Hình bình hành – Công thức tính chu vi hình bình hành – Công thức tính diện tích hình bình hành là tài liệu do đội ngũ giáo viên của GiaiToan biên soạn với các công thức liên quan đến hình bình hành giúp các bạn học sinh nắm vững các kiến thức về hình bình hành và áp dụng tính toán trong các bài tập. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo bài viết.
1. Hình bình hành
+ Hình bình hành là tứ giác được tạo thành bởi hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Hình bình hành ABCD có:
- AB và CD là hai cạnh đối diện, AD và BC là cạnh đối diện.
- Cạnh AB song song với cạnh CD.
- Cạnh AD song song với cạnh BC.
- Cặp cạnh AB = CD và AD = BC
2. Công thức tính chu vi hình bình hành
Trong đó:
P: Chu vi hình bình hành
a, b: độ dài hai cạnh của hình bình hành
3. Công thức tính diện tích hình bình hành
Trong đó:
S là diện tích hình bình hành.
a là độ dài cạnh đáy.
h là đường cao.
4. Các dạng bài tập liên quan đến hình bình hành
Dạng 1: Tính chu vi hình bình hành khi biết độ dài hai cạnh
Ví dụ 1: Một hình bình hành có cạnh dài bằng 40cm, cạnh ngắn bằng 25cm. Tính chu vi của hình bình hành đó.
Lời giải:
Chu vi hình bình hành là:
(40 + 25) x 2 = 130 (cm)
Đáp số: 130cm
Ví dụ 2: Một hình bình hành có độ dài hai cạnh liên tiếp lần lượt là 7 cm và 15 cm. Tính chu vi hình bình hành đó.
Lời giải:
Chu vi hình bình hành là:
(7 + 15) x 2 = 44 (cm)
Đáp số: 44cm
Ví dụ 3: Một hình binh hành có cạnh ngắn dài 4/5 m, cạnh dài dài gấp đôi cạnh ngắn. Chu vi hình bình hành đó là . . . . .
Lời giải
Cạnh dài của hình bình hành là:
4/5 x 2 = 8/5 (m)
Chu vi hình bình hành là:
(4/5 + 8/5 ) x 2 = 24/5 (m)
Đáp số: 24/5 m
Dạng 2: Tính độ dài cạnh của hình bình hành khi biết chu vi
Ví dụ: Chu vi hình bình hành bằng 48cm. Tính độ dài các cạnh của hình bình hành biết độ dài cạnh dài hơn độ dài cạnh ngắn 4cm.
Lời giải:
Nửa chu vi của hình bình hành là:
48 : 2 = 24 (cm)
Độ dài cạnh dài của hình bình hành là:
(24 + 4) : 2 = 14 (cm)
Độ dài cạnh ngắn của hình bình hành là:
24 – 14 = 10 (cm)
Đáp số: 14cm và 10cm
Dạng 3: Tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao
Ví dụ 1: Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy bằng 1dm và chiều cao bằng 7cm.
Lời giải:
Đổi 1dm = 10cm
Diện tích hình bình hành là:
10 x 7 = 70 (cm2)
Đáp số: 70cm2
Ví dụ 2: Tính diện tích của một hình bình hành có độ dài đáy là 18 cm, chiều cao bằng 5/9 độ dài đáy.
Lời giải:
Chiều cao của hình bình hành là:
18 : 9 x 5 = 10 (cm)
Diện tích hình bình hành là:
18 x 10 = 180 (cm2)
Đáp số: 180cm2
Ví dụ: Một khu đất có dạng hình bình hành có độ dài đáy là 3km 60m. Chiều cao bằng 2/3 độ dài đáy. Hỏi khu đất đó có diện tích bao nhiêu mét vuông?
Lời giải:
Đổi 3km 60m = 3060 m
Chiều cao khu đất hình bình hành là:
3060 x 2/3 = 2040 (m)
Diện tích hình bình hành là:
3060 x 2040 = 6242400 (m2)
Đáp số: 6242400 m2
Ví dụ: Một hình bình hành có độ dài đáy là 5/4dm. Chiều cao bằng nửa độ dài đáy. Tính diện tích hình bình hành đó?
Lời giải:
Chiều cao của hình bình hành là:
5/4 : 2 = 5/8 (dm)
Diện tích của hình bình hành là:
5/8*5/4 = 0,78125 (dm2)
Đáp số: 0,78125 dm2
Dạng 4: Tính độ dài đáy khi biết diện tích và chiều cao
Ví dụ: Một hình bình hành có diện tích bằng 864cm2, chiều cao bằng 36cm. Tính độ dài đáy của hình bình hành đó.
Lời giải:
Độ dài đáy của hình bình hành là:
864 : 36 = 24 (cm)
Đáp số: 24cm
Ví dụ: Một hình bình hành có diện tích 8/5 m2, chiều cao là 2/5 m. Cạnh đáy tương ứng của hình bình hành đó là bao nhiêu?
Lời giải:
Cạnh đáy của hình bình hành đó là:
8/5: 2/5 = 4/5 (m)
Đáp số: 4/5 m
Dạng 5: Tính chiều cao khi biết diện tích và độ dài đáy
Ví dụ: Tính chiều cao của hình bình hành biết hình bình hành đó có diện tích bằng 1250cm2 và độ dài cạnh đáy bằng 5dm.
Lời giải:
Đổi 5dm = 50cm
Chiều cao của hình bình hành là:
1250 : 50 = 25 (cm)
Đáp số: 25cm
Ví dụ: Một hình bình hành có diện tích 864cm2, chiều cao là 24cm. Tính độ dài đáy hình bình hành đó.
Lời giải:
Độ dài đáy hình bình hành đó là:
864 : 24 = 36 (cm)
Đáp số: 36cm
5. Bài tập diện tích hình bình hành
Tham khảo thêm các bài tập về tính diện tích hình bình hành: Diện tích hình bình hành
Bài 1: Tính chu vi và diện tích hình bình hành ABCD có các độ dài cạnh lần lượt là AB = 2cm, BC = 4cm và chiều cao AH = 3cm.
Bài 2: Một hình bình hành có độ dài đáy là 42cm, chiều cao bằng 1/3 độ dài đáy. Tính diện tích của hình bình hành đó.
Bài 3: Một hình bình hành có độ dài đáy hơn chiều cao 15cm. Tính diện tích hình bình hành đó, biết rằng chiều cao bằng 4/7 độ dài đáy.
Bài 4: Một hình bình hành có diện tích bằng 18m2. Độ dài đáy bằng 6m. Tinh chiều cao của hình bình hành đó.
Bài 5: Tính diện tích hình bình hành, biết tổng số độ dài đáy và chiều cao là 24cm, độ dài đáy hơn chiều cao 4cm.
Bài 6: Một khu rừng dạng hình bình hành có chiều cao là 678m, độ dài đáy gấp đôi chiều cao. Tính diện tích của khu rừng đó.
Tham khảo thêm công thức tính diện tích các hình:
- Diện tích hình vuông: Công thức và bài tập
- Diện tích hình bình hành: Công thức và bài tập
- Diện tích hình chữ nhật: Công thức và bài tập
- Diện tích hình tròn: Công thức và bài tập
- Diện tích tam giác: Công thức và bài tập
- Lý thuyết Hình bình hành – Diện tích hình bình hành
–
Như vậy, GiaiToan.com đã gửi tới các bạn học sinh Công thức hình bình hành. Ngoài ra, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu và các công thức khác khác do GiaiToan biên soạn để học tốt môn Toán hơn.