Cách tính giờ trong ngày sẽ giúp chúng ta biết thêm một cách tính được cha ông để lại sau nhiều thế kỷ nghiên cứu và áp dụng. Đặc biệt tại Việt Nam cách tính giờ theo 12 con giáp được ứng dụng nhiều vào trong thực tế để xét các vấn đề phong thủy.
Hãy cùng BẤT ĐỘNG SẢN EXPRESS cùng tìm hiểu chi tiết về các cách tính giờ trong ngày ngay trong bài viết dưới đây!
Cách tính giờ trong ngày có khó không?
Cách 1: Tính giờ trong ngày theo 12 con giáp siêu nhanh
Giải thích về cách xem giờ theo 12 con giáp
Chiêm tinh học Phương Đông đã phân chia 12 con giáp tương xứng với 12 chi. Lần lượt là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
6 chi âm bao gồm Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão
6 chi dương bao gồm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
Tính chất của chi dương là động, cường tráng trong khi chi ấm thì khá là mềm dẻo và tĩnh. Hai chi này có sự đối lập rõ rệt, minh bạch, chính vì vậy nên chúng luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Từ xa xưa, người ta đã dựa vào chi này để tính giờ trong 1 ngày, khoảng 12 giờ (can chi), người ta còn gọi là giờ âm lịch.
Theo đó, thì 1 giờ âm lịch sẽ bằng 2 giờ dương dịch. Ngoài ra, khi phân tích thì can chi gắn với con vật nào tùy thuộc vào tập tính sinh hoạt của động vật đó. Trong cuộc sống, con người sẽ quan sát hoạt động của chúng rồi rút ra các bài học cụ thể để ứng dụng vào đời sống.
Tính giờ theo 12 con giáp
Phân tích cụ thể từng khu giờ trong 1 ngày
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính từng khung giờ trong ngày, chúng tôi sẽ đưa ra một bảng thống kê, phân tích chi tiết hơn.
Giờ Tý (23h – 1h): Từ hán việt thì gọi giờ này là Trung dạ, thời điểm nửa đêm trong ngày. Giờ Tý là giờ hoạt động của chuột, vào giờ này chuột sẽ thường sẽ khỏi chỗ để kiếm ăn, nên chúng hoạt động mạnh nhất.
Tính giờ Tỵ theo 12 con giáp
Giờ Sửu (1h-3h): Ở nông thôn, vào giờ này bạn có thể nghe được tiếng gà gáy lớn, người ta gọi là hoang kê. Các bác nông dân sẽ thường đem trâu đi cày giờ này để trâu khỏe và tranh thủ khi trời chưa nắng.
Tính giờ Sửu theo 12 con giáp
Giờ Dần (3h-5h): Lúc này là rạng sáng khi mặt trời chuẩn bị mọc nên trời bắt đầu sáng lên. Thời điểm này con hổ sẽ chui ra khỏi hang để đi săn mồi sau một đêm ngủ say giữ sức. Con hổ sẽ hung dữ nhất nên bạn luôn cần phải cẩn thận.
Giờ Mão (5h – 7h): Thời điểm này thì đã hửng đông, ông mặt trời chuẩn bị tỏa những vệt sáng chào đón ngày mới. Giờ Mão là giờ của mèo, chúng đã bắt đầu mệt mỏi cần được nghỉ ngơi sau một đêm đi săn chuột.
Tuy nhiên, không phải nước nào cũng có con Mèo trong 12 con giáp, mà thay vào đó là con thỏ. Đây cũng là thời điểm để thỏ ra khỏi hang đi kiếm đồ ăn.
Giờ Thìn (7h – 9h): Đây là lúc mọi người chuẩn bị thức dậy sau một đêm ngủ say. Con Rồng vốn không phải là một con vật có thực nên cách hiểu về chúng cũng cần được hình tượng hóa. Lúc này rồng đang quây mưa nên trời thường có nhiều sương mù, mọi thứ ảo ảo, thực thực vào lúc sáng. Con người chuẩn bị đi làm việc, nguồn năng lượng cũng tràn trề và mạnh mẽ nhất.
