Công thức tính phần trăm khối lượng

Công thức tính phần trăm khối lượng được VnDoc tổng hợp, biên soạn là công thức tính toán phần trăm khối lượng được áp dụng phổ biến trong các dạng bài tập Hóa học 9. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập, bổ sung kiến thức tốt hơn.

1. Hướng dẫn áp dụng công thức tính phần trăm

Khi biết công thức của hợp chất đã cho học sinh có thể tính thành phần phần trăm dựa vào khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đó với những bước sau:

Bước 1: Tính khối lượng mol của hợp chất AxBy:

Bước 2: Tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có chứa trong 1 mol hợp chất AxBy. 1 mol phân tử AxBy có: x mol nguyên tử A và y mol nguyên tử B.

  • Tính khối lượng các nguyên tố chứa trong 1 mol hợp chất AxBy.

mA = x.MA

mB = y.MB

  • Thực hiện tính phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố theo công thức:

begin{array}{l} % {m_A} = frac{{{m_A}}}{{{m_{{A_x}{B_y}}}}} times 100% \ % {m_B} = frac{{{m_B}}}{{{m_{{A_x}{B_y}}}}} times 100% end{array}

Hoặc %mB = 100% – %mA

Lưu ý: Công thức trên có thể mở rộng cho các hợp chất có 3,4,… nguyên tố.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: Al = 27 => MAl = 27 g

Al2O3 = 2.27 + 3.16 = 102 => MAl2O3 = 102 g

%mAl = 2.27/102.100% = 52,94%

Ta có tể tính luôn được % khối lượng của oxi có trong

Al2O3 = 100% – 52,94% = 47,06%

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Khối lượng mol của hợp chất: MKNO3 = 39 + 14 + 16.3 = 101 gam/mol

Trong 1 mol KNO3 có: 1 mol nguyên tử K; 1 mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử O

Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố là:

%mK = 39.100%/101 = 36,8%

%mN = 14.100%/101= 13,8%

%mO = 16.3.100%/101= 47,6% hoặc %mO = 100% – (36,8% + 13,8%) = 47,6%

2. Tính tỉ số khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất

Từ công thức hóa học đã cho AxBy ta có thể lập được tỉ số khối lượng của các nguyên tố:

mA : mB = x.MA : y.MB

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: C = 12.2 = 24 gam

H = 4.1 = 4

Trong 1 mol C2H4 có 2 nguyên tử C, 4 nguyên tử H

mC : mH = 2.12 : 4.1 = 24 : 4 = 6: 1

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: S = 32.1 = 32 gam

O = 16.4 = 64

Trong 1 mol FeSO4 có 1 nguyên tử S, 4 nguyên tử O

mS : mO = 32 : 64= 1 : 2

Lưu ý: Nếu đã biết thành phần % về khối lượng của các nguyên tố thì lập tỉ số theo tỉ lệ thành phần %, ví dụ như: Fe2O3 ở trên ta được %mFe = 70% và %mO = 30%. Khi đó mFe : mO = 7:3

3. Tính khối lượng của nguyên tố có trong một lượng chất đã biết

Nếu có m là khối lượng của một hợp chất đã biết có CTHH là AxBy ta có thể tính mA là khối lượng của nguyên tố A theo công thức sau:

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: CuSO4 = 64 + 32 + 64 = 160 => MCuSO4 = 160 g

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: KNO3 = 39 + 14 + 16.3 = 101 => mKNO3 = 0,1.101 = 10,1 gam

mN = 14/101.10,1 = 1,4 gam

4. Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất AxByCz

Cách 1.

+ Tìm khối lượng mol của hợp chất

+ Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất rồi quy về khối lượng

+ Tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất

Cách 2. Xét công thức hóa học: AxByCz

Hoặc %C = 100% – (%A + %B)

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Bước 1: Xác định khối lượng mol của hợp chất.

