Người dùng Social Media (phương tiện truyền thông xã hội) có xu hướng sử dụng nền tảng để giải trí trong thời gian rảnh, làm cho quảng cáo liên quan đến thời trang may mặc sẽ hấp dẫn họ hơn. Ngược lại, quảng cáo bảo hiểm thì lại không như vậy.
Bạn đã nắm được đầy đủ tất tần tật các về giá quảng cáo Facebook là bao nhiêu? Chi phí này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong bài viết sau đây, tôi sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản ảnh hưởng đến chi phí chạy quảng cáo Facebook.
Giá quảng cáo trên Facebook theo ngành trong năm 2023
Mặc dù CPC cao nhất trên Facebook là 3,77 đô la cho mỗi nhấp chuột, nhưng các nhà quảng cáo vẫn có thể khá hài lòng với CPC đó trên Facebook . Các thuật ngữ “Bảo hiểm”, “Các khoản cho vay” và “Thế chấp” là ba từ khóa đắt nhất trên Google, mỗi từ khóa có giá khoảng 50 đô la cho mỗi lần nhấp chuột. Thật tế, CPC rất khác nhau, nhưng bạn vẫn nên tham khảo các benchmarks (tiêu chuẩn) ngành bên dưới để có ý tưởng cho chi phí cost-per-click cho việc chạy quảng cáo Facebook của bạn.
Giá cho mỗi lần nhấp chuột (CPC) trung bình cho quảng cáo Facebook trên tất cả các ngành là 1,72 đô la.
Các nhấp chuột rẻ nhất trên Facebook được dành riêng cho các ngành may mặc (0,45 đô la cho mỗi nhấp chuột), du lịch và khách sạn (0,63 đô la) và các nhà bán lẻ khác (0,70 đô la), với số lần nhấp thấp hơn một đô la.
Những ngành này thường có lượng người quan tâm lớn. Vì vậy, ngay cả ở những mức CPC thấp này, điều quan trọng là phải hiểu cách quản lý ngân sách của bạn để chi phí Facebook của bạn không tăng.
Các loại giá chạy quảng cáo Facebook
Hiện tại có năm loại tính chi phí chạy khác nhau cho quảng cáo Facebook:
- Chi phí mỗi lần nhấp (CPC: cost-per-click)
- Chi phí cho mỗi nghìn lượt xem (CPM: Cost-per-mille)
- Chi phí mỗi lượt xem (CPV: Cost-per-view)
- Chi phí cho mỗi hành động (CPA: cost-per-action)
- Chi phí cho mỗi lượt thích (CPL: cost-per-like)
CPC là phổ biến nhất, mặc dù các nhà quảng cáo nên chọn loại chi phí phù hợp nhất với họ dựa trên loại quảng cáo, mục tiêu tiếp thị của Facebook và mục tiêu quảng cáo tổng thể.
Loại giá Cách các nhà quảng cáo bị tính phí Phù hợp với Cost per Click (CPC) Cho mọi lượt nhấp vào quảng cáo được nhận Nhà quảng cáo thúc đẩy người dùng đến landing page Cost per Mille (CPM) Mỗi lần quảng cáo nhận được 1,000 lần hiển thị Nhà quảng cáo muốn tăng khả năng nhận dạng thương hiệu Cost per View (CPV) Cho mọi lượt xem trên video quảng cáo Nhà chạy quảng cáo muốn truyền tải thông điệp của mình và thu hút sự chú ý của người dùng thông qua video Cost per Action (CPA) Khi người dùng thực hiện hành động, chẳng hạn như cài đặt ứng dụng Các doanh nghiệp muốn nhấp vào tất cả các liên kết từ cài đặt ứng dụng cho đến đăng kí tham gia sự kiện Cost per Like (CPL) Khi quảng cáo lượt thích trang (page like) Dùng để promote trang Facebook của doanh nghiệp
1. Cost-per-Click (CPC)
Mô hình tính chi phí giá cho mỗi lượt click (cost-per-click) chỉ tính phí khi người dùng Facebook nhấp vào và thấy quảng cáo của bạn, vì vậy mục đích bạn sử dụng CPC là khuyến khích người dùng không chỉ nhấp vào Facebook mà còn dẫn họ đến website hoặc landing page của bạn. Nhà quảng cáo cài đặt nút Call to action (CTS) để người dùng nhấp vào đó, bao gồm những cách khác như “Xem thêm” (Learn more), “Mua Ngay” (Shop now) hoặc Đăng kí ngay (Sign Up).
