Nhiều bà mẹ sau khi sinh thường bị tắc tia sữa, tình trạng này khiến mẹ đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới em bé mới sinh. Vậy tắc tia sữa là gì? Hãy để AVAKids giải đáp và gợi ý cho mẹ một số mẹo chữa tắc tia sữa tại nhà bằng các bài thuốc dân gian hoặc máy hút sữa trong bài viết dưới đây nhé!
1Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng và giữ lại trong ống tuyến sữa ở bầu ngực mà không đẩy ra ngoài được, khiến mẹ gặp khó khăn khi cho con bú, gây đau nhức, lâu dần dẫn đến mệt mỏi, sa sút tinh thần và ảnh hưởng đến việc mẹ chăm sóc em bé.
Khi phát giác những dấu hiệu đầu của việc bị tắc tia sữa, mẹ nên thăm khám và điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc cho con bú không bị gián đoạn.
Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng và giữ lại trong ống tuyến sữa
2Thời điểm thường xảy ra tắc tia sữa
Sau khi sinh vài ngày mẹ thường cảm nhận được vú nặng, cứng và nóng. Mặc dù dòng sữa được tiết ra thành những tia sữa bên trong tuyến vú căng sữa sẽ tạo ra một cảm giác như nổi cục. Hiện tượng căng sữa này thường xuất hiện sau sinh khoảng 2 – 3 ngày.
Tuy nhiên, tình trạng này không được can thiệp kịp thời thì mẹ có thể bị sốt, nhiễm trùng, trầm cảm sau sinh,… nếu bị tắc tia sữa.
Sau khi sinh vài ngày mẹ thường cảm nhận được vú nặng, cứng và nóng
3Nguyên nhân gây tắc tia sữa
Hiện tượng tắc tia sữa sau khi sinh được gây ra từ nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:
- Mới sinh: Sau khi sinh con, sữa mẹ đã được sản xuất nhiều trong bầu ngực, nhưng lại chưa thể đẩy ra ngoài do cơ thể mẹ chưa làm quen ngay được với sự thay đổi đó, gây ra tình trạng ứ đọng khiến bầu ngực căng cứng, dẫn đến tắc tia sữa. Đôi khi, mẹ còn có thể bị sốt nhẹ.
- Mẹ nhiều sữa: Một số mẹ có cơ địa tốt, tiết rất nhiều sữa nhưng bé lại không bú hết, dẫn đến tình trạng sữa dư thừa còn tồn đọng lại trong bầu ngực, gây tắc nghẽn ống dẫn sữa. Trong trường hợp này, mẹ nên hút hết sữa ra ngoài thay vì chỉ cho bé bú trực tiếp.
Máy hút sữa điện đôi Pigeon GoMini
- Bé bú không đúng khớp: Có nhiều trường hợp bé ngậm vú và mút không đúng khớp dẫn tới việc không bú được hết lượng sữa mẹ sản xuất ra. Vì thế lượng sữa dư thừa sẽ tồn đọng lại và gây tắc tia sữa.
- Mẹ không cho bú thường xuyên: Nếu mẹ không thường xuyên cho bé bú, thường là trên 5 tiếng thì sẽ khiến sữa bị tồn đọng, gây bít tắc ống dẫn sữa trong bầu ngực.
- Ngực chịu áp lực: Nếu sau khi sinh, sản phụ mặc áo ngực quá chật, quá bó sẽ khiến tia sữa bị chèn ép và gây tắc. Bên cạnh đó, nằm sấp khi ngủ cũng có thể gây ra tình trạng này.
- Ít hút sữa: Khi bé bú mẹ trực tiếp có thể không hút hết được lượng sữa mà mẹ sản xuất ra. Nếu mẹ không dùng thêm các loại máy hút sữa để vắt lượng sữa thừa ra ngoài, bầu ngực cũng sẽ trướng đau, bị tắc tia sữa.
- Căng thẳng, stress: Yếu tố tâm lý cũng là một tác nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ và làm tăng nguy cơ bị tắc tia sữa, mẹ có thể bị mất sữa nếu thường xuyên căng thẳng, stress. Tình trạng này khá thường gặp sau khi mẹ sinh em bé, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Lâu dần, căng thẳng có thể biến thành những chứng bệnh về tâm lý, khiến cho sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần của mẹ đều bị suy yếu.