MCa3(PO4)2 = 40.3 + 31.2 + 16.4.2 = 310 g/mol

Bước 2: Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tó trong 1 mol hợp chất

Trong 1 mol Ca3(PO4)2 có: 3 mol nguyên tử Ca, 2 mol nguyên tử P và 8 mol nguyên tử O

Bước 3: Tính thành phần % của mỗi nguyên tố.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Tính hàm lượng thành phần % khối lượng của Nito trong các hợp chất

Vậy CO(NH2)2 có hàm lượng nitơ cao nhất trong các hợp chất

5. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm (%) về khối lượng

Các bước xác định công thức hóa học của hợp chất

+ Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

+ Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

+ Bước 3: Lập công thức hóa học của hợp chất.

x = frac{{{M_{hc}}.% A}}{{{M_A}.100% }}\ % B = frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100% = > y = frac{{{M_{hc}}.% B}}{{{M_B}.100% }}\ % C = frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100% = > z = frac{{{M_{hc}}.% C}}{{{M_C}.100% }} end{array}” width=”287″ height=”119″ data-latex=”begin{array}{l} % A = frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100% = > x = frac{{{M_{hc}}.% A}}{{{M_A}.100% }}\ % B = frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100% = > y = frac{{{M_{hc}}.% B}}{{{M_B}.100% }}\ % C = frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100% = > z = frac{{{M_{hc}}.% C}}{{{M_C}.100% }} end{array}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0A%5C%25%20A%20%3D%20%5Cfrac%7B%7Bx.%7BM_A%7D%7D%7D%7B%7B%7BM_%7Bhc%7D%7D%7D%7D.100%5C%25%20%20%20%3D%20%20%3E%20%20x%20%20%3D%20%20%5Cfrac%7B%7B%7BM_%7Bhc%7D%7D.%5C%25%20A%7D%7D%7B%7B%7BM_A%7D.100%5C%25%20%20%7D%7D%5C%5C%0A%20%5C%25%20B%20%3D%20%5Cfrac%7B%7By.%7BM_B%7D%7D%7D%7B%7B%7BM_%7Bhc%7D%7D%7D%7D.100%5C%25%20%20%20%3D%20%20%3E%20%20y%20%20%3D%20%20%5Cfrac%7B%7B%7BM_%7Bhc%7D%7D.%5C%25%20B%7D%7D%7B%7B%7BM_B%7D.100%5C%25%20%20%7D%7D%5C%5C%0A%20%5C%25%20C%20%3D%20%5Cfrac%7B%7Bz.%7BM_C%7D%7D%7D%7B%7B%7BM_%7Bhc%7D%7D%7D%7D.100%5C%25%20%20%20%3D%20%20%3E%20z%20%20%3D%20%20%5Cfrac%7B%7B%7BM_%7Bhc%7D%7D.%5C%25%20C%7D%7D%7B%7B%7BM_C%7D.100%5C%25%20%20%7D%7D%0A%5Cend%7Barray%7D”>

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Khối lượng mol của hợp chất khí bằng: M = d, MH2 = 8.5,2 = 17 (gam/mol)

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 1mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử H.

Công thức hóa học của hợp chất trên là NH3

6. Bài tập áp dụng công thức tính phần trăm khối lượng

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

a) MSO2 = 32 + 16.2 = 64

1 mol SO2 có 1 mol S và 2 mol O

% S = mS/mSO2.100%= 32/64.100% = 50%

% O = 100% – %m S= 100% – 50% = 50%

b) MFe2(SO4)3 = 56.2 + (32+16.4).3 = 400

1 mol Fe2(SO4)3 có chứa 2 mol Fe, 12 mol O, 3 mol S

% mFe= mFe/400.100% = 56/400.100% = 28%

% mS= mS/400.100% = 24%

% mO= mO/400.100% = 48%

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

+ Tính khối lượng Mol (M) của hợp chất : MKNO3= 39 +14 + (3.16) = 101

+ Trong 1 mol KNO3: có 1 mol nguyên tử K; 3 mol nguyên tử O; 1 mol nguyên tử N

Rất hay:  Hướng Dẫn Dùng Filter Trên Zoom, Bật Filter Zoom Trên điện Thoại

(Nói cách khác trong 101g KNO3: có 39 g K; 14 g N và 3.16 g O)

