Ngay từ nhỏ chúng ta đã được cha mẹ dạy cho một số cách thắt nút dây cơ bản để buộc đồ. Khi lớn lên, chúng ta lại học thêm những cách thắt nút dây để phục vụ cho mục đích cá nhân như buộc dây để cắm lều trại khi đi phượt…
Bạn đã biết bao nhiêu cách thắt nút dây? Bạn đã biết cách làm sao để thắt nút dây cho vừa chặt lại vừa dễ gỡ chưa? Nếu chưa, thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Quản trị mạng để có thể học lỏm một số cách thắt nút dây siêu dễ mà lại vô cùng chặt, bạn có thể áp dụng nó trong cuộc sống để có thể buộc đồ mà không lo rơi. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
- 18 mẹo vặt trong cuộc sống khiến bạn ngạc nhiên đến không ngờ
- 17 kỹ năng sinh tồn quan trọng bạn cần phải biết để tự cứu sống chính mình
- 10 mẹo vặt “không thể thất truyền” vì quá hữu ích có thể bạn chưa biết
1. Nút đôi
Thắt nút đôi tương tự như thắt nút đơn, nhưng nó sẽ chắc chắn hơn nút đơn rất nhiều.
2. Nút ghế đơn hay nút thòng lọng không xiết (bowline)
Cách thắt này sẽ tạo ra một vòng tròn cố định, chúng thường được áp dụng khi buộc dây thừng quanh người hoặc động vật mà không sợ vòng dây bị tuột cũng như xiết chặt vào cổ.
Phương pháp này thường được áp dụng khi đi leo núi, làm việc trên cao hay ném cho người sắp chết chìm dưới nước…
Nút thòng lọng đơn giản:
Thòng lọng Châu Phi:
3. Nút đơn (Overhand Knot)
Cách thắt này vô cùng thông dụng với nhiều người chúng ta. Ưu điểm của thắt nút đơn là khá chặt, thế nhưng nhược điểm của cách này là rất khó tháo ra. Vậy nên, bạn cần nghĩ xem có phải tháo dây ra không trước khi mái xiết chặt đoạn dây.
4. Thắt nút dẹt hay nút kép (reef knot/square knot)
Cũng như cách thắt nút đơn, thắt nút dẹp cũng vô cùng thông dụng và đơn giản. Cách thắt này được dùng để thắt hai đầu của một sợi dây nhằm cố định một vật gì ở giữa. Thắt nút này còn được mọi người gọi là nút ăn trộm hay nút đầu bò.
Cách thắt này có thể ứng dụng dùng để buộc hàng, buộc giàu và kết thúc dây băng cứu thương cho bệnh nhân.
5. Nút số 8 (figure-of-eight knot)
Cách này thường được mọi người áp dụng với mục đích tránh cho đoạn dây không bị tuột khỏi các dụng cụ thiết bị như cột dây khi đi thuyền buồm hoặc leo núi và làm thang dây.
6. Nút thuyền chài (clove hitch)
Cách này thường được áp dụng khi buộc dây thuyền vào cọc trên bờ hoặc buộc các đầu lều (khi cắm trại). Nút thuyền chài cũng là nút buộc khởi đầu cho các nút ráp (tháp) cây.
7. Nút sơn ca (Lark’s head hay Cow hitch)
Nút sơn ca hay còn còn là nút đầu chim sơn ca, tùy vào từng địa phương mà có cách gọi khác nhau. Loại nút này thường được buộc để treo, đặc biệt là treo những đồ vật trên xà ngang.
Ngoài ra cách thắt này được dùng trong làm xích đu, kéo treo bó củi, dựng côt cờ, buộc dây thun, trang trí đan móc, hay làm lắc tay bằng dây…
8. Nút thợ dệt (sheet bend, becket bend, weaver’s knot và weaver’s hitch)
Cách thắt này có phần tương tự với cách thắt ghế đơn. Chúng được dùng khi buộc hai đoạn dây có tiết diện khác nhau, ứng dụng trong nối dây khi dựng lều, đan lưới…
Nút thợ dệt kép:
9. Nút ghế kép (Bowline on a bight)
Cách thắt ghế kép cũng tạo ra cho bạn một vòng tròn cố định ở khoảng giữa dây thừng. Lợi ích của cách thắt này là bạn không lo đồ khi buộc bị tuột và nó lại rất dễ tháo ra.
Cách này có thể ứng dụng để tạo vòng bám chân (toe hold) ở giữa dây thừng hoặc làm vòng ghế an toàn trong cứu hộ, tiện lợi và dễ chịu hơn nút ghế đơn. Mỗi vòng có thể dùng cho mỗi đùi chân và phần trên choàng qua ngực để giữ an toàn.
10. Nút chân chó (sheepshank knot)
Loại dây nút này dùng để rút ngắn một đoạn dây thừng hoặc thu ngọn lại phần dây còn thừa của đoạn dây.
Cách thắt này có thể áp dụng khi bạn muốn làm ngắn đoạn dây bị trùng khi không muốn phải cắt đi đoạn dây đó. Bên cạnh đó bạn còn có thể ứng dụng khi buộc vào các toa xe kéo hoặc thuyền buồm.
11. Nút chạy (Taut Line Hitch)
Cách thắt nút này giúp bạn có thể điều chỉnh được độ dài, ngắn của đoạn dây. Bạn có thể tận dụng những đoạn dây ngắn để thắt nút theo phương pháp này.
Lưu ý: các vòng dây càng nhiều sẽ tạo ma sát lớn và như thế sẽ chắc chắn hơn, nhưng tối đa cũng không nên quá 10 vòng.
12. Nút kéo gỗ (Timber hitch)
Dùng để buộc dây vào cọc, nút này chắc và cũng tương đối dễ thực hiện, dễ tháo gỡ. Nó cũng có thể là bắt đầu của nút tháp cây chữ X.
13. Nút bồ câu (Trucker’s hitch knot)
Dùng để tăng giảm dây. Cách làm là dùng 1 nút thòng lọng ở giữa dây tạo thành 1 vòng dây (có thể thay thế bằng nút mỏ chim), một đầu neo và 1 đầu móc vào đầu neo khác, xỏ đầu dây neo thứ 2 vào vòng dây vừa tạo và kéo tăng giảm về hướng mình, kết thúc bằng nút đơn.
14. Một vòng hai khóa
Dùng để khóa lại những nút dây buộc neo.
Ngoài những cách buộc trên, dưới đây là một số cách buộc khác bạn có thể tham khảo thêm và ứng dụng.
Ứng dụng dùng để kéo khúc gỗ, mắc võng hay làm dây phơi.
Một số cách buộc khác bạn có thể tham khảo:
Câu cá vòng
Anchor Hitch
Angler Loop
Eye Splice
Angler
Reef
Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn có thể áp dụng chúng vào cuộc sống.