Cách vẽ biểu đồ tròn Địa lý chuẩn xác nhất – Tin Đẹp

Một trong những bí quyết để dành cao điểm trong môn địa lí đó là cố gắng dành điểm số tuyệt đối ở câu vẽ biểu đồ. Tuy nhiên đây lại là phần đòi hỏi thí sinh phải vô cùng cẩn trọng kẻo sai một bước sẽ kéo theo sai toàn bài. Bài viết dưới đây sẽ chỉ bạn cách vẽ biểu đồ tròn Địa lý đơn giản và chính xác nhất.

Có các loại biểu đồ nào?

Trong môn Địa lý có nhiều loại biểu đồ khác nhau:

Biểu đồ tròn

Nhận biết: đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu hoặc tỷ lệ thành phần học sinh cần phải vẽ biểu đồ tròn. Đây chính là dấu hiệu nhận biết cơ bản.

Biểu đồ đường

Nhận biết: biểu đồ thể hiện tiến trình phát triển nhóm đối tượng diễn ra theo thời gian nên học sinh cần chọn biểu đồ hình tròn.

Biểu đồ cột

Nhận biết: biểu đồ mô tả sự phát triển nhưng thường có sự so sánh tương quan về độ lớn giữa những đại lượng hoặc cơ cấu thành phần trong tổng thể.

Biểu đồ miền

Nhận biết: biểu đồ yêu cầu thể hiện về cơ cấu, tỉ lệ. Số liệu biểu diễn trên 3 mốc thời gian khác nhau.

Đây là các dạng biểu đồ chính trong môn học Địa lý mà học sinh cần quan tâm khi thể hiện biểu đồ trong các bài tập.

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ tròn

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ hình tròn đơn giản như sau:

  • Đầu tiên bạn phải nhận biết được các dấu hiệu để biết chính xác biểu đồ đề bài yêu cầu thực hiện là biểu đồ gì, vì dĩ nhiên trong đề bài sẽ không nói sẵn trước cho bạn, vậy dấu hiệu nhận biết vẽ biểu đồ tròn là như thế nào?
  • Các đơn vị được kí hiệu là %
  • Chú ý số lượng đề bài cho để tránh nhầm với biểu đồ miền: biểu đồ tròn có số lượng năm < hoặc = 3 năm
  • Thường thể hiện sự thay đổi cơ cấu gắn với bảng số liệu có dạng tổng, các thành phần không quá phức tạp, tỉ trọng không quá nhỏ.
  • Biểu đồ tròn thường yêu cầu thể hiện: cơ cấu (%), tỉ trọng (%), tỉ lệ (%), quy mô (%)), quy mô và cơ cấu (%), thay đổi cơ cấu (%), chuyển dịch cơ cấu (%),….
Rất hay:  Cách rửa xe máy tại nhà đơn giản, không gây hại sơn xe

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ tròn

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Bạn cần chắc chắn rằng để vẽ được biểu đồ tròn ta cần có: compa, thước đo chiều dài, đo góc, bút chì và máy tính để tính chuyển đổi đơn vị.

Bạn không thể thiếu một trong những dụng cụ trên, nhất là compa, thước đo độ cùng máy tính cầm tay.

Bước 2: Quy đổi số liệu, tính toán để xử lý số liệu

Bước tính toán số liệu này tuy không quá khó nhưng lại đòi hỏi người vẽ phải tỉ mỉ, cẩn trọng vô cùng. Bởi vì chỉ cần sơ suất một chút thôi thì đã có thể khiến cho biểu đồ tròn của bạn sai toàn bộ, từ đó kéo theo bước nhận xét cũng sai theo luôn.

  • Nếu đề bài cho số liệu thô như tỉ đồng, triệu người,… thì các bạn phải tính toán để đưa chúng về % hết. Phải như vậy thì bạn mới suy ra được số độ cần vẽ trong hình tròn.
  • Nếu đề bài không yêu cầu sắp xếp lại số liệu thì bạn đừng làm.

  • Cách tính độ cho biểu đồ tròn cực kì đơn giản, trước hết bạn hãy cộng tổng của tất cả các số liệu thô lại. Sau đó lấy từng số liệu nhỏ chia nhỏ số liệu lớn, rồi lại nhân cho 360. Thế là bạn đã ra được số độ cần vẽ. Đây là cách tính số độ thứ nhất.
  • Có được số độ, bạn hãy dùng viết chì ghi chú lại chúng bên cạnh số liệu thô của chúng. Cứ làm lần lượt như thế với những số liệu thô còn lại.
  • Nếu đề bài yêu cầu tính phần trăm cho từng số liệu thô, các bạn hãy lấy số liệu thành phần chia cho số liệu tổng và nhân cho 100. Tỉ trọng= (Giá trị thành phần/ Giá trị tổng) * 100= … %.
  • Mỗi phần trăm của tỉ trọng tương đương với 3,6 độ trên biểu đồ. Do đó khi đã có tỉ trọng phần trăm thì bạn lấy chúng nhân cho 3,6 là ra ngay số độ cần vẽ. Và đây chính là cách tính số độ thứ 2.
Rất hay:  Cách mở khóa Lumia khi quên mật khẩu

Bước 3: Tính bán kính

Nếu đề bài yêu cầu thể hiện quy mô thì bạn phải xác định bán kính của hình tròn.

Quy ước:

  • R2001 = 1 (đơn vị bán kính)
  • R2002 = căn bậc 2( Tổng giá trị 2002 : Tổng giá trị 2001)= đơn vị bán kính
  • Tương tự đối với năm 2003 cũng vậy, lấy căn bậc 2 của năm sau chia cho năm trước là ra được bán kính đường tròn cần thể hiện.

Bước 4: Vẽ biểu đồ và hoàn thành

  • Tiến hành vẽ biểu đồ khi đã xác định xong tất cả các bước trên.
  • Chia các thành phần thành các hình nan quạt.
  • Vẽ lần lượt theo chiều thuận của kim đồng.
  • Khi vẽ xong biểu đồ, nhớ phải ghi đơn vị số liệu, kí hiệu và chú thích.
  • Nếu đề bài yêu cầu vẽ 2, 3 biểu đồ thì bạn phải định tâm cho chúng cùng nằm trên một đường thẳng.
  • Vẽ đường bán kính hướng tia 12 giờ trên đồng hồ ngay sau khi hình tròn được hình thành.
  • Nên sử dụng các kí kiệu đơn giản để dễ theo dõi và so sánh nhận xét : dấu cộng, dấu trừ, gạch chéo…. ngay sau đó là lập bảng chú thích và bước cuối cùng của giai đoạn này đó chính là ghi tên biểu đồ.

Lưu ý: Đây là các bước để thực hiện trên một biểu đồ tròn đơn bình thường, vì biểu đồ tròn có nhiều dạng khác nhau: biểu đồ đơn, biểu đồ tròn có bán kính khác nhau, biểu đồ tròn bán nguyện,..

Rất hay:  Bật mí cho bạn những cách để ngủ không mơ thấy ác mộng - YouMed

Bước 5 : Nhận xét biểu đồ

– Đối với biểu đồ đơn: đầu tiên là ta nhận xét chung nhất , sau đó thành phần nào lớn nhất sau đó là các thành phần cách nhau bao nhiêu đơn vị, gấp bao nhiêu lần (dùng phép trừ và chia để xác định).

– Đối với biểu đồ có 2 – 3 hình tròn: nhận xét chung tổng thể, việc tăng giảm bao nhiêu đơn vị xảy ra như thế nào liên tục hay không liên tục. Sau đó mới đi vào nhận xét từng năm.

  • Nếu tăng liên tục thì nhanh hay chậm?
  • Nếu không tăng liên tục thì rơi vào năm nào?
  • Thứ tự cao, thấp và trung bình.

– Đưa ra nhận xét về mối tương quan.

Lỗi hay gặp trong cách vẽ biểu đồ tròn

Những lỗi thường gặp của không ít bạn khi vẽ biểu đồ tròn, nhất là những bạn vừa vẽ lần đầu như sau:

  • Ghi số liệu thô chưa qua xử lý lên biểu đồ.
  • Vẽ các giá trị không theo một quy luật nhất định.
  • Tâm các đường tròn không nằm trên cùng một đường thẳng.
  • Viết tên đối tượng hay năm lên biểu đồ.

Các dạng biểu đồ hình tròn

– Biểu đồ tròn đơn.

– Biểu đồ tròn có các bán kính khác nhau.

– Biểu đồ bán tròn (thường thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu).

Xem thêm: Cách vẽ biểu đồ cột

Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về cách vẽ biểu đồ tròn vô cùng chi tiết và dễ hiểu. Để dễ nhớ về mặt lí thuyết lẫn thực hành các bạn cần luyện tập nhiều hơn. Chúc các bạn vẽ biểu đồ thành công và có được điểm cao trong bài tập hoặc kiểm tra.

Bài Liên Quan: