Công thức tính áp suất hay nhất – Vật lí lớp 8 – VietJack.com

Công thức tính áp suất hay nhất

Với loạt bài Công thức tính áp suất Vật Lí lớp 8 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí 8.

Bài viết Công thức tính áp suất hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính áp suất Vật Lí 8.

1. Định nghĩa

– Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

– Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Ví dụ: Người và tủ, bàn ghế, máy móc … luôn tác dụng lên nền nhà những lực ép có phương vuông góc với mặt sàn.

2. Công thức

– Công thức tính áp suất:

Trong đó:

F: là áp lực (N)

S: là diện tích bị ép (m2)

p: là áp suất (N/m2)

– Đơn vị của áp suất là Paxcan (Pa): 1 Pa = 1 N/m2.

Chú ý: kí hiệu của áp suất là chữ cái p viết thường

3. Kiến thức mở rộng

– Dựa vào công thức tính áp suất: , ta suy ra:

+ Công thức tính áp lực: F = p.S

+ Công thức tính diện tích mặt bị ép:

– Công thức tính diện tích bị ép với hình dạng cho trước:

Rất hay:  Cách share file excel cho nhiều người cùng chỉnh sửa? - Stream Hub

+ Hình vuông: S = a2 (a là độ dài của mỗi cạnh hình vuông).

+ Hình chữ nhật: S = a.b (a và b lần lượt là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật).

+ Hình tròn thì S = p.r2 (với r là bán kính của hình tròn).

– Xác định áp lực: Áp lực của vật tác dụng lên mặt phẳng thường bằng trọng lượng của vật (P).

Công thức tính trọng lượng của vật: P = 10.m

Trong đó:

m: là khối lượng của vật (kg),

P: là trọng lượng của vật (N).

4. Bài tập minh họa

BÀI TẬP 1: Một lọ hoa có khối lượng 500g được đặt trên bàn. Tính áp suất mà lọ hoa tác dụng lên mặt bàn, biết đáy bình hoa là hình tròn có đường kính bằng 5cm.

Tóm tắt:

m = 500 g, r = 5 cm: p = ?

Giải:

Đổi: 500 g = 0,5 kg; 5 cm = 0,05 m.

Áp lực mà lọ hoa tác dụng lên mặt bàn bằng trọng lượng của lọ hoa:

F = P = 10.m = 10.0,5 = 5 (N).

Diện tích mặt bị ép bằng diện tích đáy bình hoa:

S = p.r2 = p.0,052 » 7,85.10-3 (m2)

Áp suất mà lọ hoa tác dụng lên mặt bàn là:

BÀI TẬP 2: Chiếc tủ lạnh gây ra một áp suất 1600 Pa lên sàn nhà. Biết diện tích tiếp xúc của tủ và sàn nhà là 0,5 m2. Hãy tính khối lượng của chiếc tủ lạnh?

Tóm tắt:

p = 1600 Pa, S = 0,5 m2: m = ?

Giải:

Áp lực mà tủ lạnh tác dụng lên sàn nhà là:

F = p.S =1600.0,5 = 800 (N)

Áp lực F do tủ lạnh tác dụng lên sàn nhà có độ lớn bằng trọng lượng P của tủ:

Rất hay:  3 cách giúp bạn thay đổi hình nền bàn phím điện thoại

P = 10.m = F = 800 (N)

Vậy khối lượng của tủ lạnh là:

Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 8 quan trọng hay khác:

  • Công thức tính áp suất chất lỏng

  • Công thức tính áp suất khí quyển

  • Công thức tính lực đẩy ác-si-mét

  • Công thức tính công cơ học

  • Công thức tính hiệu suất máy cơ đơn giản

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa có đáp án chi tiết
  • Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Tiếng Anh có đáp án
  • Kho trắc nghiệm các môn khác