Hầu hết mọi người đều sử dụng túi chườm đa năng để sưởi ấm trong mùa đông. Tuy nhiên, túi chườm còn có công dụng khác nữa là chườm nóng và chườm lạnh. Vậy cách chườm nóng, chườm lạnh như thế nào, thời gian chườm cụ thể ra sao? Cùng META tìm hiểu ngay bạn nhé!
Cách sử dụng túi chườm nóng – lạnh
1. Cách chườm nóng
Làm nóng túi chườm:
Đối với các dòng túi chườm sử dụng điện để làm nóng như túi chườm đa năng Hướng Dương, túi chườm đa năng Thiên Thanh thì đầu tiên các bạn sẽ lấy dây nguồn ra, một đầu cắm vào túi chườm, đầu còn lại cắm vào nguồn điện 220V, khi túi chườm đạt độ nóng thích hợp rơ le sẽ tự động ngắt điện nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Lúc này, bạn chỉ việc đem ra sử dụng.
Đối với các loại túi chườm không dùng điện, bạn làm như sau:
- Loại túi sử dụng nước nóng: Đổ nước nóng đã đun sôi từ 60 – 90 độ (không dùng nước sôi 100 độ vì có thể gây bỏng và làm ảnh hưởng đến sự giãn nở của túi nhựa) vào trong túi nhựa, chỉ đổ ở mức an toàn là khoảng 2/3 túi. Sau đó, bạn bóp nhẹ thân túi để đẩy hơi ra khỏi bình, giảm áp suất bên trong rồi đậy chặt nắp bình là có thể sử dụng ngay.
- Loại túi dùng gel giữ nhiệt: Bạn có thể cho túi vào lò vi sóng, bật hâm nóng khoảng 5 phút rồi đem ra sử dụng. Hoặc, bạn cho túi chườm vào loại túi zip kín, quấn tiếp bằng khăn bông, cho vào nồi ngập nước, đun nóng khoảng 10 phút đến 15 phút là có thể dùng được.
>> Xem thêm: Cách sử dụng túi chườm nóng lạnh Fashy
Chườm nóng:
- Không đặt túi chườm trực tiếp lên da.
- Lót một chiếc khăn mỏng rồi mới đặt túi chườm lên trên.
- Nếu phủ lên túi chườm một lớp khăn lông sẽ giúp túi chườm giữ nhiệt lâu hơn.
- Nếu bạn sử dụng loại túi chườm nóng có bọc lông, bọc len bên ngoài (thường là loại không dùng điện) thì bạn có thể dùng trực tiếp, không cần phủ thêm lớp khăn lông.
Chườm nóng khi nào và thời gian bao lâu?
Bạn nên chườm nóng trong các trường hợp sau:
- Làm giảm đau nhức khi bị chấn thương, làm tan máu bầm, tê chân tay, đau nhức hông, xương khớp.
- Làm giảm đau thần kinh, giảm đau bụng, giữ ấm cho phụ nữ sau khi sinh hay phụ nữ bị đau bụng khi trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Massage bụng, đùi… giúp làm tiêu mỡ thừa, giảm béo.
- Rất tốt khi chườm nóng cho bàn chân: Bạn đặt nhẹ hai bàn chân lên túi chườm lệch một góc 45 độ (tức là không đè hẳn bàn chân lên túi, tránh làm vỡ túi).
Thời gian mỗi lần chườm 20 – 30 phút.
Trường hợp nào thì không được dùng phương pháp chườm nóng?
- Đối với người có vấn đề về tuần hoàn máu thì nên hỏi y kiến bác sĩ.
- Đặc biệt người bị tiểu đường thì không chườm nóng.
Túi chườm có thể dùng để chườm nóng bụng trong những ngày đèn đỏ.
2. Cách chườm lạnh
Làm lạnh túi chườm:
- Cho túi chườm vào túi nilon, sau đó dán kín lại để vào ngăn đông tủ lạnh 1 đến 2 tiếng là dùng được.
- Loại túi dùng nước thì bạn đổ nước vào 2/3 túi, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 – 3 tiếng, hoặc bạn cũng có thể đổ trực tiếp nước lạnh.
Chườm lạnh:
Đặt túi chườm lên vùng cần chườm, nên lót một lớp khăn mỏng, không để túi chườm trực tiếp lên da.
Khi nào nên chườm lạnh?
Khi bị sưng do va chạm, bong gân, sốt, chảy máu cam, đau đầu, cháy nắng hay bỏng nhẹ, côn trùng cắn… thì bạn nên chườm lạnh.
Chườm lạnh trong bao lâu?
Cần chú ý thời gian chườm lạnh cần ngắn trong vài phút, không kéo dài để tránh gây tổn thương mô. Khoảng cách giữa các lần chườm là 3 – 4 tiếng.
Túi chườm cũng có thể dùng để chườm lạnh với một số chấn thương.
>> Xem chi tiết: [Kiến thức cần biết] Khi nào chườm nóng, khi nào chườm lạnh?
Lưu ý khi sử dụng túi chườm đa năng
- Trước khi cắm điện để túi chườm vào nơi bằng phẳng, chỗ cắm điện trên mặt túi hướng lên trên, cắm dây vào chỗ cắm điện trên túi trước rồi mới cắm vào ổ điện sau. Bạn nên lót một chiếc khăn hay miếng vải bên dưới túi để cách nhiệt.
- Khi cắm điện đèn báo trên phích cắm báo sáng, nạp đủ nhiệt đèn sẽ tắt. Cũng có thể không cần chờ đèn tắt dùng tay ước lượng độ nóng theo ý muốn.
- Trong quá trình cắm điện thỉnh thoảng dùng tay lắc nhẹ cho dung dịch trong túi nóng đều và độ nóng cao hơn. Khi dung dịch trong túi chuyển động có tiếng kêu tộp, tộp là bình thường.
- Khi cắm điện không được để chỗ cắm điện quay xuống dưới, không sờ tay vào ổ cắm điện, không để gần trẻ em, không sử dụng khi đang cắm điện.
- Khi đủ độ nóng cần thiết rút dây điện ra khỏi ổ cắm trước rồi mới rút phích cắm ở túi ra. Khi rút giữ chặt phần ổ điện trên túi, tránh làm đứt dây nối với nguồn điện.
- Không được để vật nặng đè lên túi, không ngồi lên túi. Tránh gây bục túi dẫn đến bị rò dung dịch, dò điện. Nếu túi đã bị dò rỉ tuyệt đối không được sử dụng.
- Không đổ dung dịch trong túi ra ngoài, không dùng bất cứ dung dịch nào thay thế dung dịch chuyên dùng của túi để tránh xảy ra sự cố nguy hiểm.
- Nếu trên bề mặt túi bẩn có thể dùng giẻ tẩm dung dịch tẩy nhẹ để lau sạch, không dùng chất tẩy mạnh tránh hư hại sản phẩm. Không được lau khi đang cắm điện, không được ngâm túi trong nước để giặt rửa. Nếu túi bị ướt nhất định phải lau khô mới được cắm điện sử dụng.
- Phụ nữ mang thai không được chườm trực tiếp vào phần bụng dưới hoặc vùng lưng của thai phụ bởi vùng lưng và bụng của thai phụ không được quá nóng hoặc quá lạnh, phải duy trì ở nhiệt độ bình thường của cơ thể nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích và giúp bạn sử dụng các loại túi sưởi, túi chườm nóng lạnh thật đúng cách, an toàn.
Liên hệ ngay META.vn để mua túi chườm hoặc các sản phẩm đồ sưởi, thiết bị y tế khác đảm bảo chính hãng, chất lượng, an toàn khi sử dụng bạn nhé:
>> Tham khảo thêm:
- Top quạt sưởi mini giá chỉ từ 290.000 đồng cho sinh viên, nhân viên văn phòng
- Nên chọn túi giữ nhiệt dùng điện hay túi giữ nhiệt không dùng điện?
- Top 5+ máy sưởi dầu Tiross 9 thanh, 11 thanh, 13 thanh, 15 thanh tốt nhất