Cách tính điểm theo tín chỉ đại học từng môn học – Thủ thuật

Tính điểm theo thang điểm 4 đang là cách tính điểm khoa học, được rất nhiều các trường đại học sử dụng để đánh giá kết quả học tập của sinh viên đào tạo theo hình thức tín chỉ. Tuy nhiên, với hình thức này, nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh THPT không biết cách tính điểm, xếp loại học lực của mình. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần tham khảo bài viết chia sẻ cách tính điểm theo tín chỉ đại học 2022 dưới đây.

Cach tinh diem theo tin chi dai hoc 2022

Chia sẻ cách tính thang điểm 4 theo tín chỉ

1. Tín chỉ là gì?

Tín chỉ là đại lượng đo lường khối lượng kiến thức mà sinh viên cần tích lũy được trong quá trình học tập. 1 tín chỉ được quy định tùy theo hình thức học tập của sinh viên. Cụ thể 1 tín chỉ bằng:

– 15 tiết học lý thuyết- 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận- 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp.

Hình thức học tín chỉ được áp dụng để đo lường cả quá trình học tập của sinh viên, bao gồm cả việc học trên lớp và tự học tại nhà. Theo đó, để hoàn thành việc học 1 tín chỉ, sinh viên cần ít nhất 30 giờ tự học (chuẩn bị ngoài giờ lên lớp).

Số tín chỉ của các môn học khác nhau sẽ khác nhau. Các môn có lượng kiến thức ít sẽ quy định 1 – 2 tín chỉ. Những môn dài hơn sẽ tương tương 3 – 4 – 5 tín chỉ.

Thông thường, trước mỗi kỳ học, nhà trường, các khoa sẽ có thông báo cho sinh viên về lịch học, đăng ký tín chỉ. Sinh viên sẽ được tự lựa chọn số tín chỉ theo khả năng học và sắp xếp thời gian học phù hợp với mình.

Rất hay:  Estrogen, không phải cứ thiếu là bù - Tin tổng hợp - Bộ Y tế

Sau khi hoàn thành các môn học lý thuyết, vào kỳ cuối cùng của năm 4, sinh viên sẽ được giao thực tập và làm khóa luận ra trường. Trung bình, khóa luận tốt nghiệp sẽ được quy định tương đương với 14 – 20 tín chỉ tùy từng trường.

Học phí đào tạo 1 tín chỉ sẽ tùy thuộc vào quy định của từng trường. Thông thường, các trường nhóm kỹ thuật, cần học lý thuyết + thực hành nhiều sẽ có học phí cao hơn so với các trường kinh tế.

Chương trình đào tạo theo tín chỉ sẽ được tính dựa trên số tín chỉ tích lũy của từng sinh viên. Nếu học nhanh, tích lũy đủ số tín chỉ của chương trình học theo yêu cầu của ngành học, sinh viên có thể ra trường trước chứ không cần chờ đủ 4, 5 năm như cách học lớp liên chế.

Thang diem 4 dai hoc

Tìm hiểu định nghĩa tín chỉ, cách tính điểm từng môn học theo tín chỉ

2. Cách tính điểm theo tín chỉ

Điểm theo hình thức học tín thường được tính theo thang điểm 10, bao gồm điểm chuyên cần (hệ số 0,1), điểm kiểm tra trên lớp (hệ số 0.3) và điểm thi cuối kỳ (hệ số 0.6), được tính theo thang điểm 10 (hệ số 10). Sau khi kết thúc môn học, điểm sẽ được tính và chuyển về thang điểm chữ hệ số 4 để đánh giá điểm chung bình trung cho quá trình học tập.

Để dễ hiểu, các bạn có thể tham khảo công thức sau đây.

Rất hay:  Xem Ngay Top 20+ đức tính trung thực là gì [Hay Nhất]

Điểm tích lũy học phần theo tín chỉ= Điểm chuyên cần * 0.1 + điểm kiểm tra * 0.3 + điểm thi * 0.6

Thông thường, theo thang điểm 10 nếu sinh viên có điểm tích lũy dưới 4,0 sẽ học lại hoặc thi lại học phần đó. Việc này do tùy trường quyết định số lần thi lại của sinh viên hoặc sẽ học lại môn học đó mà không được thi lại.

– Sau khi tính điểm thang hệ số 10, điểm học phần sẽ được quy về thang điểm 4 như sau:

Cach tinh diem tung mon hoc theo tin chi

Cách tính điểm học phần theo thang điểm 4

Lưu ý: Tùy thuộc vào quy định mà mỗi trường sẽ có những cách đổi điểm ở trên. Có trường sẽ có mức điểm A, B, C, D, F hoặc có thêm mức điểm C+, B+, A+ nhưng đại đa số các trường đều quy đổi điểm như cách quy đổi ở trên.

3. Cách tính điểm theo tín chỉ

Điểm tích lũy tín chỉ là điểm trung bình chung các môn mà sinh viên đạt được trong mỗi học kỳ. Công thức tính điểm tích lũy tín chỉ được thể hiện như sau:

Tinh diem tin chi Online

Cách tính điểm tích lũy tín chỉ trong mỗi học kỳ của sinh viên

Ví dụ: Trong kỳ I, các bạn học 3 môn học với số tín chỉ và điểm số lần lượt là môn 1 (2 tín, điểm A), môn 2 (3 tín chỉ, điểm B), môn 3 (1 tín chỉ, điểm C) thì điểm tích lũy tín chỉ của các bạn sẽ bằng

Điểm tích lũy tín chỉ kỳ I = ((2*3.7)+(3*3.0)+(1*2.0)/(2+3+1)=3.07

– Sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

Rất hay:  Cách tính nhanh định thức ma trận cấp 4 mới nhất 01/2023, tính

Xep loai hoc luc dai hoc theo thang diem 4

Xếp loại học lực đại học theo thang điểm 4

So sánh với điểm tích lũy học kì I ở ví dụ trên (3.07), trong học kì I, em học sinh đó có điểm xếp loại “Khá

4. Những điều cần lưu ý khi tính điểm theo tín chỉ.

– Có thể nói, cách tính điểm theo thang điểm 4 sẽ giúp phân loại, đánh giá khách quan học lực cũng như thái độ học tập của sinh viên trong quá trình học tập chứ không phải chỉ tập trung vào điểm thi kết thúc môn cuối kỳ.

– Điểm F trong thang điểm 4 có giá trị bằng 0. Nếu nhận điểm này, sinh viên sẽ cần học lại hoặc thi lại để cải thiện điểm. Nếu không học lại, giá trị 0 này vẫn tham gia vào tính điểm trung bình chung học kỳ. Đây chính là bản chất đào tạo sạch của HTTC ( nó không chấp nhận bất cứ một kết quả nào dưới 4 của thang điểm 10).

– Để cải thiện điểm, với những môn học có số tín chỉ cao, các em cần tập trung học tập để đạt điểm tốt. Việc này sẽ kéo điểm tích lũy tín chỉ của các em lên mức cao.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-tinh-diem-theo-tin-chi-dai-hoc-2022-68759n.aspx Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính điểm theo tín chỉ đại học 2022 mà Taimienphi.vn sưu tầm được. Hy vọng sẽ giúp các em học sinh, sinh viên mới nhập học hiểu rõ hơn về tín chỉ, cách tính thang điểm 4 theo tín chỉ và đạt được thành tích học tập cao nhất. Chúc các em thành công!