Máy hút sữa điện đôi Philips Avent Eureka SCF393.11
4Dấu hiệu tắc tia sữa
Tình trạng tắc tia sữa diễn ra từ từ đến tăng dần, đôi khi cũng xuất hiện nhanh và dễ nhận biết. Dưới đây là một số dấu hiệu của tình trạng tắc tia sữa.
- Mẹ thường cảm thấy một hoặc hai bầu vú căng, ngày càng gia tăng cảm giác tức ngực và đau đớn. Khi quan sát, mẹ sẽ thấy có những khối u tròn cứng có bề mặt gồ ghề, mật độ nhiều với kích thước khác nhau, khi chạm vào có cảm giác rất đau.
- Sữa không chảy ra được khi bé bú hoặc khi hút, nặn sữa.
- Ngoài ra, sản phụ có thể xuất hiện một số biểu hiện khác như: Mệt mỏi, nhức đầu, sốt cao,…
Mẹ thường cảm thấy một hoặc hai bầu vú căng, tức và đau đớn khi tắc tia sữa
5Tắc tia sữa có nguy hiểm không?
Tắc tia sữa là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ sau sinh, đây vẫn được coi là tình trạng phổ biến và không quá nguy hại nếu chỉ kéo dài trong thời gian ngắn (dưới 3 ngày) và được điều trị kịp thời. Nếu để lâu, không có phương pháp chữa trị thì tắc tia sữa sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ.
5.1. Không có sữa cho bé bú
Tắc tia sữa sau khi sinh nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng mất sữa hoàn toàn. Sữa không chảy ra khi cho bé bú, dù nặn hay dùng máy hút sữa cũng không có tác dụng.
Không có sữa mẹ nên bé phải chuyển qua dùng sữa công thức hoặc tìm nguồn sữa khác. Đối với những bé còn quá nhỏ, nếu thiếu sữa mẹ thì sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của bé như suy dinh dưỡng, thấp còi,…
Máy hút sữa điện đơn Gluck Baby GP31
5.2. Ảnh hưởng xấu đến tâm lý của mẹ
Tắc tia sữa khiến ngực mẹ đau, căng tức dữ dội. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ bị căng thẳng, stress, nguy hiểm hơn là tình trạng trầm cảm sau sinh dẫn đến việc nuôi con bằng sữa mẹ bị ảnh hưởng theo.
Mẹ bị trầm cảm sau khi sinh do bị tắc tia sữa lâu ngày
5.3. Gây ra một số bệnh nguy hiểm
Khả năng cao là mẹ sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: Áp xe vú, viêm tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú.
- Áp xe vú: Tuyến vú bị mưng mủ khiến mẹ đau nhức dữ dội, tình trạng xảy ra khi mẹ để bị tắc tia sữa trong thời gian trên 1 tuần mà không được điều trị.
- Viêm tuyến vú: Ngực mẹ bị sưng to và đau đớn, sữa không tiết ra, đầu vú sưng tấy, bầu vú sờ vào sẽ cảm nhận được có nhiều cục cứng.
- Hình thành các dải xơ hóa và u xơ tuyến vú: Biến chứng này được hình thành khi mẹ bị tắc sữa lâu ngày. Dẫn đến viêm xơ, hoại tử tuyến vú xảy ra khi các khối mủ bị vỡ và đi vào máu, gây tổn hại nghiêm trọng đến gan thận, gây nhiễm trùng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Hình thành các dải xơ hóa và u xơ tuyến vú
6Tám cách chữa tắc tia sữa đơn giản, hiệu quả
6.1. Cho bé bú thường xuyên hơn
Mẹ nên cho bé bú bên ngực bị đau trước vì lúc bắt đầu bú luôn là lúc con dùng lực mạnh nhất để hút sữa mẹ ra, nhờ đó giúp khai thông tia sữa bị tắc. Cho bé bú liên tục khoảng 10 – 12 lần/ngày, sau khi bú phải vắt sạch sữa thừa hoặc hút hết sữa thừa còn đọng lại trong bầu ngực ra ngoài.
Bạn nên cho con bú ở ngực bị tắc tia sữa trước
6.2. Chườm nóng bầu ngực
Chườm nóng quanh bầu ngực sẽ giúp mẹ khai thông tia sữa, giảm sưng, giảm đau. Phương pháp này cần đến các vật dụng hoặc dược liệu có nhiệt độ nóng ấm từ 41 – 60 độ C chườm lên vùng ngực bị tổn thương.