CPC trung bình trên việc chạy quảng cáo Facebook cho tất cả các ngành là 1.86 đô la (khoảng 43,099đ) , với CPC theo ngành từ ít nhất 45 cents (khoảng 10,424đ) cho ngành nghề may mặc đến 2,72 đô la (khoảng 63,027đ) cho việc làm và đào tạo nghề. Facebook được biết đến là một trong những nền tảng chạy quảng cáo có chi phí phải chăng nhất. Tham khảo giá CPC trung bình trên Google Ads là 2,69 đô la (khoảng 62,332đ), với nhiều CPC hơn thì trên 5 đô la (khoảng 115,859đ).
2. Cost-per-Mille (CPM)
CPM được tính phí dựa trên mỗi 1,000 lần hiển thị hoặc số lần quảng cáo được xuất hiện. CPM thường có giá thấp hơn, thay đổi luân phiên với quảng cáo CPC. Tuy nhiên, vì số lần hiển thị không nhất thiết tương đương với tương tác của người dùng, nên chúng được sử dụng tốt nhất sử dụng cho nhà quảng cáo sử dụng Facebook ads với mục tiêu tăng nhận thức về thương hiệu.
Trung bình CPM trên Facebook ads cho tất cả các ngành là 11.20 đô la (khoảng 259,524đ). Tương đương với chỉ 1 cent (khoảng 231 đ) trên mỗi lần hiển thị. Điều này sẽ thay đổi dựa trên đối tượng bạn đã chọn và mức độ cạnh tranh cho đối tượng đó. Điều này có nghĩa là CPM của bạn có thể rất thấp nếu có ít sự cạnh tranh cho đối tượng target của bạn hoặc tốn kém nếu có nhiều sự cạnh tranh cho đối tượng target của bạn.
3. Cost-per-View (CPV)
Mô hình cost-per-view được thiết kế cho quảng cáo video và tính phí khi người dùng Facebook thấy quảng cáo video của họ. Đây là một lựa chọn tốt cho các nhà quảng cáo truyền tải thông điệp của mình tốt nhất bằng cách thông qua video. Lưu ý với một video chạy qua 3 giây sẽ được Facebook xem như đó là 1 lượt xem; điều này có thể không đủ thời gian để truyền tải thông điệp của bạn. Nếu bạn cần thêm thời gian, hãy xem xét một giá khác để giúp bạn đạt được mục tiêu quảng cáo của mình.
CPV trung bình của các ngành trên việc chạy quảng cáo Facebook là từ 1 đến 15 cents (khoảng từ 231đ đến 3,465đ). Với tất cả các loại giá chạy quảng cáo trên Facebook, điều này có thể khác nhau. Vì khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả của cấu trúc giá CPV, hãy xem xét sử dụng tỷ lệ nhấp (CTR: Click-through rate) của bạn làm chỉ số về hiệu quả của quảng cáo.
4. Cost-per-Action (CPA)
Chi phí cho mỗi hành động tương tự như CPC với sự khác biệt: Thay vì bị tính phí khi người dùng nhấp vào quảng cáo có CTA của bạn, nhà quảng cáo sẽ bị tính phí khi người dùng thực hiện một hành động nhất định trên trang web của đó. Các nhà quảng cáo đặt hành động mà họ muốn, bị tính phí và các hành động có thể bao gồm mọi thứ từ đăng ký bản tin đến tải xuống ứng dụng và mua hàng trực tuyến được theo dõi qua Facebook pixel. Đây thường là loại mô hình có giá đắt nhất.
