Cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa khá phức tạp và không hề dễ dàng nếu như bạn mới vào nghề mà chưa có kinh nghiệm cho việc này. Đây cũng được coi là chiến lược trong cửa hàng tạp hóa trong việc quyết định có thu hút được khách hàng tới với bạn hay không.
Vậy làm thế nào để có thể tính toán một cách chính xác nhất? Đừng quá lo lắng, trong bài viết dưới đây, POS365 sẽ giúp thực hiện một từng bước chi tiết và cực kỳ dễ hiểu. Hãy cùng xem ngay.
I. Những nguyên tắc vàng khi tính tiền giá bán lẻ hàng tạp hóa
Khi tính giá bán lẻ trong cửa hàng tạp hóa, người bán hàng phải tuân thủ nguyên tắc tính lãi từ giá bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Song song, khi xác định giá bán cần tuân thủ nguyên tắc chia hết các chương trình thành giá khuyến mại cuối cùng.
Những nguyên tắc vàng khi tính tiền giá bán lẻ hàng tạp hóa
Giá bán lẻ = Giá nhập hàng + Chi phí duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả nghĩa vụ tài chính) + Lợi nhuận mong muốn
II. Yếu tố nào ảnh hưởng tới cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa
Để có thể tính giá bán lẻ chính xác nhất thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Có thể tóm gọn trong khu vực, chi phi hoạt động, chiến lược kinh doanh,… cụ thể như sau:
2.1. Thị trường sản phẩm
Thị trường sản phẩm là yếu tố cạnh tranh của các đối thủ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận bán hàng của cửa hàng. Trong khu vực kinh doanh của bạn chỉ có những cửa hàng nhỏ, bạn mở một tiệm tạp hóa chuyên nghiệp thì chắc chắn sẽ khiến bạn không có đối thủ cạnh tranh.
Thị trường sản phẩm
Còn cửa hàng của bạn chậm chân về mọi mặt từ quy mô đến sản phẩm, trong một khu vực có quá nhiều tạp hóa khác thì việc cạnh tranh rất khốc liệt. Về cơ bản, kinh doanh hàng tạp hóa sẽ khó tạo ra sự khác biệt và khó khăn nếu như bán giá cao hơn đối thủ.
2.2. Khu vực kinh doanh
Khu vực kinh doanh tác động khá nhiều tới giá bán lẻ tại cửa hàng tạp hóa. Đầu tiên phải kể đến giá thuê mặt bằng, tiếp theo đó chính là mức thu nhập ở mỗi khu vực dân cư là khác nhau. Việc định giá sẽ phụ thuộc khá nhiều vào điều này, bạn có thể thấy rõ nhất là khu vực thành phố sẽ khác với ở nông thôn. Khu vực đường lớn sẽ khác với trong ngõ.
Khu vực kinh doanh
2.3. Chiến lược kinh doanh
Mỗi cửa hàng tạp hóa sẽ được lên một chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất. Nhiều cửa hàng chấp nhận bán rẻ để thu hút khách hàng, cũng có những cửa hàng bán giá cao để thu về lợi nhuận cho mình. Để tính được giá bán lẻ thì sẽ phụ thuộc vào tư duy chiến lược kinh doanh của chủ cửa hàng.
Chiến lược kinh doanh
Thế nhưng việc bán giá cao hơn thị trường sẽ khó có thể cạnh tranh được với cửa hàng khác. Kết luận rằng, để có lợi thế cạnh tranh bạn nên đảm bảo giá cả phù hợp, không quá cao cũng không quá thấp.
2.4. Giá vốn mặt hàng
Giá vốn nhập hàng cũng ảnh hưởng đến việc tính giá. Giá nhập hàng hóa càng cao thì tỷ lệ suất lợi nhuận càng thấp. Sản phẩm thuộc các nhóm ngành hàng thiết yếu, phổ biến thì sẽ có mức lợi nhuận thấp hơn. Thường chỉ cao hơn so với giá nhập khoảng từ 5 đến 10%.
Giá vốn mặt hàng
Dòng hàng hóa mỹ phẩm sẽ có lợi nhuận cao hơn từ 12-20% tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau. Các đồ nhu yếu phẩm sẽ mang lại nguồn thu ổn định và cao hơn.
2.5. Mức độ cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào số lượng cửa hàng tạp hóa trong khu vực của bạn. Nếu xung quanh có nhiều cửa hàng sẽ cạnh tranh nhau cực kỳ gay gắt về mặt giá thành sản phẩm so với khu vực thưa thớt. Thế nên nếu như bạn đang ở khu vực cạnh tranh thì cần phải sát sao trong việc đưa ra giá cả phù hợp.
Mức độ cạnh tranh
2.6. Chi phí quản lý kinh doanh
Các chi phí quản lý kinh doanh sẽ bao gồm: Phí mặt bằng, tiền điện nước, thuê nhân viên, thuế, phần mềm bán hàng tạp hóa… Để giá cả hợp lý và phải chăng với khách hàng, bạn nên tính toán kỹ càng một cách tiết kiệm với những khoản này.
Chi phí quản lý kinh doanh
Bởi khi tối ưu được các chi phí thì bạn càng nhận được nhiều tiền lãi. Từ đó bạn sẽ thoải mái đầu tư bằng việc nhập thêm hàng và tạo nhiều khuyến mãi để thu hút nhiều khách hàng mục tiêu hơn.
Tham khảo ngay: 10 Phần mềm bán hàng tạp hóa miễn phí tốt nhất
III. Cách tính giá bán lẻ cho cửa hàng tạp hóa tốt nhất
Sau đây là Cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa chi tiết theo từng bước:
Bước 1: Tiến hành xác định chi phí
-
Chi phí nhập hàng: Giá nhập từng sản phẩm thông qua hóa đơn mua hàng
-
Chi phí thuê mặt bằng: Theo hợp đồng thực tế ký với chủ nhà
-
Chi phí điện nước: Theo hóa đơn hàng tháng
-
Chi phí thuê nhân viên
-
Chi phí đóng thuế
-
Chi phí phát sinh khác
Bước 2: Phân tích sản phẩm
Việc phân tích sản phẩm sẽ phục thuộc vào ngành hàng, giá nhập như thế nào. Bên cạnh đó bạn cần tham khảo thê giá của các đối thủ lân cận để đưa ra giá cả hợp lý. Nếu giá quá cao so với mặt bằng chung của khu vực thì rất khó để cạnh tranh.
Bước 3: Áp dụng công thức cuối cùng theo các nguyên tắc và yếu tố phía trên
Tham khảo thêm: Top 5 máy bán hàng tạp hóa tốt nhất cho cửa hàng
Tổng kết
Cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa cần sự kỹ lưỡng, phân tích chính xác kết hợp cùng chiến lược kinh doanh một cách hợp lý. Từ đó thì mới có thể tạo sự cạnh tranh với các cửa hàng cùng ngành khác. Hy vọng nội dung mà chúng tôi gửi đến bạn phía trên đã giúp bạn thực hiện điều này. Chúc các bạn thành công!