Công thức tính thể tích hình lập phương, diện tích hình lập phương

1. Công thức tính thể tích hình lập phương

Công thức tính thể tích hình lập phương, diện tích hình lập phương

Thể tích của hình lập phương cạnh a bằng a mũ 3 lần.

Ví dụ ta có hình lập phương ABCDEFGH có cạnh a = 3 cm chúng ta sẽ có V(ABCDEFGH) = 3 x 3 x 3 = 27 cm3

VD 2: Cho một hình lập phương OPQRST có các cạnh đều bằng nhau và bằng 7cm . Hỏi thể tích hình lập phương OPQRST bằng bao nhiêu?

Trả lời

Ta có các cạnh của hình lập phương OPQRST đều bằng nhau và bằng một giá trị a = 7cm. Khi áp dụng công thức tính thể tích hình lập phương, ta có đáp án như sau:

V = a x a x a = 7 x 7 x 7 = 343 cm3

2. Công Thức Và Cách Tính Diện Tích Hình Lập Phương

Diện tích hình lập phương được chia ra hai dạng bao gồm diện tích xung quanh và diện tích toàn phần. Trong đó diện tích xung quanh bằng diện tích một mặt nhân với 4. Trong khi đó diện tích toàn phần bằng diện tích một một mặt nhân với 6.

2.1. Công Thức Tính Diện Tích Toàn Phần Hình Lập Phương

Trong đó:

+ a: các cạnh của hình lập phương.

+ Diện tích toàn phần hình lập phương bằng bình phương độ dài một cạnh nhân với 6 (hoặc diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6).

2.2. Công Thức Tính Diện Tích Xung Quanh Hình Lập Phương

Trong đó:

+ a: các cạnh của hình lập phương.

+ Diện tích xung quanh hình lập phương bằng bình phương độ dài một cạnh nhân với 4 (hoặc diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4).

– Ví Dụ Cách Tính Diện Tích Hình Lập Phương:

Có một hình lập phương 6 cạnh KLMNOP với các cạnh đều có kích thước bằng nhau với chiều dài là 5cm. Hỏi diện tích của hình lập phương này bằng bao nhiêu?

Trả lời:

Gọi chiều dài các cạnh của hình lập phương đều bằng nhau: a = 5cm. Áp dụng theo công thức tính diện tích hình lập phương, ta có

S (toàn phần) = 6a² = 6 x (5)2 = 6 x 25 = 150 cm2

S (xung quanh) = 4a² = 4 x (5)2 = 4 x 25 = 100 cm2

3. Thể tích hình lập phương là gì?

Thể tích hình lập phương xác định là số đơn vị khối, chiếm hoàn toàn bởi hình lập phương. Hình lập phương là một hình ba chiều đặc, có 6 mặt hoặc các cạnh là hình vuông. Để tính thể tích, chúng ta cần biết các kích thước của hình lập phương.

Nếu chúng ta biết độ dài cạnh tức là “a”, thì chúng ta có thể tìm thể tích hình lập phương đó.

Rất hay:  Cách sử dụng điều hoà Daikin hiệu quả để tăng tuổi thọ máy

Hình lập phương là khối hình có 6 mặt đều là hình vuông bằng nhau, 12 cạnh có chiều dài bằng nhau, có tất cả 8 đỉnh. Nếu bạn đang thắc mắc các công thức về hình lập phương như thể tích, diện tích thì có thể tham khảo các công thức và các ví dụ trên và tham khảo các bài tập có lời giải sau đây.

4. Bài tập Thể tích hình lập phương, diện tích hình lập phương lớp 5

Câu 1:

Hình lập phương A có cạnh 4 cm. Hình lập phương B có cạnh gấp 2 lần cạnh hình lập phương A.

Hỏi thể tích hình lập phương B gấp bao nhiêu lần thể tích hình lập phương A.

Câu 2:

Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 1/5 m. Mỗi xăng – ti-mét khối kim nặng 6,2 g. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Câu 3: Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 294 cm². Hỏi hình lập phương đó có thể tích bao nhiêu?