CPA trung bình cho chạy quảng cáo Facebook là 18,68 đô la (khoảng 432,850). Cấu trúc chi phí CPA có phạm vi trung bình rất rộng, từ ngành giáo dục chỉ ở mức 7,85 đô la (khoảng 181,899) đến công nghệ ở mức 55,21 đô la (khoảng 127,931,839đ) mỗi hành động. Để có ngân sách chi phí hiệu quả, hãy đảm bảo giá trị hành động đối tượng của bạn ít nhất (hoặc hơn) so với CPA; nếu không, chiến dịch của bạn sẽ mang lại lợi nhuận âm.
5. Cost-per-Like (CPL)
Giá trên mỗi lượt thích (CPL) tương tự như CPC, nhưng với CTA được đặt thành “like” – thích doanh nghiệp của bạn giống như trang Facebook. Nó thường có chi phí thấp và tốt nhất cho các doanh nghiệp mới, và muốn xây dựng định dạng về thương hiệu. Nó cũng được chú ý cho những ai sử dụng CPL, nên có kế hoạch tích cực trên trang kinh doanh của họ. Mặt khác, trả tiền cho lượt thích không làm tăng tương tác (engagement); Trang Facebook business chỉ hiệu quả nếu chúng được sử dụng một cách nhất quán.
CPL trung bình cho chạy quảng cáo Facebook là từ 12 cents (khoảng 2,772đ) đến 16 cents (khoảng 3,696đ). Mặc dù các giá trị này được coi là rất thấp, nhưng CPL không mang lại doanh thu trực tiếp, do đó, giá thấp tương quan với kết quả giá trị thấp hơn.
6 Yếu tố ảnh hưởng đến giá chạy quảng cáo Facebook
Facebook sử dụng thuật toán để xác định khi nào một quảng cáo sẽ hiển thị và giá nào sẽ được tính cho quảng cáo. Nhiều yếu tố được coi là một phần của thuật toán đó, mặc dù cuối cùng Facebook chọn hiển thị quảng cáo mà họ tin rằng sẽ thúc đẩy sự tham gia của người dùng. Các yếu tố bao gồm mục tiêu đối tượng bạn đang hướng đến, số tiền giá thầu, sự cạnh tranh, mục tiêu quảng cáo, loại quảng cáo, vị trí quảng cáo, lịch quảng cáo và chất lượng quảng cáo.
1. Audience – Đối tượng
Quảng cáo Facebook được hiển thị cho người dùng dựa trên các thông số bao quát chung của mục tiêu đối tượng được target. Điều này khác với một nền tảng quảng cáo tìm kiếm như Google, dựa trên từ khóa (keyword). Có hàng trăm cách chọn đối tượng trên Facebook, cho phép các nhà quảng cáo xác định chính xác quảng cáo của họ sẽ hiển thị cho ai. Điều này bao gồm thông tin nhân khẩu học (demographic), sở thích của người dùng (user interests), sự kiện cuộc sống (life events) và hành vi của người dùng (user behavior).
2. Bid – Đấu thầu
Đặt giá thầu (bidding) trên Facebook là quá trình nhà quảng cáo đặt số tiền họ sẵn sàng chi cho người dùng nhấp hoặc thích quảng cáo hoặc thực hiện một hành động cụ thể. Không giống như pay-per-click, là Google Ads, Quảng cáo Facebook không dựa trên giá thầu từ khóa. Thay vào đó, đối tượng được nhà quảng cáo tạo ra trong suốt quá trình thiết lập quảng cáo. Sau đó, họ đặt giá thầu cho cấu trúc và đối tượng giá đã chọn (CPC, CPM, CPV, CPA hoặc CPL) để xác định chi phí và phạm vi quảng cáo.
