Chỉ Mất 10p Với Cách Sửa Bóng Đèn Led Đơn Giản, Nhanh Gọn

Như các bạn đã biết, đèn Led ngày càng trở nên phổ biến và được rất nhiều hộ gia đình Việt Nam sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì bạn không thể tránh khỏi tình trạng gặp phải trường hợp đèn bị hỏng. Vậy sửa đèn led như thế nào cho đúng? Ngay dưới đây, chỉ mất 10p bạn có thể sửa đèn với cách sửa bóng đèn led đơn giản, nhanh gọn tại nhà.

Tìm Hiểu Một Số Thông Tin Cơ Bản Về Đèn Led

Đèn led được hiểu là gì?

Đèn led được biết đến là một dạng công nghệ tạo ra ánh sáng nhân tạo nhờ vào các diode được phát quang. Những diode này được xem là một trong những linh kiện bán dẫn mà dòng điện lúc này chỉ chạy theo một chiều hướng. Đèn led đã được tạo ra từ các khối bán dẫn ở loại P, sau đó nó được ghép với khối bán dẫn loại n. Đồng thời nó được hoạt động dựa trên sự chuyển đổi đó là p-n.

Hay còn được hiểu theo cách khác, đèn led thuộc vào loại đèn công nghệ cao, chiếu sáng được là nhờ con chip chất lượng, đặc biệt ánh sáng phát ra sẽ đảm bảo hơn những loại đèn huỳnh quang truyền thống hiện nay.

Bóng đèn led có cấu tạo như thế nào?

Bộ nguồn driver

Đèn led được sử dụng dòng điện 1 chiều. Khi hệ thống điện dân dụng hiện nay chủ yếu sử dụng dòng điện xoay chiều, chính vì vậy nó cần đến bộ nguồn driver để có thể chuyển đổi dòng điện.

Bộ tản nhiệt

Bộ tản nhiệt được thiết kế để giảm nhiệt cho bóng đèn led. Bộ tản nhiệt này có khả năng cao trong việc đưa các tinh thể phát sáng có nhiệt độ cao xuống mức thấp nhất. Hiệu suất hoạt động ổn định của đèn led sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bộ tản nhiệt này.

Bộ điều tiết

Giảm đi sự chiếu sáng không đồng đều so với luồng ánh sáng, đồng thời chính là tăng thêm độ sáng cho đèn.

Con chip

Đây được đánh giá là bộ phận quan trọng nhất của đèn led. Bên trong mỗi con chip sẽ bao gồm một điốt bán dẫn sử dụng để có thể dẫn điện khi đèn hoạt động. Thông thường sẽ được pha thêm tạp chất tiếp giáp giữa đầu p và n. Hai đầu này sẽ bổ sung cho nhau để có thể kéo dài tuổi thọ của đèn.

Vỏ bóng đèn

Để các bộ phận bên trong bóng đèn được hoạt động một cách tốt nhất thì đèn led cần đến một lớp vỏ cứng cáp. Vỏ đèn sẽ được làm từ nhiều hợp kim nhôm chuyên dụng khác nhau với khả năng cao trong việc tăng cường lực để bảo vệ con chip với đa dạng các bộ phận khác khỏi tác động của môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, vỏ đèn led còn có thể chống nước, tỏa nhiệt một cách nhanh chóng để hoạt động tốt nhất.

Rất hay:  12 mẹo đơn giản giải rượu từ thực phẩm tự nhiên, dễ tìm, hiệu quả

Bóng đèn led và nguyên lý hoạt động

Đèn led hoạt động sẽ dựa trên nguyên lý bán dẫn. Đèn led sẽ bao gồm 2 khối bán dẫn loại p cùng với loại n. Khối bán dẫn loại p chứa rất nhiều lỗ trống tự do đem đến điện tích dương. Chính vì vậy, khi được kết hợp cùng khối bán dẫn loại n vốn chứa các điện tử tự do, các lỗ trống này sẽ được chuyển động khuếch tán sang khối n.

Đồng thời, khối p lúc này sẽ nhận được cá điện tử mang điện tích âm từ khối n. Kết quả ở đây chính là khối p tích điện âm còn khối n lúc này tích điện dương. Đối với mặt tiếp giáp của hai loại bán dẫn này thì một số điện tử sẽ bị lỗ trống thu hút, từ đó sẽ khiến chúng có thể kết hợp với nhau và tạo thành các nguyên tử trung hòa nhất định.

Quá trình này sẽ giải phóng năng lượng ở dưới dạng ánh sáng. Tùy vào mức độ giải phóng năng lượng cao hay thấp mà mức độ sóng ánh sáng sẽ phát ra khác nhau và tạo ra các màu sắc khác nhau.

Chỉ Mất 10p Với Cách Sửa Bóng Đèn Led Đơn Giản, Nhanh Gọn Tại Nhà

Sửa đèn led không sáng

Đã không ít lần người sử dụng mắc phải trường hợp đó là bật công tắc điện nhưng bóng đèn không sáng lên. Bạn hãy theo dõi những bước dưới đây để có thể biết đến cách sửa chữa bóng đèn không sáng nhé!

Bước 1: Trước hết, bạn hãy tháo bóng đèn ra khỏi chui để có thể kiểm tra.

Bước 2: Tiếp theo bạn hãy kiểm tra bộ nguồn driver của bóng đèn xem có hoạt động hay không. Nếu như không hoạt động thì hãy thay một bộ nguồn khác, lý do bởi nó là thiết bị cung cấp điện cho đèn led. Ngược lại thì bộ nguồn còn hoạt động bình thường sẽ chứng tỏ đèn led đã bị hỏng.

Bước 3: Bạn hãy quan sát kỹ càng và kiểm tra lại một lần nữa xem dàn đèn led có sự khác biệt nào so với trước đó hay là không. Nếu như phát hiện ra đèn led có màu đen ở tim, đồng thời khi cạo ra thì ta sẽ thấy muội than. Điều này sẽ chứng minh đèn led đã bị cháy và không có khả năng chiếu sáng thêm được nữa.

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng làm cho bóng đèn led bị hỏng kéo theo cả dàn đèn led không sáng đó là do mạch điện được lắp theo kiểu 3 led mắc song song nối tiếp cùng với 3 led mắc song song khác. Chính vì được nối theo mạch điện nối tiếp nên nó sẽ dẫn đến một cụm hỏng và làm cho điện không cấp được để đèn có thể sáng lên.

Rất hay:  Hướng dẫn cách sửa tai nghe bị hỏng 1 bên cực đơn giản

Bước 4: Để đèn led có thể phát sáng thì bạn cần phải xử lý bằng phương pháp chập hai chân của đèn led hỏng lại và coi như bỏ qua một cụm 3 bóng mắc song song. Sau đó, hãy sử dụng dây đồng để có thể hàn và thực hiện quy trình nối hai chân của cụm đèn led bị hỏng.

Bước 5: Tiếp theo đó, bạn hãy tiến hành cấp nguồn lại cho bóng đèn thử xem đã hoạt động bình thường được chưa. Ở trường hợp bóng đèn vẫn không sáng thì bạn hãy kiểm tra xem có còn con đèn led nào bị lỗi nữa không. Nếu có thì bạn hãy sửa lại đèn tương tự như các bước ở trên.

Sửa bóng đèn led nhấp nháy

Nguồn điện bất thường

Nếu như bộ nguồn của bóng đèn led không được ổn định thì bạn hãy sử dụng ổn áp để đưa nguồn điện 220V thông dụng về một nguồn điện một chiều ổn định nhé! Đồng thời cần đưa về đúng với công suất của bóng đèn. Ngoài ra thì ổn áp còn có nhiệm vụ giúp hệ thống tự ngắt điện khi quá tải, giúp tránh được tình huống cháy và nổi điện xảy ra.

Bộ nguồn driver bị hỏng

Bạn không nên sử dụng bộ nguồn driver bị hư hỏng hoặc kém chất lượng. Khi bạn phát hiện ra bóng đèn led bị nhấp nháy có thể là do cụm driver này. Bạn cần phải thay nó đi hoặc nếu như đủ điều kiện thì bạn hãy thay luôn bóng đèn mới.

Bộ tản nhiệt chất lượng kém

Khi phát hiện ra bộ tản nhiệt chất lượng kém và không đảm bảo thì bạn cần phải thay thế hoặc cải thiện để có thể gia tăng thêm khả năng làm việc của bộ phận tản nhiệt này. Mục đích nhằm giúp nó hoant hành tốt được quy trình hạ nhiệt cho bán dẫn. Từ đó để giúp toàn bộ bóng đèn có thể hoạt động bình thường và ổn định.

Sửa đèn led hỏng diode

Để có thể thực hiện quy trình sửa đèn led bị hư diode thì chúng ta sẽ làm theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Để có thể mở được lớp vỏ của đèn led thì chúng ta cần sử dụng tua vít đầu nhọn để tháo các con ốc ra.

  • Bước 2: Hãy xác định vị trí của diode bị lỗi, sau đó bạn hãy sử dụng mỏ hàn và bấc hàn để có thể thao tác các kết nối diode. Bạn nên chú ý tuyệt đối không nên để mỏ hàn tiếp xúc với các bộ phận khác của bóng đèn led.

  • Bước 3: Bạn hãy thay diode mới vào với trị trí của diode cũ vừa được tháo ra. Cuối cùng bạn hãy sử dụng mỏ hàn để hàn diode vào bảng mạch.

Sửa đèn led hỏng chip

Ta có thể nói chip cũng giống như tim và phổi của đèn led. Đèn led hoạt động sáng hay không hay có bền hay không có tùy thuộc vào con chip. Chính vì vậy, chip của bóng đèn nếu bị hỏng thì bạn nên tiến hành thay chip mới hoàn toàn.

Rất hay:  Gợi Ý Top 20+ 55 là gì [Quá Ok Luôn]

Tuy nhiên, khi đèn led hỏng chip thì bạn cũng nên nhờ những người có chuyên môn như thợ sửa điện để có thể thực hiện sửa. Tránh tình trạng làm hỏng những bộ phận liên quan của bóng đèn.

Nên Sửa Hay Thay Đèn Led Khi Gặp Hư Hỏng?

Hiểu được e ngại của người dùng về những chi phí có thể phát sinh nhiều khi bóng đèn led hư hỏng thì sau đây sẽ là lời khuyên phù hợp cho bạn xem nên sửa hay thay đèn led mới khi gặp lỗi nhé!

Khi nào có thể sửa đèn không cần mua mới?

Đèn led bị hư dây dẫn

Nếu như đèn led của bạn bị hư dây dẫn thì bạn chỉ cần sửa đèn thay vì mua mới. Dây dẫn bị hư hỏng buộc chúng ta cần phải thay dây mới. Chi phí để có thể thay dây mới sẽ không cao, đồng thời nó không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên môn. Ngay cả khi người nghiệp dư lúc này vẫn có thể thay thế dây dẫn cho bóng đèn, Tuy nhiên thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng về đường dây của đèn led trước khi sửa chữa nhé!

Đèn led bị hỏng điốt

Áp dụng phương pháp kiểm tra điốt thì bạn đã xác định được điốt hư hỏng như thế nào và cần phải thay thế. Chi phí để thay điốt chắc chắn sẽ thấp hơn so với việc bạn mua lại bóng đèn led. Chính vì vậy bạn hãy nhờ thợ sửa điện thay điốt mới nhé!

Khi nào cần thay bóng đèn mới?

Nếu như đèn led của bạn hư hại toàn bộ điều khiển và bảng mạch thì cần thay bóng đèn mới. Bộ điều khiển của đèn led sẽ đi kèm với bảng mạch. Nếu như có chip IC trong mạch trình điều khiển thì bạn nên kiểm tra điện áp trên toàn bộ đầu ra của nó theo thông số kỹ thuật, đồng thời là quyết định xem nó có hoạt động tốt hay là không.

Chắc chắn rằng khi sửa chữa bảng mạch rất phức tạp và chúng ta lúc này chỉ muốn lắp thêm một bóng đèn mới. Bên cạnh đó, chúng ta cần cân nhắc lựa chọn linh kiện chất lượng cao so với những thông số kỹ thuật tốt để có thể đảm bảo bóng đèn led được hoạt động lâu bền.

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn những thông tin về đèn led. Đồng thời là cách sửa bóng đèn led đơn giản, hiệu quả tại nhà. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã có thêm thông tin chính xác về đèn led và cách sửa đèn đúng đắn.