Chườm nóng có tác dụng tăng tuần hoàn tại chỗ, tăng lưu lượng máu đến chỗ đau, giảm kích thích thần kinh. Mẹ có thể dùng khăn sạch ngâm trong nước nóng, sau đó vắt và áp nhẹ khăn còn ấm lên vùng ngực một lúc cho đến khi bớt đau.
Chườm nóng quanh bầu ngực
6.3. Xoa bóp bầu ngực
Dùng tay xoa nhẹ nhàng theo hướng xung quanh bầu vú rồi hướng dần vào trong núm vú. Mẹ hãy vừa xoa vừa ép bầu vú lên thành ngực, xoa thuận chiều kim đồng hồ trong thời gian từ 20 – 30 phút, sau xoa bóp thì cho bé bú. Việc xoa bóp, massage sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, giảm bớt cơn đau và kích thích ống dẫn sữa.
Xóa bóp bầu ngực bắt đầu từ bầu vú xung quanh rồi hướng dần vào trong núm vú
6.4. Vắt sữa bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa
Thường xuyên vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa cũng có thể giảm tình trạng tắc tia sữa. Nếu thường hút sữa ở nơi làm việc hoặc không có nhiều thời gian cho việc hút sữa, mẹ nên chọn máy hút sữa chạy bằng điện có thể hút cả hai vú một lúc để tiết kiệm thời gian.
Máy hút sữa điện đôi Tommee Tippee Made for Me
6.5. Phương pháp vật lý hiện đại điều trị tắc tia sữa
Phương pháp này dùng các thiết bị máy móc y khoa hiện đại để điều trị bằng cách tác động vật lý vào khu vực bị tắc sữa. Ví dụ như đánh tan khối sữa tắc nghẽn, hỗ trợ giảm đau, giảm phù nề, kháng viêm, làm mềm tuyến vú,… bằng cách dùng điện xung (laser) hoặc sóng đa tần của máy siêu âm.
Đặc biệt, ưu điểm của cách điều trị bằng phương pháp hiện đại này không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa bổ sung cho bé bởi không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, phương pháp này bảo đảm không gây đau và có thể cho em bé bú bình thường mà không cần phải nghỉ ngơi ngay sau khi điều trị.
Máy hút sữa điện đôi Gluck Baby GP39 – Màu ngẫu nhiên
6.6. Đèn hồng ngoại sử dụng trong điều trị tắc sữa
Bầu ngực được làm ấm nhờ vào cơ chế tác động của nhiệt từ đèn hồng ngoại. Cũng chính vì thế mà giúp cho ngực của mẹ hạn chế được các cơn đau, giảm tần suất những cơn co thắt. Không những thế, còn giúp thông tắc tia sữa nhanh chóng và thúc đẩy quá trình chống viêm.
Đối với phương pháp này đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề, được đào tạo bài bản nhằm đảm bảo kỹ thuật thực hiện an toàn. Vì nếu không tuân thủ đúng liều lượng, thời gian thông tắc tia sữa bằng cách này thì bầu vú của mẹ rất có thể bị phỏng nặng. Do đó, để chắc chắn rằng quá trình diễn ra suôn sẻ và an toàn thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé!
Bầu ngực được làm ấm nhờ vào cơ chế tác động của nhiệt từ đèn hồng ngoại
6.7. Chế độ dinh dưỡng
Trong trường hợp bị tắc tuyến sữa, mỗi ngày mẹ nên dùng một lượng 1.200 miligram lecithin. Mẹ có thể bổ sung lecithin thông qua thực phẩm hoặc mua lecithin tại các hiệu thuốc trên thị trường. Trên thực tế, chất này có chứa nhiều đậu nành, lòng đỏ trứng, đậu phộng, ngũ cốc, thịt và hơn nữa là gan động vật có trong sữa bò.
Khi bị tắc tia sữa, để tránh việc bé bỏ bú vì sữa mẹ có mùi khó chịu thế nên mẹ cần tránh các loại gia vị như tỏi, ớt, hành,… Hơn hết, nếu dùng thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hoá sẽ mang đến sự thoải mái hơn cho mẹ trong giai đoạn này.
Yến mạch nguyên chất cán dẹt Quaker 600g (dành cho trẻ từ 1 tuổi)
6.8. Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Tuy trong giai đoạn này mẹ phải chăm con cả ngày sẽ khó có được thời gian để nghỉ ngơi nhưng điều này rất quan trọng. Nên nếu có thể, thì trong thời gian con ngủ, mẹ hãy cố gắng chợp mắt một chút.