+ Tính thành phần phần trăm các nguyên tố có trong hợp chất Fe2(SO4)3

%mO ≈ 100% – (38,6% + 13,8%) = 47,6%

7. Bài tập tự luyện tập có đáp án

Bài 1: Tính thành phần % khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất sau:

a) NaCl

b) Al2O3

c) H2SO4

d) K2CO3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) NaCl

Khối lượng mol của chất đã cho: MNaCl = 23 + 35,5 = 58,5 g

Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất

%Na = (23.100)/58,5 = 39,32 %

%Cl = (35,5.100)/58,5 = 60,68%

b) Al2O3

Khối lượng mol của chất đã cho: MAl2O3 = 23.2+16.3 = 102

Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất

%Al = (27.2.100)/102 = 52,94%

%O = (16.3.100)/102 = 47,06%

c) H2SO4

Khối lượng mol của chất đã cho: MH2SO4= 1. 2 + 32 + 16 . 4 = 98g

Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất

%H = (1.2.100)/98 = 2,04%

%S = (32.100)/98 = 32,65%

%O = (16.4.100)/98 = 65,31%

d) Khối lượng mol của chất đã cho: MK2CO3= 39 . 2 + 16 . 3 = 138g

Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất

%K = (39.2 .100)/138 = 56,5 %

%C = (12.100)/138 = 8,7%

%O = (16.3 . 100)/138 = 34,8%

Bài 2: Một hợp chất có công thức hóa học C6H12O6. Hãy cho biết:

a) Khối lượng mol của hợp chất đã cho.

b) Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Khối lượng mol của chất đã cho: MC6H12O6 = 12.6 + 1.6 + 16.6 = 174

Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất

%C = (12.6.100)/174 = 41,38%

%H = (1.12.100)174 = 6,9%

%O = 100% – 41,38% – 6,9% = 51,72%

Bài 3: Để tăng năng suất cho cây trồng, một nông dân đến cửa hàng phân bón để mua phân đạm. Cửa hàng có các loại phân đạm như sau: NH4NO3 (đạm 2 lá), (NH2)2CO (ure), (NH4)2SO4 (đạm 1 lá)? Theo em, nếu bác nông dân mua 500kg phân đạm thì nên mua loại phân nào là có lợi nhất?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Tính hàm lượng thành phần % khối lượng của Nito trong các hợp chất

Vậy thì có thể thấy hàm lượng N trong phân ure CO(NH2)2 là cao nhất

Bài 4: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có hàm lượng Cu cao nhất: CuO, Cu2O, CuSO4.5H2O, Cu(OH)2, CuCl2?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Cu2O

  • CuO

%Cu = 64/(64 +16).100 = 80%

  • CuS2

%Cu = 64/(64 + 32.2).100 = 50%

  • CuS

%Cu = 64/(64 + 32).100 = 66,67%

  • CuSO3

%Cu = 64/(64 + 32+16.3).100 = 44,44%

  • CuSO4

%Cu = 64/(64 + 32 + 16.4).100 = 40%

Cu2O

%Cu = 64.2/(64.2+16).100 = 88,89%

⇒ Cu2O nhiều đồng nhất

Bài 5: So sánh thành phần phần trăm khối lượng Fe có trong 2 loại quặng sau: quặng Inmenit FeTiO3 và quặng Hematit Fe2O3.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Quặng Inmenit có %Fe = .100% = 36,84%

Quặng hematit có %Fe = .100% = 70%

Quặng Hematit có thành phần phần trăm khối lượng Fe nhiều hơn so với quặng Inmenit

