Tỏi đen có nhiều công dụng quý nhưng không phải ai cũng có thể ăn được tỏi đen. Hãy cùng Điện Máy Chợ Lớn tìm hiểu cách ăn tỏi đen và đối tượng không nên ăn tỏi đen qua bài viết dưới đây nhé!
Tỏi đen vốn dĩ không có trong tự nhiên và khá dễ ăn với vị ngọt, dẻo, khi bóc không dính tay. Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ. Thời gian lên men khá dài, kéo dài từ 30 – 60 ngày. Nhờ đó, tỏi trắng được lên men thành tỏi đen nhánh và hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng.
Tỏi đen – thực chất là tỏi tươi được ủ và trải qua quá trình lên men chậm.
Do tỏi đen có quá trình lên men nên hàm lượng các nhóm hoạt chất đã tăng lên nhiều như các hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose, đặc biệt hàm lượng hoạt chất chính là S-allyl-L-cystein (SAC) tăng lên gấp 4 – 5 lần so với tỏi thường. Do vậy, chỉ cần ăn tỏi đen đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Ăn tỏi đen có thể làm tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
Ai không nên dùng tỏi đen?
Mặc dù tỏi đen mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng một số trường hợp không nên dùng tỏi đen như:
– Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt…thì không nên dùng nhiều tỏi.
– Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
– Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.
– Người mắc bệnh tiêu chảy.
– Người bị huyết áp thấp.
– Người mắc bệnh về mắt: Những người phụ nữ sau khi đẻ hay người có nhiều chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt, thì không nên dùng tỏi đen. Việc sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.
Người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi đen sẽ dẫn đến cảm giác buồn nôn.
– Người mắc bệnh về thận: Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, chính vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn. Do nó sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.
– Người bị bệnh về gan.
– Người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.
– Người dùng rượu ngâm tỏi đen, thuốc tỏi… dài ngày cũng cần thận trọng, tránh những tác động xấu cho sức khỏe.
Người mắc bệnh tiêu chảy không được ăn tỏi đen vì nó khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Ăn tỏi đen như nào cho đúng?
Theo khuyến cáo, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3 – 5 gram. Lưu ý, khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng, đồng thời không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.
Bạn chỉ cần bóc vỏ và dùng trực tiếp 1 – 3 củ tỏi đen/ngày.
– Ăn trực tiếp: Ăn trực từ hai đến ba tỏi đen mỗi ngày, người già thì nên sử dụng từ 1 đến 2 củ tỏi để tỏi phát huy được tối đa khả năng, công dụng của tỏi. Khi sử dụng tỏi đen, nên ăn riêng, sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn chúng với gia vị, bởi có thể phản ứng với gia vị, tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.
– Tỏi đen ngâm rượu: Tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn, uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
Tỏi đen cũng có thể kết hợp được với mật ong.
– Ngâm với mật ong: Tỏi đen khi kết hợp được với mật ong, tác dụng rất mạnh trong các điều trị chứng bệnh, đặc biệt là ở trẻ em có những bệnh khi được thay đổi bởi thời tiết.
– Ép lấy nước.
– Nấu ăn.
Một vài mẫu máy làm tỏi đen đang kinh doanh tại Điện Máy Chợ Lớn:
#DMCL