3. Facebook Ad Objectives – Mục tiêu quảng cáo Facebook
Mục tiêu chạy quảng cáo của Facebook là mục tiêu tiếp thị bao quát mà các nhà quảng cáo phải lựa chọn khi tạo quảng cáo. Mục tiêu quảng cáo bao gồm nhận thức, trong đó tập trung vào việc quảng bá thương hiệu; xem xét, khuyến khích sự tham gia của người dùng thấy quảng cáo; và chuyển đổi, lôi kéo người dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Nói chung, doanh thu mà nhà quảng cáo có thể nhận được từ mục tiêu quảng cáo càng cao, chi phí quảng cáo sẽ càng cao.
Mục tiêu chính Mục tiêu cụ thể Đầu ra Awareness (nhận thức) Brand Awareness (Nhận dạng thương hiệu) Giúp mọi người làm quen với doanh nghiệp của bạn Reach (Tiếp cận) Tối đa hóa số lượng người xem quảng cáo của bạn Consideration (Cân nhắc) Traffic (Lượng truy cập) Tăng số lượt truy cập vào trang web hoặc trang Facebook business của bạn. App Installs (cài đặt app) Tăng số lượng cài đặt ứng dụng của bạn Engagement (Tương tác) Thu hút nhiều người tương tác với bạn trên Facebook Video Views (Lượt xem video) Tối đa hóa số lượng người xem video quảng cáo họ nhận được. Lead Generation (Danh sách khách hàng tiềm năng) Thu thập được thông tin của người dùng như địa chỉ email Messages (Tin nhắn) Thu hút mọi người bắt đầu cuộc trò chuyện với bạn trên Facebook Conversions (Chuyển đổi) Product Catalog Sales (Danh mục sản phẩm) Quảng cáo các mặt hàng bạn có để bán Store Visits (Ghé thăm cửa hàng) Quảng cáo nơi trưng bày của bạn với khách đối tượng tại địa phương. Conversions (Chuyển đổi) Thu hút mọi người mua hàng trên trang của bạn .
(Nguồn: Facebook)
4. Competition – Đối thủ cạnh tranh
Hãy nhớ rằng việc chạy quảng cáo Facebook hoạt động giống như một cuộc bán đấu giá, trong đó một số doanh nghiệp đang cạnh tranh cho cùng một quảng cáo tương tự. Với bất kỳ cuộc đấu giá nào, số lượng cạnh tranh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Càng nhiều nhà quảng cáo cạnh tranh cho cùng một đối tượng và vị trí quảng cáo, chi phí của nhà quảng cáo sẽ càng cao.
5. Facebook Ad Placements – Vị trí quảng cáo trên Facebook
Có một số lựa vị trí quảng cáo của Facebook, cả trong Facebook và trên các trang đối tác như Instagram. Các vị trí quảng cáo phổ biến nhất là trên feed Facebook của người dùng, cột bên phải của Facebook, trên feed Instagram của người dùng và trong stories trên Instagram. Ví dụ bên dưới
6. Ad Quality – Chất lượng quảng cáo
Những quảng cáo được target đúng với thông điệp truyền và cách hiển thị thông điệp (media) cung cấp giá trị cho đối tượng có khả năng xếp hạng cao hơn những quảng cáo khác.
Ví dụ với những quảng cáo có hình ảnh bị mờ sẽ không nhận được nhiều lượt tương tác của người dùng, cho dù quảng cáo đó đạt được những yêu cầu của Facebook.
Tăng chất lượng chạy quảng cáo bằng cách sử dụng nội dung hấp dẫn và hình ảnh chất lượng cao, cùng với các trang landing page và đối tượng có liên quan có khả năng tương tác với quảng cáo của bạn.
Ngân sách quảng cáo
Ngân sách quảng cáo là khoản tiền ước tính sẽ chi cho các chiến dịch quảng cáo trong một tháng. Ngân sách quảng cáo được xem là một khoản đầu tư vào sự tăng trưởng của công ty, bạn cần đảm bảo nguồn ngân sách được chi sẽ đáp ứng với mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp.