Cùng với đó, bạn hãy tiết kiệm sức lực chẳng hạn như để đồ đạc ở gần mình như đồ chơi, tã cho bé, bình sữa,… để tiện lợi trong quá trình chăm con hơn. Hoặc nếu có thể bạn hãy nhờ đến người thân trông con hộ để bạn có thời gian nghỉ dưỡng sức một chút.
Bình sữa nhựa PP Dr.Brown’s cổ rộng 270 ml (mọi độ tuổi)
7Kinh nghiệm chữa tắc tia sữa trong dân gian dễ dàng thực hiện tại nhà
7.1. Cách thông tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Sử dụng 150g lá đinh lăng tươi đun nước uống hàng ngày, hoặc dùng để nấu canh xương, canh chân giò hoặc canh thịt bằm ăn với cơm trắng rất ngon. Mẹ cũng có thể giã nát 100g lá đinh lăng với khoảng 70g rau diếp cá để đắp lên vùng ngực bị đau. Bài thuốc này giúp mẹ thải độc tố hiệu quả, làm mát cơ thể.
Dùng lá đinh lăng để chữa tắc tia sữa
7.2. Cách thông tắc tia sữa bằng lá bắp cải
Dùng lá bắp cải để chườm ấm bầu ngực bị căng tức là phương pháp chữa tắc tia sữa mà mẹ bầu nên dùng thử. Trong quá trình chườm ấm mẹ cần kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng cùng lá bắp cải giúp khơi thông các tia sữa. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý thực hiện quá trình này với tần suất liên tục cho đến khi thấy dòng sữa chảy ra nhé!
Lá bắp cải có công dụng hiệu quả trong việc thông tắc sữa mẹ
7.3. Cách thông tắc tia sữa bằng xôi nếp và men rượu
Hiện nay, khá nhiều mẹ bỉm dùng khăn để gói xôi nếp rồi chườm vùng ngực để khai thông tia sữa. Với cách làm này tuy đơn giản nhưng lại có rất nhiều lợi ích như giảm tình trạng ứ đọng, giãn nở tia sữa giúp sữa tiết ra đều hơn. Bên cạnh đó, cơ chế điều trị tắc tia sữa bằng men rượu cũng mang đến các hiệu quả nhất định.
Trước hết mẹ chỉ cần giã nhuyễn 2 – 3 viên men rượu sau đó kết hợp cùng một ít rượu 40 độ để bôi lên bầu ngực. Nhờ cồn trong rượu nên bầu ngực được làm ấm và giãn nở mạch máu. Mẹ cần kết hợp massage nhẹ nhàng trong lúc thực hiện phương pháp này để đẩy nhanh tiến độ hiệu quả điều trị.
Cách làm này tuy đơn giản nhưng lại có rất nhiều lợi ích như giảm tình trạng ứ đọng, giãn nở tia sữa
7.4. Cách thông tắc tia sữa bằng lá mít
Một cách khác để thông tắc tia sữa là dùng lá mít hơ ấm sau đó đắp vào rồi massage nhẹ nhàng vùng ngực. Phương pháp này tuy có công dụng giống với xôi nếp nhưng lại có nhược điểm là khó khống chế được nhiệt độ. Bởi nếu lá mít có nhiệt độ quá cao trực tiếp lên ngực sẽ gây bỏng rát trên da, thậm chí có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn.
Dùng lá mít hơ ấm sau đó đắp vào rồi massage nhẹ nhàng vùng ngực
7.5. Cách thông tắc tia sữa bằng lá bồ công anh
Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, hạn chế nóng trong và thông tắc tia sữa hiệu quả. Dùng lá bồ công anh tươi giã nát, vắt nước uống, phần bã đắp lên đầu ngực sẽ làm dịu cơn đau của mẹ.
Nhiều mẹ sau khi sinh cũng thường lấy lá bồ công anh về luộc lên rồi ăn thay cho rau trong bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên, lá này khá đắng, mùi vị hơi hăng nên nhiều người có thể ăn không quen.
Dùng lá bồ công anh tươi để chữa tắc tia sữa
8Biện pháp ngăn ngừa tắc tia sữa dành cho mẹ
- Sau mỗi cữ cho bé bú, mẹ hãy sử dụng máy hút sữa hoặc cho bé bú thường xuyên để hút sữa ra bên ngoài, bảo đảm không còn đọng lại trong bầu vú của mẹ.
