Xin chào các bạn tôi là Đức Hùng tôi là nhân viên của dịch vụ suadiennuochanoi.vn. Suốt 10 năm làm nghề sửa điện nước phục vụ khách hàng ,trong thời gian này 60% quý khách luôn hỏi tôi rằng : Nguyên nhân nước chảy xuống yếu do đâu ? Vì sao sen tắm yếu thế ? Hay làm cách nào để tăng áp lực nước cho cả nhà….Với kinh nghiệm của mình tôi đã tìm hiểu ra nguyên nhân chi tiết của các vấn đề và đã giải quyết triệt để tình trạng này cho các khách hàng của tôi .
Bài viết dưới đây tôi xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm cách xử lý khi áp lực nước yếu mà tôi đã áp dụng cho khách hàng của mình.
Nguyên nhân nước từ bồn chảy xuống yếu ?
Nước chảy yếu là tình trạng hay gặp nhất trong sinh hoạt hàng ngày . Tình trạng này xuất hiện hầu hết tại các gia đình hiện nay . Như các căn hộ ở tầng trên cùng của chung cư không có hệ thống bơm áp trợ lực , những nhà có hệ thống nước ở tầng áp mái . Hay những gia đình làm nhà thấp tầng hoặc những gia đình sử dụng hệ thống ống nước lâu năm không được lắp đặt bài bản.
Dấu hiệu thường thấy như :
- Vòi nước chảy yếu :
Vòi nước là thiết bị hay sử dụng nhất trong sinh hoạt gia đình.Như vòi chậu rửa mặt , vòi chậu rửa bát đây là 2 loại vòi nước sử dụng dây cấp mềm, do dây cấp có thiết kế nhỏ cộng thêm bộ chia của vòi rửa được thiết kế đặc biệt và có thêm bộ lọc dẫn đến lượng nước chảy qua vòi nước bị giảm còn lại 70%.
- Vòi hoa sen nước chảy yếu
Vòi sen tắm cũng là thiết bị nước quan trọng trong sinh hoạt gia đình. Sen tắm giúp cho chúng ta thư giãn , loại bỏ stress sau một ngày làm việc mệt nhọc . Vậy mà điều đó thật tệ khi nó lại chảy như “ Bò Đái” bởi nước yếu.
Cũng tương tự như vòi nước ,vòi sen tắm cũng có cấu tạo giống nhau áp lực nước qua sen tắm luôn bị giảm còn lại 60% với sen tắm thường . Với loại sen tắm cây áp lực nước giảm 50% bởi có thêm bộ lọc cặn bẩn, sen tắm cây còn bị giảm xuống 20-30% nếu bạn không thường xuyên vệ sinh bộ lọc này.
- Áp lực nước máy giặt yếu
Đây là nguyên nhân hay gặp nhất tới 80% ở các nhà thấp tầng. Bởi vì đa số máy giặt được lắp đặt ở tầng cao nhất gần bồn chứa. Nguồn nước cấp vào máy giặt sẽ chảy qua van điện từ rồi vào lồng giặt . Van từ có cấu tạo như một van giảm áp để bảo vệ máy giặt , thêm vào đó là phần lưới lọc ở trước van từ. 2 nguyên nhân này làm giảm 50% áp lực nước chảy vào máy giặt.
Khi không giải quyết được vấn đề tăng áp lực nước cho máy giặt sẽ dẫn đến hỏng van từ hoặc máy giặt sẽ báo lỗi do lượng nước cấp vào máy giặt quá lâu.
- Áp lực nước nóng quá yếu
Trường hợp này hay xảy ra ở những gia đình có phòng tắm gần tầng áp mái . Áp lực nước nóng luôn yếu hơn nước lạnh . Nguyên nhân do bình nóng lạnh có cấu tạo đặt biệt nguồn nước vào và ra đều chảy qua dây cấp mềm và qua van một chiều. Khi chảy qua những phụ kiện này áp lực nước bị giảm 30%
Vâng trên đây là 3 nguyên nhân nhỏ xảy ra ở các thiết bị đầu cuối . Tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý đơn giản cuối bài viết . Còn nguyên nhân lớn dẫn đến nước yếu như nào mời các bạn xem tiếp nhé!
- Áp lực nước quá yếu do bồn nước đặt thấp hoặc dùng bồn nước nằm;
Như các bạn biết đấy khi ném 1 vật theo phương thẳng đứng từ độ cao khác nhau thì lực nén xuống cũng khác nhau .Độ cao càng tăng thì lực nén càng lớn.
Đây là nguyên nhân phổ biến hay gặp ở nhiều gia đình ,
Lỗi do thợ điện nước chưa có kinh nghiệm tư vấn cho chủ nhà khi lắp đặt bồn nước.
- Áp lực nước yếu do hệ thống nước không có ống thông khí.
Áp lực nước yếu do đường ống nước không có thông khí
Khi đường cấp nước không có ống thông khí theo phương thẳng đứng của hộp kỹ thuật, áp lực nước sẽ bị giảm do nước không được nén bởi cột áp.
Đây là lỗi do thợ điện nước thiếu kinh nghiệm.