Giờ Tỵ (9h-11h): Sau khi làm việc mệt mỏi vào buổi sáng, đây là thời điểm gần với buổi trưa, người ta gọi là ngung trung. Giờ của rắn thì thường không còn đi hoạt động ngoài trời nữa. Chúng chuẩn bị chui vào hang để ẩn nấp khỏi những mối nguy hiểm khác. Chúng cũng không gây hại cho con người và nhiều sinh vật khác.
Giờ Ngọ (11h-13h): Giờ Ngọ là thời điểm giữa trưa, thường rất nóng và oi bức. Lúc này mặt trời đã lên đỉnh cao nhất, theo ngũ hành người ta cho rằng dương khí đã đạt cực điểm. Âm khí xung quanh tăng cao dần nên âm dương hoán đổi mạnh mẽ nhất. Tất cả các loài động vật đều không ra đường để tránh có hại cho cơ thể, gây mất sức và ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên gọi là giờ ngựa vì giờ này ngựa vẫn không nằm, chúng vẫn đứng nhai cỏ hoặc làm việc.
Một chi tiết nhỏ khác là bờm ngựa còn trông giống như mặt trời đang cháy rực, để biểu tượng cho sự nóng gắt của buổi trưa.
Tính giờ Ngọ theo 12 con giáp
Giờ Mùi (13h-15h): Sau giờ trưa thì thời điểm này là đầu giờ chiều. Lúc này mặt trời chuẩn bị hướng về phía Tây chuẩn bị kết thúc một ngày. Các bác nông dân thường cho dê đi ăn vào lúc này, dê sẽ ăn khỏe và có sức khỏe tốt.
Giờ Thân (15h – 17h): Khung giờ này là tâm của buổi chiều, mọi sinh vật đều cảm thấy thoải mái dễ chịu, đặc biệt là khỉ. Sau khi đi kiếm ăn no nê trong rừng thì đàn khỉ sẽ trở về hang. Chúng hú lên thể hiện sự thỏa mãn và đặc tính bầy đàn của mình, hô rất dài và to. Chúng sẽ bắt đầu buổi tối nghỉ ngơi kéo dài khi đã no cái bụng.
Giờ Dậu (17h-19h): Lúc này thì mặt đầu bắt đầu lặn hẳn, cũng kết thúc một ngày dài đằng đẵng. Giờ Dậu là giờ của gà, chúng bắt đầu lên chuồng để bắt đầu nghỉ ngơi sau khi đã đi kiếm ăn cả một ngày.
Giờ Tuất (19h-21h): Lúc này là đêm đã đến hoàn toàn, mặt trời đã khuất núi nhường lại ánh sáng cho mặt trăng. Thời điểm này mặt trăng cũng lên cao. Giờ của chó thì chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ nhất, chó có nhiệm vụ sủa để bảo vệ nhà cửa khỏi trộm cắp. Chúng luôn phải đề cao cảnh giác trước những tên trộm hết sức tinh vi và nguy hiểm.
Tính giờ Tuất theo 12 con giáp
Giờ Hợi (21h-23h): Thời điểm này thì tất cả bóng tối hầu như đã bao trùm hết bầu không gian. Mọi người và động vật cũng chuẩn bị đi nghỉ ngơi, các hoạt động chủ yếu hầu như cũng đều dừng lại. Trong khi đó, lợn đã ngủ say giấc nhất để chuẩn bị năng lượng tràn trề cho hôm sau hoạt động.
Lưu ý khi tính giờ trong ngày theo 12 con giáp
Chú ý mỗi can chi sẽ được chia ra thành nhiều giờ khác nhau, bao gồm đầu giờ, giữa giờ hay cuối giờ. Tuy nhiên, người ta chỉ chọn giờ ở giữa vì nó phù hợp nhất.
Theo đó thì giờ Tý là 0h, còn giờ Ngọ là 12h.
Bạn có biết rằng, người xưa còn dùng chính 12 con giáp này để tính tháng âm lịch trong năm nữa. Theo đó thì các tháng lần lượt là: Tháng giêng (Dần), Tháng hai (Mão), Tháng ba (Thìn), Tháng tư (Tỵ), Tháng năm (Ngọ), Tháng sáu (Mùi), Tháng bảy (Thân), Tháng tám (Dậu), Tháng chín (Tuất), Tháng mười (Hợi), Tháng mười một (Tý), Tháng mười hai (Sửu).
Cách 2: Tính giờ trong ngày theo canh và khắc
Canh thường dùng để chia thời gian vào ban đêm còn khắc thì dùng để chia thời gian cho ban ngày.
Tính giờ theo canh:
Canh 1 từ 19h-21h (tức giờ Tuất)
Canh 2 từ 21h-23h (tức giờ Hợi)
Canh 3 từ 23h-1h (tức giờ Tý)
Canh 4 từ 1h-3h (tức giờ Sửu)
Canh 5 từ 3h-5h (tức giờ Dần)
Tính giờ theo khắc:
Khắc 1 từ 5h đến 7h20 sáng
Khắc 2 từ 7h20 đến 9h40 sáng
Khắc 3 từ 9h40 đến 12h trưa
Khắc 4 từ 12h đến 14h20 xế trưa
Khắc 5 từ 14h20 đến 16h40 chiều
Khắc 6 từ 16h40 đến 19h tối
Ý nghĩa của việc tính giờ theo 12 con giáp là gì?
Xem giờ âm lịch để làm các việc trọng đại
Từ xa xưa ông cha ta đã linh hoạt trong việc sử dụng giờ âm lịch của 12 con giáp để tính chuyện trọng đại. Bao gồm các việc như cưới hỏi, ma chay, tính tuổi, động thổ để xây nhà, xuất hành,…Mỗi việc đều yêu cầu một giờ riêng biệt phù hợp để giúp mọi chuyện đều tốt đẹp, thành công và gặp nhiều may mắn. Trước khi làm bất cứ việc gì thì chúng ta đều phải xem giờ đó có hợp chưa, nếu không hợp thì có thể không tham gia ngay, chọn giờ đẹp hơn.
Động thổ thì nên chọn giờ nào đẹp nhất?
Giờ động thổ để chuẩn bị xây nhà hay các công trình quan trọng đối với gia chủ thì cần phải xem có hợp với tuổi của chủ nhà hay không. Tùy mỗi người thì tuổi khác nhau nên giờ động thổ cũng không thể giống nhau được. Chọn đúng giờ động thổ sẽ giúp việc thi công nhà cửa gặp nhiều thuận lợi, may mắn, mọi chuyện suôn sẻ.
Ngoài xem giờ thì việc xem ngày động thổ cũng vô cùng quan trọng. Tuyệt đối nên tránh những ngày xấu như Sát chủ, Thọ Tử, Tam Nương,…Gia chủ cần chọn những ngày có Trực hay có nhiều sao Cát Tinh sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho cả công việc, sự nghiệp.
Làm lễ động thổ để xây công trình
Tính tuổi theo 12 con giáp
Việc tính tuổi dựa vào 12 con giáp đã được áp dụng từ lâu, các ông cha ta tính tuổi khá nhanh và có độ chính xác cao. Tuổi theo con giáp khá dài mà những ai không tìm hiểu chuyên sâu về phong thủy sẽ khó mà nắm được cách tính.
Mỗi năm tuổi sẽ có một con giáp riêng ngự trị, mỗi giờ lại có một con giáp khác nhau kết hợp tạo thành sinh mệnh của một người phàm. Việc xem tuổi cho phép chúng ta biết trước được đường công danh sự nghiệp của một người. Cần làm gì, tránh gì để không gặp tai ương, gặp được quý nhân phù trợ và những điều tốt đẹp, thuận lợi cho sự nghiệp.
Xem giờ theo con giáp trong lễ cưới hỏi
Thủ tục xem giờ đẹp cưới hỏi đã được thực hiện được ba miền Bắc – Trung – Nam của nước ta. Chúng vô cùng đa dạng thể hiện được bản sắc văn hóa và truyền thống, phong tục của từng vùng. Các bậc phụ huynh cũng vô cùng quan trọng vấn đề phong thủy của lễ cưới, chọn ngày nào, giờ nào để đón dâu, đón rể là đẹp nhất.
Xem giờ để chọn ngày cưới hỏi
Nhờ việc tìm hiểu kỹ càng về phong thủy mà lễ cưới được diễn ra thành công tốt đẹp. Đem lại hạnh phúc viên mãn cho các cặp vợ chồng tới trăm năm. Ngày cưới, giờ cưới phải hợp phong thủy, hợp tuổi của cả hai vợ chồng, hài hòa, nhận được sự đồng ý của cả hai bên dòng họ.