- Mẹ nên mặc quần áo hoặc áo ngực thoải mái, rộng rãi.
- Cần phải uống nhiều nước.
- Nên áp dụng các bài tập thiền, nghỉ ngơi đầy đủ và tập luyện thể thao thường xuyên sẽ tránh được tính trạng tắc tia sữa.
- Mẹ hãy cố gắng duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Mẹ cần phải uống nhiều nước trong thời gian cho bé bú
9Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tắc tia sữa
9.1. Những thực phẩm mẹ bầu sau sinh nên ăn
Như Hiệp hội Nuôi con bằng sữa mẹ (Canada) khuyến cáo thì mẹ bầu sau sinh bị tắc tia sữa nên sử dụng chế độ dinh dưỡng bằng cách dùng thực phẩm chức năng bổ sung lecithin hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu lecithin với hàm lượng mỗi ngày là 1.200mg.
- Mẹ nên ưu tiên ăn những món có ít gia vị.
- Ăn những loại hạt như hạt đậu đỏ, hạt đậu đen.
- Vừng đen.
- Bí đỏ.
- Rau xanh.
- Trái cây.
- Chè vằng và lá đinh lăng.
Mẹ nên ăn nhiều trái cây
9.2. Những thực phẩm mẹ bầu sau sinh không nên ăn
Sau khi sinh, mẹ cần hạn chế những thực phẩm có chứa chất béo (khoai tây chiên, thực phẩm chiên ngập dầu,…). Trường hợp mẹ bị viêm tắc tuyến sữa vì bị quá nhiều cholesterol có trong máu sẽ khiến sữa bị nhờn dính và đặc hơn.
Mẹ đang trong giai đoạn cho con bú không nên sử dụng bia rượu, chất kích thích, nước ngọt có ga, một số loại đồ ăn cay nóng như hẹ, tỏi ớt, hành,… Vì điều đó là nguyên nhân gây viêm tuyến sữa và đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Mẹ đang trong giai đoạn cho con bú không nên sử dụng bia rượu, nước ngọt, chất kích thích
10Một số lưu ý khi tự chữa tắc tia sữa tại nhà
- Không nhờ người lớn hỗ trợ bú mút khi bầu ngực căng sữa: Mặc dù đây là cách chữa tắc tia dân gian nhưng trên thực tế việc để người lớn bú mút ngực giúp mẹ là không nên. Miệng người lớn chứa nhiều vi khuẩn, chúng dễ tấn công vào hệ thống ống dẫn sữa, nếu mẹ bị tình trạng nứt cổ gà, nứt núm vú thì sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.
- Mẹ nên tránh lạm dụng chườm nóng: Chườm nóng quá nhiều, trên 5 lần/ngày hoặc sử dụng nước quá nóng sẽ làm ống dẫn sữa bị dãn ra. Trong trường hợp mẹ bị viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú nếu chườm nóng sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn.
- Tránh lạm dụng hút sữa nhiều lần: Hút sữa quá nhiều lần trên 12 lần/ngày sẽ khiến các ống sữa bị giãn ra, ảnh hưởng đến hoạt động co bóp tuyến sữa dẫn đến tắc tia sữa.
- Không xoa nắn đầu vú quá mức: Mẹ day đầu vú quá mạnh, quá nhiều ở vùng bị tắc, tránh nặn sữa quá thô bạo vì các mô mỡ bị phù nề và mạch máu dưới da có thể bị tổn thương, lâu dần sẽ gây viêm tuyến vú.
- Nên uống nhiều nước và bổ sung thực đơn ăn uống đủ chất: Uống nhiều nước giúp sữa được tiết ra nhiều, tạo áp lực để đẩy sữa bị tắc ra ngoài. Đặc biệt khi mẹ bị sốt thì càng phải uống nước nhiều hơn để cơ thể không bị mất nước, việc điều trị tắc tia sữa sẽ dễ dàng hơn.
Không nên xoa nắn đầu vú quá mức
Với bài viết trên, hy vọng AVAKids đã cung cấp tất cả thông tin về tắc tia sữa là gì và chia sẻ một số mẹo tự chữa tắc tia sữa ở nhà cho mẹ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay đến hotline 1900.866.874 hoặc truy cập vào website avakids.com để nhận được giải đáp nhanh nhất nhé!