Cách Sửa Tai Nghe Bị Hỏng 1 Bên Tốt Nhất 2022 Học Review

Khi tai nghe chỉ nghe được một bên là lỗi xảy ra rất phổ biến ở các dòng tai nghe như Iphone, Samsung, Sony… bởi đặc điểm chung của chúng chính là thiết kế mỏng manh, dây nhỏ nên rất dễ bị lỗi trong quá trình sử dụng.

Vậy vì sao tai nghe chỉ nghe được 1 bên và làm thế nào để khắc phục lỗi này? Để tìm ra nguyên nhân gây hư hỏng, các bạn xem bài viết bên dưới của Hocreivew để từ đó có Cách Sửa Tai Nghe Bị Hỏng 1 Bên cho từng nguyên nhân.

Cấu tạo của tai nghe

Có dây Không dây Cấu tạo phần cứng Dây dẫn + Loa (Drivers) Pin + chip điều khiển + drivers Nguyên lý hoạt động Truyền dẫn tín hiệu analog trực tiếp từ nguồn phát tới driver làm rung màng loa. Thu tín hiệu số qua sóng vô tuyến, giải mã tín hiệu, khuếch đại tín hiệu, truyền tới driver làm rung màng loa.

Cấu tạo của tai nghe

Nguyên nhân tai nghe bị hỏng 1 bên

Đứt dây ngầm

Đứt dây ngầm tức tức là đứt phần lõi điện ở bên trong dây. Hiện tượng này không thể quan sát bằng mắt thường mà cần kiểm tra bằng các thao tác gập dây và lắng nghe. Việc dây dẫn bị đứt sẽ khiến tín hiệu âm thanh không được truyền tải hoặc kết nối chập chờn từ đó gây ra tình trạng mất tiếng một bên tai

Đứt dây ngầm tai nghe

Lỏng jack cắm tai nghe

Việc jack cắm bị lỏng khiến tai nghe không thể kết nối ổn định với thiết bị phát nhạc vì vậy tín hiệu âm thanh sẽ bị chập chờn, ngắt quãng và xảy ra tình trạng mất tiếng một bên tai nghe. Xem thêm Cách kết nối tai nghe bluetooth

Lỏng jack cắm tai nghe

Nguồn phát bị lỗi

Nếu kiểm tra thử với chiếc tai nghe đang hoạt động bình thường nhưng vẫn chỉ nghe được một bên thì chứng tỏ lỗi nằm ở nguồn phát.

Nguồn phát tai nghe bị lỗi

Loa tai nghe bị bám bụi quá lâu

Tai nghe nếu sử dụng lâu ngày sẽ dễ bị bám bụi bẩn và các vi khuẩn từ môi trường bên ngoài lẫn bên trong tai, vì vậy bạn cần vệ sinh tai nghe một cách thường xuyên không những giảm hư hại tăng tuổi thọ tai nghe mà còn loại bỏ vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai.

Rất hay:  Gợi Ý Top 10+ 1-1.5 là gì [Hay Nhất]

Loa tai nghe bị bám bụi quá lâu

Tai nghe không tương thích với thiết bị

Kiểm tra xem tai nghe của bạn có tương thích với thiết bị và hệ điều hành điện thoại hay không. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng iPhone, thiết bị phải chạy ít nhất trên hệ iOS 7 thì mới hỗ trợ được Bluetooth Smart Ready. Nếu bạn đang dùng Android, hãy đảm bảo rằng thiết bị vận hành ít nhất trên hệ Android 4.3.

Tai nghe không tương thích với thiết bị

Cách sửa tai nghe không nghe được 1 bên

Cách sửa tai nghe bị hỏng 1 bên do đứt ngầm

  • Nối dây: Khi đã xác định được vị trí dây tai nghe bị đứt, bạn có thể tiến hành nối dây cáp bên trong bằng các mối nối hàn.
  • Thay dây: Trong trường hợp không thể xác định được vị trí dây bị đứt, bạn chỉ có thể thay dây mới cho tai nghe để khôi phục và đảm bảo chất lượng ban đầu của thiết bị.

Cách sửa tai nghe bị hỏng 1 bên do đứt ngầm

Cách sửa lỗi tai nghe bị hỏng do loa

Nếu tai nghe của bạn vẫn chưa hoạt động được thì có thể lỗi đến từ phần cài đặt âm thanh trên điện thoại của bạn. Bạn hãy thử bằng cách mở phần cài đặt âm thanh và kiểm tra mức âm lượng ở trên đó. Sau đó, kéo âm lượng lên mức cao nhất để thử tai nghe.

Ngoài ra, bạn có thể thử tắt nguồn điện thoại và khởi động lại xem các sự cố này đã được khắc phục chưa.

Cách sửa lỗi tai nghe bị hỏng do loa

Cách sửa lỗi tai nghe hỏng mạch điều khiển

Mạch điều khiển là bộ phận rất phức tạp để có thể tự tìm hiểu và thực hiện sửa tai nghe hỏng 1 bên. Vì vậy khi bị hỏng mạch điều khiển bạn hãy mang ra tiệm để tiến hành sửa chữa hoặc thay thiết bị mới.

