Cách tính gỗ tròn ra m3 vừa nhanh vừa dễ – Niên Giám Nông Nghiệp

Trong quá trình xử lý gỗ hoặc thu mua gỗ, không thể tránh những trường hợp cần quy đổi. Dưới đây là cách tính gỗ tròn ra m3 vừa nhanh, vừa dễ nhớ cho các bạn. Nếu không nắm chắc cách quy đổi này người bán sẽ mất một khoản tiền không hề nhỏ. Đặc biệt với tình hình buôn bán gian lận như hiện nay, việc cố tình đo và tính gỗ sai là chuyện như cơm bữa.

Đối với gỗ lớn, gỗ khối

Hiện nay, công thức phổ biến nhất để tính m3 gỗ tròn là: V=L*S=L*p*R

Cụ thể thì L là chiều dài khúc gỗ, p là số Pi. Thông thường người ta lấy Pi là 3,14, nhưng thực tế trong công thức này nên lấy Pi bằng 3. Bởi cây gỗ thường không tròn hoàn toàn. R là bán kính của khúc gỗ.

Thực tế, khúc gỗ thường sẽ không bao giờ tròn trịa, 2 đầu của khúc gỗ cũng sẽ không đều với nhau. Do đó, để cân bằng thì người thợ sẽ đo ở khoảng giữa thân gỗ. Dưới đây là 2 cách cách tính gỗ tròn ra m3 thông dụng nhất:

– Dùng thước kẹp để đo đường kính khúc gỗ:

V= L*p*R=L*p*D = L*D*D*3/4 = L*D*D*0,785 (trong đó D là đường kính của khúc gỗ).

Người thợ nhẩm nhanh bằng cách nhân với 0,8 thay vì 0,785 cho tròn số. Do đó công thức của chúng ta sẽ là V= L*D*D*0,8.

Nếu so sánh kết quả 2 công thức chỉ chênh nhau khoảng 2%. Con số này khá nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả.

Rất hay:  Hướng dẫn cách bơm mực bút máy không bị lem tay, bẩn áo quần

– Dùng thước dây để đo chu vi:

Công thức: V= L*D*D*p/4 = cv/p*cv/p*L*p/4 = (cv*cv*L)/(4*p).

Để nhẩm gần đúng thì: 4*p = 12,56 hoặc 1/4p = 0,0796.

Vậy V= (cv*cv*L)/12,56.

Hoặc V= cv*cv*L*0,0796.

Đối với những cây gỗ nhỏ đường kính dưới 40cm

Với những cây gỗ nhỏ, gỗ tạp có đường kính khúc gỗ dưới 40cm thì thường dùng đơn vị Te (m3).

1 Te gồm nhiều cây gỗ nhỏ xếp bó lai thành khối, sau đó mới quy ra m3. Tùy vào dường kính của từng cây gỗ trong 1 Te mà số lượng cây gỗ nhiều hay ít.

Ví dụ: khúc gỗ có đường kính đầu là 25cm thì 100cm/25cm = 4. Nghĩa là sẽ có 4 khúc gỗ có đường kính mặt cưa 25cm xếp thành hàng ngang, đường kính dài 100cm (tương đương 1m).

Như vậy, ta lấy chiều dài nhân chiều rộng: 1m (25cmx4 khúc) = 1m3 bề mặt đường kính của tổng các khúc gỗ có đường kính 25cm. Tổng đường kính của các khúc gỗ này chính là 1 Te.

Tuy nhiên, 1Te chỉ là đơn vị đường kính chứ không tính chiều dài khúc cây. Và 1 Te cũng không bằng chính xác 1m3. Nếu muốn có 1m3 gỗ hộp thì cần có 2-3 Te xẻ ra thành 1m3 gỗ. Nói tóm lại trên thực tế có rất nhiều cách tính.

Điều này nó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người.Trên đây là cách tính gỗ tròn ra m3 cơ bản được nhiều người dân trong nghề sử dụng. Mặc dù, công thức thoạt nhìn có vẻ hơi khó hiểu và rắc rối.

Rất hay:  Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cực hiệu quả

Tuy nhiên, đây là công thức phổ biến và dễ tính nhất. Trong kinh doanh gỗ công thức này rất quan trọng mà bất cứ thợ mộc, thợ cưa nào cũng phải thuộc nằm lòng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với mọi người!.