Cách Tính Khối Lượng Bê Tông (CÔNG THỨC CHUẨN) – Bilico.vn

Việc tính toán lượng bê tông cần sử dụng trong mỗi công trình có vai trò vô cùng quan trọng đảm bảo dự trù lượng vật liệu xây dựng phù hợp và tiết kiệm chi phí. Vậy bạn đã biết cách tính khối lượng bê tông chuẩn? Đừng quá lo lắng bởi trong bài viết dưới đây chuyên gia Bilico sẽ cung cấp những công thức tính khối lượng bê tông chi tiết từ “A ==>>> Z”, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Cách tính khối lượng bê tông đổ sàn

Vì sao cần nắm vững “cách tính khối lượng bê tông” đúng?

Cách tính khối lượng bê tông là khâu được thực hiện trước khi thi công bất cứ công trình nào. Đối với mỗi hạng mục khác nhau sẽ có cách tính toán tương ứng. Vậy bê tông là gì, tại sao cần tính khối lượng bê tông?

Bê tông là gì?

Bê tông (tiếng Pháp là Béton) là một loại đá nhân tạo được tạo thành bằng cách trộn các thành phần vật liệu khác nhau bao gồm cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính,… theo tỷ lệ nhất định (gọi là cấp phối bê tông). Trong đó:

  • Cốt liệu thô: đá, sỏi, vật liệu tổng hợp,…
  • Cốt liệu mịn: cát, đá mạt, đá xay,…
  • Chất kết dính: thường là xi măng + nước, nhựa đường, phụ gia,… có nhiệm vụ kết dính các cốt liệu thô và mịn thành 1 khối cứng như đá

Bê tông là vật liệu chịu được lực nén tốt tuy nhiên lực kéo không tốt, vì vậy để gia tăng khả năng chịu lực kéo trong các công trình người ta sắp xếp đưa sắt, thép vào trong lòng khối bê tông. Loại vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện nay như tòa nhà, đập, hồ chứa, đường xá, trường học, bệnh viện.

Mục đích khi tính khối lượng bê tông?

Tính khối lượng bê tông cần được tính toán chính xác và kỹ lưỡng – đây được coi là khâu quan trọng mà bất cứ nhà thầu nào trước khi tiến hành thi công cần thực hiện. Sau đây là những mục đích chính của việc tính toán khối lượng bê tông đối với công trình, nhà thầu và chủ đầu tư:

  • Có vai trò quan trọng trong việc dự toán tốt cho công trình, nắm vững được cách đo bóc khối lượng bê tông trước khi tiến hành xây dựng
  • Tính toán khối lượng bê tông chính xác giúp quá trình xây dựng công trình thuận lợi, đảm bảo tiến độ và tránh những phát sinh không đáng có
  • Phục vụ việc lên kế hoạch dự trù vật liệu tốt nhất, khối lượng các loại cốt liệu thô, mịn, chất kết dính phù hợp.
  • Giúp nhà đầu tư có thể kiểm soát lượng bê tông thất thoát, sau phạm khi thi công, tính toán được thừa thiếu rõ ràng
  • Đối với bê tông tươi thì tính toán khối lượng giúp việc đặt bê tông đặt mua từ các đơn vị chính xác và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
  • Nhà thầu có thể quản lý xây dựng hiệu quả, dễ dàng với độ chính xác cao
  • Tiết kiệm chi phí tối đa thông qua quá trình tính toán để có được số lượng bê tông cần sử dụng tương ứng.

#4 Công thức tính khối lượng bê tông trong xây dựng (CHUẨN)

Chuyên gia Bilico xin cung cấp cho bạn những công thức tính khối lượng bê tông chuẩn thông qua quá trình thi công thực hiện nhiều công trình thực tế. Quý vị hãy cùng tham khảo ngay nhé!

Rất hay:  Cách Vẽ Cỏ Đơn Giản, Dễ Thực Hiện Nhất, Cách Vẽ Bụi Cỏ Bằng Bút Quạt

Nhập số liệu vào file excel

Tại phần này chúng tôi đã xây dựng công thức tính m3 bê tông chuẩn. Quý vị chỉ cần tải file excel về và nhập số liệu vào sẽ ra chi tiết các kết quả mà quý vị cần. Tải file tại: https://bit.ly/3OGPUS0.

