Độ lọc cầu thận là gì? Cách tính độ lọc cầu thận mà bạn nên biết

Để giải đáp thắc mắc độ lọc cầu thận là gì và cách tính độ lọc cầu thận như thế nào, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để biết chi tiết nhé!

Độ lọc cầu thận là gì? Cách tính độ lọc cầu thận

Độ lọc cầu thận là gì?

Độ lọc cầu thận là lưu lượng máu được lọc qua thận trong một đơn vị thời gian (thường tính bằng phút). Độ lọc cầu thận (GFR) là giá trị cho biết mức độ lọc chất thải ra khỏi máu của thận, vì vậy đây là chỉ số tốt nhất giúp đánh giá chức năng hoạt động của thận. Độ lọc cầu thận càng cao càng chứng tỏ khả năng làm việc của thận càng bình thường.

Các bệnh lý ở thận, đặc biệt là bệnh thận mạn tính thường làm suy giảm chức năng lọc máu và từ đó gây suy giảm sức khỏe, gây ra nhiều biến chứng nặng. Do đó, chỉ số lọc cầu thận được dùng nhiều trong chẩn đoán tình trạng của thận.

Ngoài các vấn đề liên quan đến bệnh lý thì chỉ số độ lọc cầu thận còn bị ảnh hưởng bởi giới tính chiều cao và cân nặng… Vì vậy cách tính trực tiếp độ lọc cầu thận sẽ cho kết quả không hoàn toàn chính xác. Thay vào đó, bác sĩ thường đo độ lọc cầu thận dựa trên chỉ số creatinin trong máu và nước tiểu.

Creatinin là một chất thải được sinh ra trong quá trình co cơ, người ta thường dùng chỉ số này đánh giá độ lọc cầu thận vì:

  • Creatinin có trọng lượng phân tử rất nhỏ nên dễ dàng được lọc qua cầu thận. Hơn nữa, creatinin không bị tái hấp thu, chỉ bị bài tiết một lượng nhỏ ở ống lượn xa nhưng không đáng kể.
  • Độ thanh thải creatinin gần như tương đương với độ lọc cầu thận nên được dùng thay thế.
  • Là chất dễ dàng định lượng được nhờ các xét nghiệm sinh hóa.
Rất hay:  Cách ghi gửi quần áo cho người âm

Các công thức tính độ lọc cầu thận

Công thức 1:

Dựa vào nồng độ creatinin kết hợp với các yếu tố khác như tuổi và giới tính để ước tính độ lọc cầu thận. Độ lọc cầu thận được tính như sau:

eGFR (ml/phút/1.73m2) = 186 x SCr – 1.154 x Tuổi – 0.023 (trừ 0.742 nếu là nữ).

Trong đó:

  • eGFR là tốc độ lọc của cầu thận ước tính.
  • SCr là nồng độ creatinin trong máu.

Công thức 2:

Ước tính độ lọc cầu thận bằng độ thanh thải creatinin dựa vào chỉ số creatinin trong máu và nước tiểu. Lấy nước tiểu trong vòng 24 giờ để đo lượng nước tiểu và creatinin trong 24 giờ, đồng thời đo creatinin máu.

GFR = CrCl (mL/phút) = (UCr x Vnước tiểu) / (SCr x T).

Trong đó:

  • CrCl là độ thanh thải creatinin.
  • Ucr là nồng độ creatinin trong nước tiểu (mg/dL).
  • V nước tiểu được tính bằng thể tích nước tiểu thu thập được (mL).
  • SCr là nồng độ creatinin trong máu thu thập tại thời điểm chính giữa khoảng thời gian lấy nước tiểu (mg/dL).
  • T là thời gian thu thập nước tiểu (thường được tính bằng phút).

Công thức 3:

Việc tính toán độ thanh thải creatinin có rất nhiều khó khăn nên khả năng sai số cáo. Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu đã xây dựng phương pháp ước lượng độ thanh thải creatinin từ giá trị creatinin trong huyết thanh và các yếu tố đi kèm như tuổi tác, giới tính, khu vực sống. Công thức này đang được sử dụng phổ biến nhất cho đối tượng người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên.

