Cách tính bình quân tiền lương hưu – Hỏi đáp

Câu trả lời:

Điều 62 Luật BHXH năm 2014 quy định về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần như sau: 1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau: – Tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu; – Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu; – Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu; – Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu; – Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu; 8 – Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu; – Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian. 2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định nêu trên. Điều 63 Luật BHXH năm 2014, Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định về điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH, như sau: 1. Tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia BHXH trước ngày 01/01/2016. Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi thì tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. 2. Tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định Đối với người lao động nghỉ hưu trong năm 2022, khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu được áp dụng như sau: Về chế độ tiền lương do Nhà nước quy định áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng; về chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định áp dụng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH để tính lương hưu theo quy định tại thông tư số 36/2021/TT-BLĐTBXH ngày 31/12/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ). BHXH Việt Nam cung cấp quy định chung của chính sách nêu trên để Bạn đọc nắm được, trường hợp cần giải đáp cụ thể hơn, đề nghị Bạn liên hệ đến cơ quan BHXH nơi thuận tiện nhất và cung cấp thông tin chi tiết về quá trình tham gia BHXH để được trả lời cụ thể.

Rất hay:  Gợi Ý Top 10+ vốn dĩ là gì [Tuyệt Vời Nhất]