Ngân sách chi cho một chiến dịch quảng cáo trên Facebook sẽ tác động trực tiếp đến giá thầu, hiệu xuất, kết quả chiến dịch. Nếu bạn có một khoảng ngân sách lớn sẽ dễ dàng linh động trong chiến dịch quảng cáo.
Nhưng nếu bạn có ngân sách thấp hơn, nhưng biết cách tối ưu chi phí quảng cáo thì vẫn đạt được hiệu quả mong muốn. Hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo sẽ không chỉ phụ thuộc vào ngân sách lớn hay nhỏ mà nó còn liên quan đến cách bạn setup chiến dịch cũng như triển khai campaign.
Mùa trong năm
Vào những dịp lễ, tết khi nhu cầu mua sắm của người dùng tăng cao, cùng một thời điểm nhiều công ty, doanh nghiệp đồng loạt triển khai nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau trên Facebook khiến cho chi phí quảng cáo sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Vậy nên, ngân sách dành cho những tháng cao điểm này cần phải nhiều hơn so với những tháng khác mới có thể đạt được mục tiêu tiếp thị.
Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Với mỗi một lĩnh vực, ngành nghề thì Facebook sẽ có cách tính tiền quảng cáo khác nhau. Những thị trường có mức chi phí quảng cáo cao có thể kể đến như: Tài chính, bảo hiểm và dịch vụ tiêu dùng… Để có thể cạnh với những đối thủ khác trong lĩnh vực này ngoài việc đặt giá thầu cạnh tranh bạn cần đầu tư nội dung chất lượng mang đến nhiều giá trị cho người dùng. Đây chính là điểm mấu chốt để bạn có thể vượt mặt những đối thủ top đầu trong lĩnh vực.
Một số lưu ý giúp tối ưu chi phí quảng cáo trên Facebook
Nếu không có nhiều ngân sách cho việc chạy quảng cáo vậy có cách nào giúp giảm chi phí quảng cáo Facebook xuống không? Hẳn đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bây giờ hãy cùng mình điểm qua 9 lưu ý giúp tối ưu hiệu quả chi phí quảng cáo Facebook.
Chọn mục tiêu chiến dịch phù hợp
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc chọn mục tiêu chiến dịch sai có thể làm tăng chi phí quảng cáo trên Facebook lên đến 4,238%. Vậy nên, để tránh tình trạng này xảy ra bạn phải hiểu được mục tiêu sau chiến dịch này mình muốn đạt được là gì khi đó chạy quảng cáo mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Chọn đối tượng mục tiêu
Ưu điểm của việc chọn đối tượng mục tiêu chi tiết đó là tiếp cận được đúng khách hàng có nhu cầu liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của mình nhưng mức giá quảng cáo Facebook sẽ cao so với việc chọn đối tượng mục tiêu rộng.
Còn nếu bạn chọn đối tượng mục tiêu rộng thì sẽ có mức chi phí tốt hơn nhưng khả năng tiếp cận đúng đối tượng và tạo ra chuyển đổi sẽ không cao.
Lời khuyên của mình dành cho các bạn là nên nhắm đến tệp khách hàng cụ thể, giữ quy mô tầm 500 nghìn hoặc hơn.
Đặt giới hạn giá thầu
Nguyên tắc giá thầu quảng cáo của Facebook là sẽ không hiển thị với những người có chi phí trên mức bạn đặt. Dựa vào nguyên tắc này bạn có thể đặt giá thầu khoảng 60% mức giá thầu Facebook gợi ý. Nhược điểm là quảng cáo của bạn sẽ không được phân phối nhanh nhưng mức giá quảng cáo Facebook sẽ giảm xuống khá nhiều.
