Độ dốc của mái tôn sẽ giúp các công trình tránh được tình trạng bị thấm dột, ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Vậy công thức tính độ dốc mái tôn như thế nào? Hay chúng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Mời các bạn VRO Group tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.
Độ dốc mái tôn là gì?
Độ dốc của mái tôn được hiểu là độ nghiêng của mái tôn theo một tỷ lệ nhất định phù hợp với kết cấu của công trình. Với mục đích để thoát nước, ngăn chặn nguy cơ ứ đọng nước trên mái tôn gây nên tình trạng thấm dột.
Hiện nay trên thị trường, các loại mái ngói hay mái tôn đều có độ độc khác nhau. Nếu mái càng có độ dốc lên thì khả năng thoát khác càng cao, tuy nhiên nó lại có hạn chế là làm tiêu hao vật liệu. Bởi độ dốc của mái tôn sẽ phụ thuộc vào vật liệu lợp.
Độ dốc của mái có thể thay đổi phụ thuộc vào thiết kế của từng công trình, nhưng cơ bản nó vẫn phải đáp ứng được nhu cầu thoát nước hiệu quả.
Cách tính độ dốc mái nhà trong xây dựng
#1: Độ dốc mái tôn
Theo tiêu chuẩn độ dốc mái phải đạt tối thiểu là 10%, trong đó:
- Đối với độ dốc mái tôn nhà vườn: Thông thường nhà vườn lợp tôn là nhà cấp 4 có diện tích vừa và lớn. Do đó cần phải tính toán độ dốc mái hợp lý để phù hợp với công trình. Bạn nên cân nhắc chọn độ dốc trong khoảng từ 10-20%.
- Độ dốc mái nhà ống: Đặc điểm của nhà ống thường là có chiều dài lớn, chiều ngang hẹp và mái tôn được lợp ở trên tầng thường của ngôi nhà. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, mái không nên quá cao, độ dốc lý tưởng nên nằm trong khoảng là 10 -15%.
- Độ dốc mái nhà xưởng: Đây là công trình có diện tích khá lớn, nên độ dốc tối thiểu là 10%, tối đa là 30%. Khi lợp tôn cần phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn bởi bên trong nhà xưởng thường có nhiều hàng hóa và máy móc.
Cách tính độ dốc mái tôn trong xây dựng
#2: Độ dốc mái ngói
Mái ngói được sử dụng nhiều cho các công trình nhà dân dụng, cần độ dốc cao hơn so với mái tôn. Để nước không hắt ngang vào các khe viên ngói gây thấm dột vào trong nhà. Bên cạnh đó, một mái nhà lợp ngói có độ dốc cao sẽ giúp ngôi nhà trở lên cao ráo, khang trang hơn.
Thực tế người ta thường chọn độ dốc mái ngói tối thiểu là 30% và tối đa là 60%. Trong đó:
- Đối với loại ngói cao cấp dạng ngói âm dương có độ dốc ở mức 40%
- Đối với các loại ngói dẹt, ngói vảy cá, ngói móc thì độc dốc sẽ không dưới 50%
- Đối với ngói xi măng thì độ dốc của mái dao động ở khoảng 45 – 75%.
Công thức tính độ dốc mái
Để tính độ dốc mái ta sử dụng công thức sau:
i = H/L x 100%
Trong đó:
- i: Độ dốc
- H: Chiều cao của mái
- L: Là chiều dài của mái
Công thức tính độ dốc mái
Bên cạnh đó, góc dốc anpha sẽ được tính theo công thức sau:
anpha = arctang (H/L)/ 3,14 x 180
Ví dụ:
- Ta có chiều dài H = 1m và chiều dài L = 10m thì:
- Độ dốc mái = 1/10 x 100% = 10%
- Góc dốc mái = arctang (1/10) / 3,14 x 180= 5,7 độ
Tiêu chí lựa chọn độ dốc của mái
Để lựa chọn độ dốc của mái phù hợp nhất, bạn dựa vào các tiêu chí sau đây:
- Lưu lượng mưa tại địa phương.
- Lựa chọn loại tôn sử dụng: Bạn có thể lựa chọn loại tôn 5 sóng hoặc 11 sóng. Loại sóng cao, sóng thấp. Ví dụ tôn seam hoặc tôn clip có sóng to nên có thể giảm được độ dốc của mái.
- Tính thẩm mỹ của công trình.
- Chiều dài của mái cần thoát nước.
Trên đây là toàn bộ thông tin về độ dốc mái tôn mà VRO Group muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng bài viết sẽ đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hay đóng góp ý kiến vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.