Bảng tính khối lượng phần ngầm

Chúng tôi xin gửi đến bạn cách tính mét khối bê tông phần ngầm chính xác nhất được áp dụng trong rất nhiều công trình hiện nay như sau:

Bảng tính khối lượng phần ngầm

Bảng tính khối lượng phần ngầm 2

Bảng tính khối lượng cột

Đối với mỗi loại hình thì sẽ sử dụng m3 bê tông khác nhau, chúng tôi cung cấp cho bạn bảng tính khối lượng cột chi tiết dưới đây:

Bảng tính khối lượng cột

Bảng tính khối lượng bê tông cốp pha, dầm

Sau đây là bảng tính khối lượng bê tông dầm, cốp pha hiện được các nhà thầu uy tín áp dụng rộng rãi:

Bảng tính khối lượng bê tông cốp pha, dầm

Ngoài ra, quý vị có thể trực tiếp tính toán theo công thức tính m3 bê tông dưới đây.

Cách tính khối lượng bê tông đổ móng

Cách tính m3 bê tông đối với từng loại móng tương ứng sẽ khác nhau. Hãy cùng Bilico tìm hiểu chi tiết công thức tính khối lượng bê tông cần sử dụng cho các loại móng đơn, móng băng và móng cọc như thế nào nhé!

Trường hợp đổ móng đơn

Móng đơn ưa chuộng sử dụng trong rất nhiều công trình xây dựng tại các vị trí chống đỡ cột hay các cụm cột đứng cạnh nhau. Chúng đa dạng về hình dáng như vuông, tròn, chữ nhật với nhiệm vụ chịu được tải trọng và chống đỡ cho các công trình. Móng đơn có hình dạng khác nhau thì sẽ có công thức tính tương ứng:

Dạng lập phương

Đây là hình dạng phổ biến của móng cọc đơn, công thức tính cụ thể như sau:

V = Số lượng cấu kiện x Chiều dài x Chiều rộng x Độ cao

Dạng khác

V = Diện tích mặt bằng cấu kiện x Chiều cao

Theo đó cấu kiện bê tông có diện tích mặt bằng khác nhau sẽ có công thức tính diện tích tương ứng. Công thức này được sử dụng để tính khối lượng bê tông móng đơn với các hình dạng khác nhau như tròn, đa giác,…

Trường hợp đổ băng

Móng băng được sử dụng trong các công trình nhà ở, biệt thự hiện nay. Để tính lượng bê tông sử dụng trong móng băng chính xác, ta áp dụng vào ví dụ cụ thể dưới hình sau:

Cách tính khối lượng bê tông đổ móng băng

Ta có:

  • V lớp lót = (3,68 + 2,36) x 2 x 0,69 x 0,12 = 1,000224m3
  • Vbtg = (3,44 + 2,54) x 2 x (0,56 x 0,22 +0,33 x 0,14 + 0,45 x 0,21) = 3,1562m3

Trường hợp đổ móng cọc

Để tính khối lượng bê tông sử dụng trong móng cọc một cách chuẩn xác nhất, người ta áp dụng công thức như sau:

Vbt = D x R x H

Với: Vbt = Diện tích kết cấu x Chiều cao

Trong đó:

  • D: Chiều dài khối bê tông móng mọc
  • R: Chiều rộng của khối bê tông
  • H: Chiều cao hay chiều dày của hạng mục
  • Vbt = Số lượng của thành phần x chiều dài x chiều rộng x chiều cao

Cách tính khối lượng bê tông đổ sàn

Khối lượng bê tông đổ sàn có công thức tính đơn giản như sau:

Rất hay:  Cách xây chuồng lợn cho hộ gia đình đúng kỹ thuật số 1

V = D x R x H (m3)

Với: Vbt = Diện tích của kết cấu x Chiều cao

Trong đó:

  • D: Chiều dài sàn cần thi công
  • R: Chiều rộng sàn cần đổ bê tông
  • H: chiều cao/chiều dày của hạng mục (độ dày đổ sàn nhà từ 0.08-0.14m)
  • Vbt = Số lượng thành phần x chiều dài x chiều rộng x chiều cao

VD: Tính khối lượng bê tông đổ sàn dưới đây với độ dài sàn 12cm

Cách tính khối lượng bê tông đổ sàn

Ta có công thức tính mét khối bê tông sàn V: Dài x Rộng x Cao

Vậy:

  • Trục A-C: 4,88 x 13,78 x 0,12 = 8,0696 m3
  • Trục C-D: 1,9 x 8,25 x 0,12 = 1,881 m3
  • Vỉa sàn: ((13,78+2 x 0,41)x 2+4,88+1,9+6,78) x 0,41 x 0,12 = 2,1038 m3
  • Trừ ô sàn cầu thang: -3,19 x 2,7 x 0,12 = – 1,0335 mm3
  • Trừ Giao cột (12 cột): -12 x 0,22 x 0,22 x 0,12 = -0,0697 m3

⇒ Vbt sàn = 10.9512 m3

Cách tính khối lượng bê tông đổ cột

Công thức tính khối lượng bê tông đổ cột như sau:

V = Số lượng x Chiều cao x Tiết diện cột

VD: Tính khối lượng bê tông đổ 12 cột, tiết diện 220 x 220 với 3 loại cột C1, C2, C2A theo tình vẽ.

Cách tính khối lượng bê tông đổ cột

Dựa vào công thức tính lượng bê tông ở trên, ta có:

  • Cột C1: 4 x 12,267 x 0,22 x 0,22 = 2,3749 m3
  • Cột C2: 8 x 13,244 x 0,22 x 0,22 = 5,1281 m3
  • Cột C3: 2 x 11,2 x 0,22 x 0,22 = 1,0842 m3

⇒ Vbt cột = 8.5872 m3

Cách tính m3 bê tông đóng cọc

Để tính lượng bê tông cọc cần sử dụng ta phân chia chúng thành các đoạn khác nhau với 1 cọc: chân cọc, thân cọc và đầu cọc.

VD: Tính khối lượng bê tông sử dụng cho 62 cọc vuông bê tông cốt thép tiết diện 200×200, chiều dài 12m với 3 đoạn bằng nhau, mỗi đoạn 4m.

Cách tính m3 bê tông đóng cọc

Lượng bê tông sử dụng để hoàn thiện số lượng cọc vuông như sau:

  • Vbt 62 cọc = Vbt Đ1 (62CK) + Vbt Đ2 (124CK)
  • Vbt Đ1 = 62 x 4x 0,2 x0,2 + 62 x 1/3 x 0,2 x 0,2 x 0,4= 10,2507m3
  • Vbt Đ2 = 124 x 4 x 0,2 x 0,2 = 19,84m3

⇒ Vbt 62 cọc = 10,2507 + 19,84 = 30,0907m3

Cách tính m3 bê tông đổ đường

Công thức tính khối lượng đổ bê tông đường tương tư với đổ bê tông sàn như sau:

Vbt = D x R x H

Trong đó:

  • D: Chiều dài sàn cần thi công
  • R: Chiều rộng sàn cần đổ bê tông
  • H: chiều cao/chiều dày của hạng mục ( đổ đường với chiều cao trong khoảng 0.2-0.3m)
  • Vbt = Số lượng thành phần x chiều dài x chiều rộng x chiều cao

VD: Tính khối lượng bê tông dùng để đổ 1 đoạn đường dài 200m, rộng 4m, dày 0.2m.

⇒ Áp dụng công thức ta có: Vbt = 200x4x0.2= 160 m3

Những lưu ý quan trọng khi tính khối lượng bê tông

Bên cạnh việc nắm vững được công thức tính lượng bê tông sử dụng trong công trình, đơn vị thực hiện cần lưu ý những vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo việc tính toán được chuẩn xác nhất.

Bóc phần bê tông không trừ dây buộc hay thép chiếm chỗ

Khi tính toán cần bóc tách không trừ lượng bê tông bị lượng thép sắt chiếm chỗ đối với các loại bê tông cốt thép. Bởi khối lượng bê tông này thường rất nhỏ, không đáng kể so với lượng sử dụng trong toàn bộ công trình đồng thời đây được coi như phần dư bù vào các phát sinh không đáng có trong quá trình thi công.

Không chỉ vậy, vấn đề này cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc xuất trình các hóa đơn, chứng từ. Bởi khi xuất các chứng từ hóa đơn này cần ghi rõ ràng khối lượng được duyệt toán từ đó khách hàng mới có thể nắm được phương thức và chi phí cần thanh toán.

Rất hay:  Cách tính thuế thu nhập cá nhân TNCN từ tiền ... - Kế Toán Anpha

Bóc phần bê tông không trừ dây buộc hay thép chiếm chỗ

Bóc phần bê tông phải trừ đi các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt

Trong nghị định có quy định rõ ràng với khối lượng khe và lỗ trên bề mặt thi công có thể tích < 0.1m3 thì không nhất thiết phải trừ khi tính toán khối lượng bê tông. Tuy nhiên nếu các chủ đầu tư yêu cầu thì bạn cần phải thực hiện, điều này ứng biến linh hoạt tùy theo các công trình và đơn vị thi công khác nhau.

Bóc tách bê tông không theo chiều cao công trình

Trong quá trình tính toán bóc tách khối lượng bê tông để lên dự toán chi tiết, kích thước chiều cao của công trình được quy định trong định mức của Viện Kinh Tế, Bộ Xây Dựng. Theo đó, chỉ số chiều cao rộng ở mức nào thì sẽ có các mã hiệu bóc tách tương ứng theo chiều cao. Vì vậy trước khi lên dự toán cần tìm hiểu kỹ càng để có được thông số chuẩn nhất.

Tính phần cấu kiện bê tông giao nhau tính ra sao và tính vào cấu kiện nào

Đối với các phần giao nhau giữa các kết cấu kiện chỉ được phép tính 1 lần duy nhất, cụ thể khi cầm ngang giao với cột thì tại vị trí giao nhau này chỉ tính lượng bê tông 1 lần, nếu tính khối lượng bê tông cột đầy đủ thì khi bóc lượng bê tông dầm ngang cần trừ đi lượng bê tông tại vị trí giao nhau.

Tính phần cấu kiện bê tông giao nhau

Bê tông nằm giữa các kết cấu kiện được tính toán phụ thuộc chính vào người thực hiện đo bóc, tùy vào vị trí đặc điểm và người ta có thể dự toán nhanh nhất ở đâu và tính vào đó.

Như vậy, trên đây Bilico đã chia sẻ chi tiết cho bạn về cách tính khối lượng bê tông đối với từng loại vô cùng chi tiết. Bên cạnh việc bạn thực hiện sử dụng file excel có sẵn thì cũng cần nắm được công thức tính riêng để có thể ứng dụng linh hoạt trong từng công trình. Hy vọng phần thông tin này sẽ hữu ích cho bạn, hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi trong các bài viết tiếp theo để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ BILICO

hotline bilico

TRỤ SỞ MIỀN BẮC

► Địa Chỉ : A29, ngõ 3, ngách 3/10 đường Liên Cơ, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

► Điện thoại: 02466.828.232 – Hotline: 0986.168.007 – 0916.918.181

———————————-

CHI NHÁNH MIỀN NAM

► Địa Chỉ : Lô C7 – Đường Hoa Lan – KDC Hiệp Thành City – KP 4 – P Hiệp Thành – Quận 12 – Hồ Chí Minh

► Điện thoại: 0287.304.4646 – Hotline: 0912.644.646 – 0912.644.303

———————————-

CHI NHÁNH VINH

► Địa chỉ: Số 1 – Ngõ 6 – Đường Trần Quang Diệu – Phường Trường Thi – Thành Phố Vinh – Nghệ An

► Hotline: 098.379.6161

———————————-

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

► Địa chỉ: Số 38, Đặng Phúc Thông, An Khê, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

► Điện thoại: 0236.655.4666 – Hotline: 0969.616.004