Vệ sinh tai nghe thường xuyên

Sử dụng tăm bông thấm cồn hoặc nước muối để vệ sinh phần loa tai nghe, bước này bạn vệ sinh thật nhẹ nhàng. Phần bề mặt vỏ tai nghe bạn cũng sử dụng bông hoặc khăn thấm với cồn hoặc nước rửa chuyên dụng. Không nhúng tai nghe vào nước hoặc để khăn quá ướt gây ẩm tai nghe.

Rất hay:  300+ Biệt danh tiếng Anh cho người yêu ngọt ngào & “chất” nhất

Vệ sinh tai nghe thường xuyên

Điều chỉnh jack cắm tai nghe

Để khắc phục và điều chỉnh jack cắm tai nghe, bạn hãy rút tai nghe ra khỏi thiết bị phát nhạc, dùng bông tẩm cồn để lau sạch phần tiếp xúc của jack với ổ cắm. Tiếp theo, cắm tai nghe vào sâu hết mức để các điện cực giữa thiết bị phát nhạc và jack cắm tiếp xúc với nhau và kiểm tra lại.

Đem đến cửa hàng sửa chữa gần nhất

Với những trường hợp do hỏng loa, hỏng mạch điều khiển hay đứt dây ngầm thì bạn cần đem đến cửa hàng sửa chữa gần nhất để khắc phục. Lỗi này yêu cầu người sửa phải có trình độ chuyên môn nên việc bạn tự làm tại nhà đôi khi tình trạng có thể nghiêm trọng hơn.

Lưu ý khi sử dụng tai nghe an toàn và hiệu quả

Sử dụng tai nghe với kích thước vừa vặn

Dù bạn có “feel” vào âm nhạc trọn vẹn tới đâu, nhưng nếu để lọt tạp âm từ bên ngoài vào thì sẽ không bao giờ cảm thấy như ý cả.

Đó lại còn là một trong những nguyên nhân gây hại cho tai: khi có lẫn tạp âm vào giai điệu đang nghe, bạn sẽ có thói quen tăng âm lượng để lấn át hơn tạp âm lọt vào – vô tình càng khiến tai dễ bị tổn thương.

Sử dụng tai nghe với kích thước vừa vặn

Không sử dụng tai nghe trong thời gian quá lâu

Tai nghe có 1 nhược điểm mà mọi người thường bỏ qua, đó là khoảng cách so với lỗ tai quá gần, không giống như loa ngoài. Vì thế, tác động tiêu cực mà nó gây ra khi tiếp xúc với âm thanh liên tục ở thời gian dài là rõ hơn nhiều.

Theo các chuyên gia, 60 phút là khoảng thời gian thích hợp nhất để cho tai “giải lao”, nghỉ ngơi để không có tổn thương khả thi nào xuất hiện.

Rất hay:  Cách đổi mật khẩu WiFi VNPT trên app chi tiết nhất - VinaPhone

Không sử dụng tai nghe trong thời gian quá lâu

Âm lượng không vượt quá “giới hạn vàng”

Cường độ âm thanh được khuyến nghị là an toàn cho tai khi nghe tai nghe là 85dB, nhưng kể cả khi biết rõ con số lý thuyết đó, chúng ta cũng chẳng thể lúc nào cũng có khả năng tự đo đạc chúng rồi mới nghe.

Hãy đảm bảo mức âm lượng đang nghe không quá 2/3 vạch tối đa – có thể chỉnh dao động thêm chút tùy tai bạn nhạy cảm hay không. Đây là mức an toàn, có thể chấp nhận được.

âm lượng tai nghe không vượt quá giới hạn vàng

Nhận thức đúng đắn, đừng hiểu sai về tai nghe

Có một loại tai nghe đang bị nhiều người hiểu lầm về tác hại của nó, thường có xu hướng từ chối và chuyển sang chọn loại hình tai nghe khác.

Đó chính là tai nghe in-ear, có thiết kế gồm khung đi kèm với một mút cao su bọc lấy đầu, dùng để cho hẳn vào trong lỗ tai sâu hơn một chút thay vì chỉ ở vành ngoài.

Nhiều người đã có chung suy nghĩ rằng như thế là không tốt cho tai, mút cao su sẽ bít kín và gây ra nhiều tác động có hại. Sự thật thì điều này hoàn toàn sau khi thiết kế của tai nghe in-ear không hề có bất kỳ bất lợi nào cho người dùng. Các mút cao su sẽ có nhiệm vụ ôm vừa vặn lấy lỗ tai, ngăn tạp âm lọt vào và không gây đau tai như chất liệu nhựa.

Nhận thức đúng đắn, đừng hiểu sai về tai nghe

Tạm kết về sửa tai nghe bị hỏng 1 bên

Với những chia sẻ trên từ Hocreview, hy vọng các bạn sẽ nắm được các cách sửa lỗi tai nghe chỉ nghe được một bên hiệu quả. Với những trường hợp hư hỏng nặng khó giải quyết thì cần ưu tiên mang tai nghe đến các trung tâm bảo trì, sửa chữa hoặc nếu món hàng không quá đắt thì bạn có thể thay mới để đảm bảo chất lượng sẽ tốt hơn cho bạn nhé.