Câu 4: Một hình lập phương có cạnh 7 cm. Nếu cạnh của hình lập phương tăng lên 4 lần. Hỏi:

a) Diện tích toàn phần của hình lập phương tăng lên mấy lần?

b) Thể tích hình lập phương tăng lên mấy lần?

Câu 5: Phải xếp bao nhiêu hình lập phương nhỏ có cạnh 1cm để được một hình lập phương lớn có diện tích toàn phần là 294dm²

Câu 6: Một bể kính hình hộp chữ nhật có diện tích đáy là 250cm² và bể đang chứa nước. Tính chiều cao mực nước, biết rằng nếu cho một khối lập phương bằng kim loại cạnh 10cm vào bể thì khối lập phương vừa vặn ngập trong nước (đáy trên khối lập phương bằng mặt nước).

Câu 7. Người ta làm một cái lồng sắt hình lập phương có độ dài mỗi cạnh là 25dm. Cú mỗi mét vuông sắt giá 45000 đồng. Hỏi người ta làm cái lồng sắt đó hết bao nhiêu tiền mua sắt?

Câu 8. Bác Bình cần làm 2 cái thùng hình lập phương bằng sắt không có nắp cạnh 1,8 m . Hỏi Bác sơn cả bên trong và bên ngoài 2 cái thùng đó thì phải mua bao nhiêu ki-lô-gam sơn, biết rằng cứ 20 m2 thì cần 5 kg sơn.

Câu 9: Một căn phòng hình lập phương có cạnh 5,5m. Hỏi không khí chứa trong phòng nặng bao nhiêu ki-lô-gam, biết 1 lít không khí nặng 1,2 gam?

Câu 10: Thể tích khổi khối lập phương tăng bao nhiêu lần nếu cạnh của khối lập phương đó tăng lên 3 lần?

Rất hay:  Hướng dẫn cách đăng ký 4G Viettel 1 ngày đơn giản nhất - FPT Shop

Đáp án

Câu 1

Cạnh hình lập phương B là:

4 x 2 = 8 (cm)

Thể tích hình lập phương B là:

8 x 8 x 8 = 512 (cm3)

Thể tích hình lập phương A là:

4 x 4 x 4 = 64 (cm3)

Ta có 512 : 64 = 8. Vậy :Thể tích hình lập phương B gấp 8 lần thể tích hình lập phương A.

Có thể nhận xét tổng quát hơn:

Thể tích hình lập phương cạnh a là:

V1 = a x a x a

Thể tích hình lập phương cạnh 2a là:

V2 = 2a x 2a x 2a = 8 x (a x a x a ) = 8 x V1

Vậy khi cạnh hình lập phương gấp lên 2 lần thì thể tích của nó gấp lên 8 lần.

Câu 2:

Bài giải:

1/5 m = 20 cm

Thể tích của khối kim loại hình lập phương là:

20 x 20 x 20 = 8000 (cm3)

Khối kim loại đó cân nặng là:

6,2 x 8000 = 49600 (g)

49 600 g = 49,6 kg

Đáp số: 49,6 kg

Câu 3:

Diện tích một mặt của hình lập phương là: 294 : 6 = 49cm²

Có 49 = 7 x 7 nên độ dài cạnh của hình lập phương là 7cm

Thể tích của hình lập phương là 7 x 7 x 7 = 343cm³

Câu 4:

a) Cạnh mới của hình lập phương có độ dài là: 7 x 4 = 28cm

Diện tích toàn phần ban đầu của hình lập phương là: 7 x 7 x 6 = 294cm²

Diện tích toàn phần lúc sau của hình lập phương là: 28 x 28 x 6 = 4704cm²

Số lần diện tích toàn phần tăng lên là: 4704 : 294 = 16 lần

b) Thể tích ban đầu của hình lập phương là: 7 x 7 x 7 = 343cm²

Thể tích lúc sau của hình lập phương là: 28 x 28 x 28 = 21952cm²

Số lần thể tích tăng lên là: 21952 : 343 = 64 lần

Câu 5

Diện tích một mặt hình lập phương lớn là: 294 : 6 = 49dm

Có 49 = 7 x 7 suy ra độ dài cạnh hình vuông lớn là 7dm = 70cm

Thể tích hình lập phương lớn là 70 x 70 x 70 = 343000 cm³

Thể tích hình lập phương nhỏ là 1 x 1 x 1 = 1cm³

Vậy cần 343000 hình lập phương nhỏ

Câu 6:

Thể tích cả lượng nước có trong bể và thể tích khối lập phương là: 250 x 10 = 2500cm³

Thể tích khối lập phương là: 10 x 10 x 10 = 1000cm³

Thể tích lượng nước có trong bể là: 2500 – 1000 = 1500cm³

Chiều cao mực nước là: 1500 : 250 = 6cm

Câu 7.

Đổi 25dm = 2,5m.

Diện tích một mặt của cái lồng sắt đó là:

2,5 × 2,5 = 6,25 (m2)

Diện tích sắt dùng để làm cái lồng đó là:

6,25 × 6 = 37,5 (m2)

Số tiền cần dùng để mua sắt làm cái lồng đó là:

45000 × 37,5 = 1687500 (đồng)

Đáp số: 1687500 đồng.

Câu 8.

Diện tích một mặt của cái thùng đó là:

Rất hay:  4 BƯỚC HOÀN TẤT THỦ TỤC NHẬP HỌC

1,8 × 1,8 = 3,24 (m2)

Diện tích cần sơn khi sơn bên trong của 1 cái thùng:

3,24 × 5 = 16,2 (m2)

Diện tích cần sơn khi sơn bên trong và bên ngoài của 1 cái thùng là:

16,2 × 2 = 32,4 (m2)

Khối lượng sơn ta cần dùng để sơn 1 cái thùng là:

32,4 : 20 × 5 = 8,1 (kg)

Khối lượng sơn ta cần dùng để sơn 2 cái thùng là:

8,1 × 2 = 16,2 (kg)

Đáp số: 16,2kg.

Câu 9:

Đổi 5,5m = 55dm

Thể tích căn phòng đó là:

55 x 55 x 55 = 166375 (dm3)

166375dm3 = 166375 (lít)

Vậy thể tích không khí chứa trong phòng là 166375 lít.

Khối lượng của không khí chứa trong phòng là:

1,2 x 166375 = 199650 (g)

199650 = 199,65 kg

Đáp số: 199,65kg.

Câu 10:

Gọi a là độ dài cạnh hình lâp phương ban đầu.

Độ dài cạnh hình lập phương lúc sau là 3 × a

Thể tích khối lập phương có cạnh a là:

Bài tập Thể tích hình lập phương Toán lớp 5 có lời giải

Thể tích khối lập phương có cạnh 3 × a là:

Vậy khi cạnh của khối lập phương đó tăng lên 3 lần thì thể tích hình lập phương tăng lên 27 lần.

>> Chi tiết: Bài tập Toán lớp 5: Thể tích hình lập phương (có đáp án)

Tham khảo các công thức khác:

  • Công thức tính diện tích hình thang, chu vi hình thang
  • Công thức tính chu vi hình chữ nhật và diện tích hình chữ nhật
  • Công thức tính diện tích hình vuông, chu vi hình vuông

5. Giải bài tập SGK về hình lập phương Toán 5

  • Bài tập Toán lớp 5: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
  • Toán lớp 5 trang 122 123: Thể tích hình lập phương
  • Toán lớp 5 trang 112 113: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
  • Giải vở bài tập Toán 5 bài 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
  • Giải vở bài tập Toán 5 bài 107: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
  • Giải Toán lớp 5 VNEN bài 70: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
  • Giải Toán lớp 5 VNEN bài 77: Thể tích hình lập phương

Công thức tính thể tích hình lập phương, diện tích hình lập phương gồm các công thức tính và ví dụ minh họa kèm theo bài tập và đáp án cho các em học sinh tham khảo, củng cố các dạng bài tập về tính Thể tích hình lập phương, tính diện tích,.. chuẩn bị cho các bài thi, bài kiểm tra trong năm học.