Nhân chiến dịch, nhân quảng cáo
Thông thường, với những chiến dịch hay nhóm quảng cáo hiệu quả sẽ được các nhà quảng cáo đầu tư thêm ngân sách. Ngoài cách làm đó ra thì bạn có thể áp dụng thêm phương pháp đó là nhân và tăng ngân sách ở chiến dịch mới. Cách làm này sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch cũ.
Bên cạnh đó, để tránh trùng lặp đối tượng mục tiêu bạn có thể nhân camp sang một tài khoản quảng cáo khác hoặc nhân quảng cáo sang page mới.
Video giúp giảm chi phí quảng cáo Facebook
Những định dạng quảng cáo như: Điền form đăng ký, tin nhắn… sẽ có mức chi phí cao hơn so với định dạng quảng cáo video. Cùng với một mức ngân sách bạn có thể chọn hình thức chạy video để có thể tiếp cận được nhiều người hơn.
Tối ưu nội dung, hình ảnh quảng cáo
Facebook đã có quy định rất rõ về giới hạn số lượng text trong hình ảnh, nếu bạn để quá nhiều text trong hình ảnh thì Facebook sẽ tăng giá thầu quảng cáo của bạn lên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể test thử nhiều loại tiêu đề khác nhau, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi mức giá một cách rõ rết từ đó tìm ra tiêu đề phù hợp và tối ưu chi phí nhất.
Thử nghiệm phân tách
Đây là cách giúp bạn có thể nhìn ra được những điểm chưa hợp lý trong chiến dịch quảng cáo của mình từ đó tìm cách tối ưu tốt hơn. Với cùng một chiến dịch quảng cáo có 2 nhóm quảng cáo, bạn có thể thử điều chỉnh một số yếu tố trong đó để thấy được sự thay đổi hiệu xuất của chúng.
Đấu giá quảng cáo trên Facebook ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo
Facebook sử dụng quy trình định giá theo kiểu đấu giá, tương tự như Google Ads, để giúp xác định số tiền mà một nhà quảng cáo trả cho quảng cáo của họ. Để xác định nhà quảng cáo cạnh tranh nào được hiển thị, Facebook cũng xem xét chất lượng quảng cáo tổng thể.
Facebook tìm kiếm những quảng cáo mà họ cho là phù hợp nhất với người dùng và rất có thể sẽ có sự tương tác cao. Nói chung, quảng cáo có chất lượng quảng cáo và giá thầu cao nhất sẽ được ưu tiên.
Facebook xem xét các yếu tố này để xác định quảng cáo nào sẽ được cho phép chạy quảng cáo:
- Đấu thầu (Bid): Với nhà quảng cáo nào sẵn sàng trả nhiều tiền nhất?
- Mức độ liên quan của quảng cáo (Ad relevance): Quảng cáo nào phục vụ tốt nhất đối tượng mục tiêu của quảng cáo đó?
- Quảng cáo dự kiến thành công: Quảng cáo nào có nhiều khả năng sẽ nhận được nhiều chuyển đổi hoặc tương tác nhất?
Để quảng cáo của bạn hiển thị, hãy bắt đầu với giá thầu cạnh tranh dựa trên các số liệu được liệt kê ở đầu bài viết này và đối tượng được target với quảng cáo phù hợp với đối tượng đó.
Khi quảng cáo của bạn hoạt động và Facebook thấy rằng người dùng đang tham gia vào việc chạy quảng cáo của bạn, Facebook sẽ xem xét quảng cáo chất lượng cao và có thể giảm giá và tăng phạm vi tiếp cận.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến chi phí quảng cáo Facebook
Dưới đây là tổng hợp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến chi phí để chạy quảng cáo Facebook. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự bạn có thể tìm câu trả lời cho mình ở những phần dưới này nha.
1 Chi phí quảng cáo Facebook cho một lần hiển thị là bao nhiêu?
Với mỗi một lần hiển thị cho người dùng bạn sẽ phải chi cho Facebook số tiền trung bình khoảng 22.080 VNĐ.
2 Chi phí quảng cáo Facebook dựa trên số lượt thích?
Nếu bạn đang muốn tăng lượt thích cho Fanpage của mình thì mức chi phí để có thể chạy quảng cáo trên Facebook là khoảng 5.520VNĐ cho mỗi lượt thích. Lưu ý đây chỉ là chi phí trung bình thấp nhất tại Việt Nam cho một lượt thích trên trang Facebook.
3 Chi phí cho một lượt cài đặt ứng dụng là bao nhiêu?
Chi phí quảng cáo trên Facebook cho một lượt tải xuống hoặc cài đặt ứng dụng trung bình là khoảng 184 VNĐ. Có nghĩa là với mỗi một người dùng tải ứng dụng xuống và cài đặt bạn sẽ phải chi trả cho Facebook trung bình khoảng 184 VNĐ.
4 Chi phí quảng cáo trên Facebook là bao nhiêu tiền?
Chi phí quảng cáo trên Facebook sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh cũng như chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Với mỗi chiến dịch quảng cáo bạn hoàn toàn có thể chi nhiều hơn hoặc ít hơn con số 10 triệu đồng, điều này sẽ tuỳ thuộc vào mục tiêu tiếp thị mà bạn mong muốn đạt được.
Nếu bạn có nguồn ngân sách lớn, bạn có thể trả tiền để thu được nhiều nhấp chuột vào quảng cáo hơn, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp của mình.
5 Có nên thuê dịch vụ quảng cáo Fanpage giá rẻ?
Trên thị trường hiện nay, không khó để có thể tìm được các đơn vị cung cấp dịch vụ quảng Facebook với nhiều mức giá khác nhau, tuy nhiên có những đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo với mức giá rất rẻ.
Với mức giá quá rẻ như vậy sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp của bạn, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về những đơn vị này trước đi đến hợp tác làm với nhau.
Thông thường để có được mức giá quảng cáo rẻ như vậy, các đơn vị cung cấp dịch vụ chạy quảng cáo thường sẽ dùng thủ thuật dùng người ảo để tăng tương tác chứ không nhắm đúng tệp đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến…Bạn còn có nguy cơ bị Facebook cấm chạy quảng cáo và xóa trang.
6 Có bao nhiêu cách tính tiền chạy quảng cáo trên Facebook
Có hai cách tính tiền quảng cáo trên Facebook:
- Cách tính phí dựa trên chi phí cố định: Với mỗi lĩnh vực, ngành nghề Facebook đều có những quy định về mức giá rất rõ ràng, mức chi phí sẽ thay đổi cao hơn hoặc thấp hơn phụ thuộc vào mục tiêu mà doanh nghiệp chọn.
- Cách tính phí trong Trình quản lý quảng cáo: Trình quản lý quảng cáo sẽ giúp bạn biết được chi phí quảng cáo bạn cần phải chi trả mỗi tháng, mỗi ngày cho từng chiến dịch là bao nhiêu.
Kết luận
Facebook Ads được ví như “vũ khí” đem lại lượt tiếp cận, cũng như chuyển đổi hiệu quả trong hầu hết kế hoạch Digital Marketing tổng thể. Bạn cần nhớ những điểm cơ bản quan trọng khi sử dụng công cụ này là: mục tiêu khi set ads, dùng loại hình quảng cáo nào phù hợp với chiến dịch, sử dụng hình ảnh/video bắt mắt, và đừng quên theo dõi mọi thứ.
Tôi chắc rằng sau một đến hai tuần tìm hiểu, bạn sẽ biến Facebook Ads thành công cụ hữu ích cho doanh nghiệp mình!
Chúc bạn thành công!
Đọc tiếp:
- Có nên thuê chạy quảng cáo Facebook không? TOP 4 bài học để đời
- Dịch vụ chạy quảng cáo trên facebook uy tín, đột phá doanh thu