Rất hay:  Hướng dẫn sử dụng chế độ chia đôi màn hình trên iPhone và iPad

CrCl (nam) = [( 140 – tuổi) x cân nặng] / 72 x SCr.

CrCl (nữ) = [(140 – tuổi) x cân nặng] / (72 x SCr) x 0.85.

Trong đó:

  • CrCl ước lượng độ thanh thải creatinin (mL/phút).
  • SCr là nồng độ creatinin trong huyết thanh (mg/dL).

Các chỉ số của độ lọc cầu thận

Mức bình thường của độ lọc cầu thận

Ở những người trưởng thành có sức khỏe ổn định thì độ lọc cầu thận khoảng trên 90 mL/phút/1.73m2. Độ lọc cầu thận tỷ lệ nghịch với độ tuổi, có nghĩa là tuổi càng cao thì độ lọc cầu thận càng giảm mà không do bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào.

Độ lọc cầu thận bình thường tính theo độ tuổi như sau:

  • Từ 20 – 29 tuổi, độ lọc cầu thận khoảng trên 116 mL/phút/ 1.73m2.
  • Từ 30 – 39 tuổi, độ lọc cầu thận khoảng trên 107 mL/phút/ 1.73m2.
  • Từ 40 – 49 tuổi, độ lọc cầu thận trên 99 mL/phút/1.73m2.
  • Từ 50 – 59 tuổi, độ lọc cầu thận trên 93 mL/phút/1.73m2.
  • Từ 60 – 69 tuổi, độ lọc cầu thận trên 85 mL/phút/1.73m2.
  • Từ trên 70 tuổi, độ lọc cầu thận trên 75 mL/phút/1.73m2.

Chỉ số bất thường của mức lọc cầu thận

Thận bị tổn thương nhẹ, GFR giảm (60 – 89)

Khi chức năng của thận có dấu hiệu suy giảm, dựa vào mức lọc cầu thận bác sĩ có thể ước tính tiến triển của bệnh suy thận từ đó đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp để giảm các nguy cơ biến chứng khác.

Đặc biệt, ở những đối tượng có nguy cơ suy thận cao có thể được yêu cầu tránh hoặc giảm sử dụng các thuốc có tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến chức năng thận (ví dụ như ibuprofen).

Rất hay:  Cách làm giảm lượng đường trong máu nhanh chóng, hiệu quả lâu dài

GFR dưới 60

Nếu GFR giảm dưới 60 kéo dài trong khoảng thời gian trên 3 tháng cho thấy sự suy giảm chức năng của thận, thậm chí có thể người bệnh đã mắc bệnh ác tính trong giai đoạn trung bình hoặc nặng. Để chắc chắn hơn về điều này, hãy tới khám với các bác sĩ chuyên khoa uy tín.

GFR dưới 15

Khi mức lọc cầu thận xuống thấp hơn 15, có thể coi là suy thận hòa toàn. Khi thận không còn hoạt động, người bệnh cần lọc máu hoặc thay ghép thận mới.

Các tổn thương của thận thường là vĩnh viễn nhưng vẫn có các cách để đề phòng suy giảm chức năng thận hoặc làm chậm quá trình diễn biến của bệnh để kéo dài thời gian tuổi thọ của thận.

Người có tiền sử với bệnh thận nên đi khám và xét nghiệm eGFR 3 – 6 tháng/lần. Những bệnh nhân huyết áp, tiểu đường cần dùng thuốc theo đúng phác đồ và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Ngoài ra, mỗi người nên tự xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế bia rượu, thuốc lá.

Như vậy, độ lọc cầu thận là một chỉ số có vai trò quan trọng trong việc đánh giá chức năng thận. Từ những chỉ số này, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp bệnh nhân. Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu độ lọc cầu thận là gì và hãy chú ý đến chế độ sinh hoạt, ăn uống để duy trì chức năng thận và sức khỏe của toàn cơ thể nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp