng và cần thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng này.

Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng Sotstop ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

6. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai: thuốc ức chế sự co bóp tử cung và làm chậm đẻ.

Thuốc Sotstop có thể gây tăng áp lực phổi nặng và làm suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh. Thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Thuốc có thể gây ít nước ối và vô niệu ở trẻ sơ sinh. Nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Rất hay:  Trẻ sơ sinh khò khè có đờm cha mẹ phải làm sao?

Thời kỳ cho con bú: Thuốc Sotstop vào sữa mẹ không đáng kể nên có thể dùng được cho thời kỳ cho con bú.

7. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể gây hoa mắt chóng mặt. Cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

5-15% gặp tác dụng phụ lên đường tiêu hóa

8.1 Thường gặp

Toàn thân: Sốt, mệt mỏi.

Tiêu hóa: Chướng bụng, buồn nôn, nôn.

Thần kinh trung ương: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

8.2 Ít gặp

Toàn thân: Dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người hen), viêm mũi, nổi mề đay.

Tiêu hóa: Đau bụng, chảy máu dạ dày-ruột, là loét dạ dày tiến triển.

Thần kinh trung ương: Lơ mơ, mất ngủ, ù tai.

Mắt: Rối loạn thị giác.

Tai: Thính lực giảm.

Máu: Thời gian chảy máu kéo dài.

8.3 Hiếm gặp

Toàn thân: Phù, nổi ban, hội chứng Stevens – Johnson, rụng tóc.

Thần kinh trung ương: Trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, nhìn mờ, rối loạn màu.

Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu.

Gan: Rối loạn co bóp túi mật, nhiễm độc gan.

Tiết niệu sinh dục: Viêm bàng quang, đái ra máu, suy thận cấp, hội chứng thận hư.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên thì phải ngừng thuốc ngay. Để tránh các tác dụng phụ có thể có ở đường tiêu hóa thì nên uống thuốc lúc ăn hoặc uống kèm sữa.

9. Tương tác thuốc

Thuốc Sotstop 20mg/ml làm tăng tác dụng phụ nhóm thuốc quinolon lên hệ thần kinh trung ương. Magnesi hydroxyd làm tăng sự hấp thu ban đầu của thuốc. Tăng nguy cơ chảy máu và loét khi phối hợp các thuốc chống viêm không steroid khác. Làm tăng độc tính methotrexat.

Làm giảm tác dụng bài xuất natri của furosemid và các thuốc lợi tiểu.

Làm tăng nồng độ của digoxin trong huyết tương.

10. Thành phần siro hạ sốt Sotstop

Thành phần Sotstop trong chai 100ml có chứa:

  • Ibuprofen 2g/100ml
  • Tá dược: Sucrose, Frucrose, Methyl Paraben, Propyl Paraben, Natri Benzoat, Agar, Dung dịch D-Sorbitol 70%, Kaolin, Polyoxyl 40, Hydrogenated Castol oil, Màu vàng tatrazin, Dầu cam, Tinh dầu cam, Acid citric khan, Natri citrat, Nước cất.

11. Quá liều

11.1 Ngộ độc

Các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc không quan sát được với liều dưới 100mg/kg kể cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể vẫn cần trợ giúp. Trẻ em có dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc sau khi tiêu hóa liều 400mg/kg hoặc lớn hơn. Ở người lớn, tác dụng đáp ứng liều ít rõ ràng hơn. Thời gian bán hủy trong trường hợp quá liều là 1 giờ rưỡi đến 3 giờ.

11.2 Triệu chứng

Hầu hết các bệnh nhân đã tiêu hóa lượng đáng kể ibuprofen có biểu hiện triệu chứng trong vòng 4 đến 6 giờ.

Rất hay:  Rất Hay Top 17 cái xoong là gì [Triệu View]

Triệu chứng quá liều được báo cáo nhiều nhất bao gồm buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ngủ lịm và ngủ gật. Tác động lên hệ thần kinh trung ương (CNS) bao gồm đau đâu, ù tai, chóng mặt, co giật, mất tỉnh táo. Các triệu chứng như chứng rung giật nhãn câu, nhiêm acid chuyên hóa, hạ thân nhiệt, ảnh hưởng đến thận, chảy máu dạ dày ruột, hôn mê, ngạt thở và trầm cảm do hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp cũng được báo cáo, nhưng rất hiếm.

Ngộ độc tim mạch, bao gồm tụt huyết áp, chậm nhịp tim, tim đập nhanh đã được báo cáo. Trong trường hợp quá liều đáng kể, có thể xảy ra suy thận và tổn thương gan. Quá liều một lượng lớn nhìn chung có thể dung hòa được nếu không có thuốc nào khác được sử dụng cùng.

11.3 Xử trí

Không có biện pháp giải độc đặc hiệu khi dùng quá liều ibuprofen. Khuyến cáo rửa dạ dày/làm sạch dạ dày kèm theo các biện pháp hỗ trợ nếu liều đưa vào vượt quá 400mg/kg trong giờ đầu tiên.

Để có được hướng dẫn cập nhật nhất, đề nghị liên lạc với trung tâm chống độc của địa phương.

12. Sotstop giá bao nhiêu?

Giá siro hạ sốt Sotstop hiện nay đang được niêm yết 75.000 đồng trên website và ứng dụng của Medigo. Tải ngay app Medigo để có thể cập nhật được nhiều thông tin hơn về thuốc và các chương trình khuyến mãi nếu có.

Hiện nay, các nhà thuốc liên kết với Medigo luôn cung cấp thuốc chính hãng, đảm bảo chất lượng. Khi mua thuốc tại app Medigo bạn sẽ được tư vấn cụ thể bởi các dược sĩ có nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Hơn nữa, sẽ được báo giá trước cùng đơn thuốc của bạn. Trong vòng 30 phút sau khi bạn yêu cầu thuốc đã đến nơi bạn cần.

13. Câu hỏi thường gặp

13.1 Sotstop uống bao lâu thì hạ sốt?

Một số loại thuốc hạ sốt phổ biến có chứa paracetamol. Nhưng Sotstop có chứa ibuprofen nên hạ sốt nhanh hơn. Tuy nhiên ibuprofen chỉ được khuyên dùng khi sử dụng paracetamol không hiệu quả.

13.2 Thuốc Sotstop mở nắp dùng được bảo lâu?

Nếu chai siro hạ sốt Sotstop đã được mở nắp thì sử dụng trong vòng 1 tuần, bảo quản ở nhiệt độ thường. Nếu bảo quản trong tủ lạnh có thể sử dụng được 14 ngày. Nên đọc kỹ hạn sử dụng của nhà sản xuất trên bao bì để tránh sử dụng thuốc quá hạn.

13.3 Thuốc Sotstop có dùng được cho trẻ sơ sinh?

Siro giảm đau, hạ sốt Sotstop chỉ nên dùng cho trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi trở lên và có trọng lượng lớn hơn 7kg.

Trên đây là thông tin cần biết về siro giảm đau, hạ sốt Sotstop. Nếu bạn cần được tư vấn thêm về cách sử dụng, tác dụng hay giá cả. Đừng ngại đặt mua thuốc trên ứng dụng mua thuốc onlineMedigo để được tư vấn cụ thể hơn.

Xem thêm thuốc giảm đau hạ sốt Efferalgan 500

Nguồn tham khảo: Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.