- Nước yếu do ống cấp nước quá nhỏ
Nguyên nhân này thường gặp ở những gia đình có hệ thống ống nước cũ lâu năm bằng kẽm .
Do thợ thi công thiếu kinh nghiệm hoặc những gia đình có kinh tế eo hẹp bởi thời điểm đó vật tư ống kẽm khá cao.
- Nước chảy yếu do hệ thống cấp nước bị lỗi kỹ thuật thi công.
Hàn đường ống quá nhiệt làm hẹp đường ống dẫn tới áp lực nước bị giảm
Theo kinh nghiệm của Đức Hùng 20% các gia đình thường gặp phải . Nguyên nhân do thợ lắp ống nước khi hàn ống nước để quá nhiệt làm phần nhựa thừa bịt hẹp đường ống nước.
- Nước chảy yếu do van khóa nước.
Van khóa 1/2
Trường hợp này hay xảy ra với những gia đình làm đường ống nước nhưng năm 2011-2013. Khi đó phụ kiện van khóa nước ống nhiệt đều là loại mở ½ lượng nước chứ không phải là loại mở ¾ như bây giờ.
- Áp lực nước yếu do tắc đường nước
Ống nước bị tắc làm giảm áp lực nước
Trường hợp này hay xảy ra ở những gia đình sử dụng ống nước kẽm tới thời điểm bây giờ . Do ống nước kẽm bị oxy hóa kết hợp với nồng độ canxi trong nước cao nên đóng cặn trong đường ống.
Hoặc cũng co trường hợp xảy ra ở ống nước chịu nhiệt do phần ống nước nổi trên trần bị phơi nắng trực tiếp bám rêu lâu ngày làm tắc đường ống.
8 Cách tăng áp lực nước khắc phục nước từ bồn chảy xuống yếu
Đức Hùng sẽ hướng dẫn các bạn xử lý từng bước cơ bản từ dễ tới khó và ưu tiên từ cách xử lý chi phí thấp đến mức chi phí cao.
Bước đầu tiên dễ thực hiện và ít chi phí nhất là vệ sinh các thiết bị dùng nước như sen tắm , đầu vòi chậu rửa mặt, đầu vòi chậu rửa bếp , van từ máy giặt, máy rửa bát.Vì hầu hết các thiết bị này đều có đầu lọc cặn bẩn .
1 . Vệ sinh đường ống để tăng áp lực nước
Khi đã vệ sinh xong mà áp lực nước vẫn chưa cải thiện thì bước tiếp theo là vệ sinh lại đường ống nước.Trục nước từ bồn nước xuống tới tầng 1.
Cách thực hiện :
Bạn hãy khóa van nước tổng trên bồn lại sau đó xả hết lượng nước còn lại trong đường ống bằng vòi nước dưới tầng 1. Sau khi xả hết nước bạn tiến hành mở lại van nước tổng thao tác mở thật nhanh để nước dồn xuống tạo thành áp đẩy cặn bẩn trong ống nước trôi xuống dưới . Bạn lưu ý trước khi mở van nước tổng bạn phải mở vòi nước ở dưới tầng 1 nhé .
Vệ sinh dường ống nước tổng để tăng thêm áp lực nước
Bạn hãy lặp lại quá trình này 2-3 lần cho tới khi nước dưới tầng 1 sạch là được.
Nếu xử lý hết các bước trên vẫn không được bạn tiến hành các biện pháp sau:
2. Cách tăng áp lực nước cho vòi sen
Vòi sen tăng áp lực nước
Nếu gia đình bạn chỉ gặp vấn đề sen tắm quá yếu thì bạn có thể xử lý bằng cách thay bằng loại bát sen tăng áp và thay dây sen xoắn kim loại bằng loại dây nhựa mềm. Với cách này áp lực nước tăng được 30% mà chi phí rất thấp. Gía bộ sen tăng áp từ 150.000- 250.000 đ.
3. Sử dụng vòi nước tăng áp
Vòi nước tăng áp lực
Cũng tương tự như bát sen tăng áp vòi nước tăng áp cũng có cấu tạo tương tự giúp áp lực nước được cải thiện giúp bạn rửa vật dụng tốt hơn mà chi phí thấp . Giá loại vòi nước tăng áp trên thị trường từ 50.000-100.000 đ
4. Van tăng áp lực nước.
Thực ra trên thị trường hiện tại không có loại van áp lực nước . Các bạn có thể tăng áp lực nước bằng cách thay loại van khóa ½ hiện tại bằng loại van khóa ¾ hiện nay .Với phương án này bạn cần thải liên hệ với thợ lắp đặt điện nước để có giải pháp tốt nhất.
5. Đặt bồn nước cao bao nhiêu? Để tăng áp lực nước.
Với những gia đình sử dụng bồn nước nằm .Thiết bị đầu ra cách bồn nước 2m theo chiều đứng thì tôi khuyên bạn nên nâng bồn nước lên 1-2 M nữa tùy theo địa hình có thể nâng thêm.
Nâng bồn nước lên cao để tăng áp lực nước
Với cách đặt bồn nước lên cao kết hợp với trục thông khí sẽ tăng được thêm 40% áp lực nước.
6 . Tăng áp lực nước bằng cách đặt ống thông hơi cho bồn nước
Ngoài việc thi công lắp đặt kích thước đường ống nước nhà vệ sinh đạt đúng tiêu chuẩn thì lắp ống thông hơi cho bồn nước giúp tăng áp lực nước lên tới 30% . Bạn hãy làm ống thông hơi theo sơ đồ sau:
Lắp ống thông hơi đường nước để tăng áp lực nước thêm 30% (CLICK vào hình xem ảnh nén hơn)
7. Lắp máy bơm tăng áp cho nước yếu
Lắp máy bơm tăng áp cho nước yếu là phương án tốt nhất , tăng áp lực nước lớn nhất.
Tăng áp lực nước bằng máy bơm tăng áp
Nhưng phương lắp máy bơm tăng áp lực nước gia đình chỉ áp dụng cho gia đình có hệ thống ống nhựa nhiệt. Áp dụng với trường hợp đường nước bị hẹp do lỗi kỹ thuật lắp đặt và gia đình có nhu cầu sử dụng lượng nước nhiều.
Để lắp được hệ thống bơm tăng áp chuẩn bạn nên liên hệ với thợ sửa máy bơm nước nhiều kinh nghiệm.
8. Tăng áp lực nước trong nhà bằng cách thay ống nước tổng.
Đây là phương án cuối cùng bởi chi phí khá cao . Cách này áp dụng với những gia đình có hệ thống ống nước bằng kẽm lâu năm bị tắc đường ống hoặc bị rỉ nước.
Giải pháp thay đường nước tổng giúp tăng áp lực nước
Bởi với hệ thống ống kẽm lâu ngày ống bị mòn , thủng .Bạn lắp hệ thống máy bơm áp sẽ không hợp lý do áp lực máy bơm áp lớn khi đó sẽ có hiện tượng máy bơm không tự ngắt và thất thoát nước gây lãng phí. Và chi phí lắp máy bơm tăng áp cũng không nhỏ
Bạn nên đầu tư một lần thay đường ống sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề tăng áp lực nước
- Cách tính áp lực nước trong đường ống để chọn kích thước ống nước
Áp lực nước trong đường ống được tính tương đối như sau:
1 bar chênh lệch chiều cao mực nước tương ứng với 10m. Lấy áp suất cao nhất trong đường ống để thay vào công thức trên toàn bộ hệ thống
Áp dụng công thức này để tính toàn với ống nước hình tròn:
- Tính tiết diện ngang ống = bình phương bán kính x 3,14 (số pi); đơn vị m2.
- Tính vận tốc nước chảy trong ống = căn bậc 2 của 2gh; trong đó g=9,81; h: chiều cao cột nước, đơn vị m.
- Lưu lượng nước chảy qua ống = tiết diện ngang ống x vận tốc nước qua ống.
- Công thức lưu lượng nước chảy trong ống được tính như sau: qtt = qvc + α . qdđ (l/s)
Các công thức trên thực hiện tính toán được sơ bộ cơ sở áp lực lưu lượng nước trong ống đựa theo thủy lực, độ co hép ngang và hệ số lưu lượng,..Dựa vào kết quả thu được có thể lắp công trình máy thủy điện hay hệ thống tưới tiêu thủy lợi tự động.
Chú thích:
– α: là hệ số phân bố lưu lượng dọc đường, thông thường lấy là α = 0.5 (q ở đoạn đầu ống max và cuối ống là 0).
– qdđ: Lưu lượng dọc đường của đoạn ống đang xét (đơn vị tính l/s).
Trường hợp trên đoạn ống có nhiều điểm lấy nước, khoảng 20 – 25 điểm dọc đường ống người ta đưa về công thức tính lưu lượng nút: qn = 0,5 . Σqdđ + qttr (l/s).
Cuối cùng, để nhận kết quả lưu lượng nước trong đường ống chính xác ta áp dụng tính tổng sau: qtt(A_B) = qvc + qn(B) (l/s).
Ví dụ :
Bạn muốn vận chuyển nước từ dưới sân lên tầng thượng, mà nhà bạn có tới qo tầng, ước tính chiều cao khoảng 40m. Bạn có thể áp dụng các công thức tính áp lực nước trong đường ống sau:
Bảng tính áp lực nước trong đường ống
+ Chiều cao cột nước h = 40m chênh lệch, đổi ra áp suất trong hệ thống tương ứng Ph = 4 bar.
+ Chọn máy bơm phù hợp cũng như phụ kiện đường ống để đẩy được nước lên trên san thượng thỏa mãn Pb > Ph , tức là: Pb > 4bar.
+ Áp lực trong đường ống nước làm việc phải chịu là: Plv > Pb , hay Plv > 4 bar.
+ Trong nhiệt độ môi trường 35 độ C, chọn ống có áp suất theo công thức PNo = Plv / K; (trong đó K: Hệ số giảm áp, K = 0,8); PNo = 2.5 / 0.8 = ~ 5 bar.
Chúc các bạn thành công!