Bài 6: Một người làm vườn đã dùng 250 gam NH4NO3 để bón rau.

a) Tính thành phân phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.

b) Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Thành phần phần trăm khối lượng của N trong NH4NO3 bằng:

b) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau là:

Trong 80 gam NH4NO3 có 28 gam N

Trong 250 gam NH4NO3 có x gam N =>

Bài 7: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố hóa học có mặt trong các hợp chất sau:

a) Fe(NO3)2, Fe(NO3)3

b) N2O, NO, NO2

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) MFe(NO3)2 = 56 + 14.2 + 16.3.2 = 180

%Fe = 56/180 .100% = 31,11%

%N = 28/180 .100% = 15,56%

%O = 100% – 31,11% – 15,56% = 53,33%

MFe(NO3)3 = 56 + 14.2 + 16.3.3 = 228

%Fe = 56/228 .100% = 24,56%

%N = 28/228 .100% = 12,28%

%O = 100% – 24,56% – 12,28% = 63,16%

Bài 8: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu; 20% S và 40%O. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 160g/mol.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trong 1 mol hợp chất (M = 160 gam/mol) thì:

mCu = 160.40% = 64 gam => nCu = 64:64 = 1mol

mS = 160.20% = 32 gam => nS = 32:32 = 1 mol

mO = 160.40% = 64 gam => nO = 64:16 = 4 mol

Vậy công thức của hợp chất là CuSO4

Bài 9: Hãy tìm công thức hóa học của chất X có khối lượng mol MX = 170 (g/mol), thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 63,53% Ag; 8,23% N, còn lại O.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

mN = 8,23.170/100 = 14 gam => nN = 14/14 = 1mol

mAg = 63,53.170/100 = 108 gam => nAg = 108/108 = 1mol

Số gam của O

%O = 100% – (63,53% + 8,23%) = 28,24%

mO = 28,24.170/100 = 48 gam => nO = 48/16 = 3 mol

Trong 1 phân tử hợp trên có: 1mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử O, 1 mol nguyên tử Ag.

Công thức hóa học của hợp chất trên là AgNO3

Bài 10: Lập công thức hóa học của hợp chất A biết:

Phân khối của hợp chất là 160 đvC

Trong hợp chất có 70% theo khối lượng sắt, còn lại là oxi.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

%O = 100% – 70% = 30%

=> mO = 30.160/100 = 48 gam => nO = 48/16 = 3 mol

Rất hay:  03 Cách kiểm tra dung lượng 4G MobiFone MIỄN PHÍ

mFe = 70.160/100 = 112 gam => nFe = 2 mol

Trong 1 phân tử hợp trên có: 2mol nguyên tử Fe và 3 mol nguyên tử O.

Công thức hóa học của hợp chất trên là Fe2O3

Câu 11. Lập công thức hóa học của các hợp chất:

a) A gồm 40% Cu, 20% S, 40% O, biết khối lượng mol của A là 160.

b) B gồm 82,35% N và 17,65% H, biết khối lượng mol của A là 17.

c) C gồm 32,39% Na, 22,53% S và O, biết khối lượng mol của C là 142.

d) D gồm 36,8% Fe, 21% S còn lại là O, biết khối lượng mol của D là 152.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Gọi công thức hóa học của hợp chất hữu cơ A là CuxSyOz

Ta có:

mCu = (40.160)/100 % = 64 gam => nCu = 1 mol

mS = (20.160)/100% = 32 gam => nS = 1 mol

mO = (40.160)/100% = 64 gam => nO = 2

Vậy Công thức hóa học của hợp chất A là: CuSO2

b)

Gọi công thức hóa học của hợp chất hữu cơ A là NxHy

Ta có:

mN = (82,35.17)/100 % = 14 gam => nN = 1 mol

mH = (17,65.17)/100% = 3 gam => nH = 3 mol

Vậy Công thức hóa học của hợp chất B là: NH3

c) C gồm 32,39% Na, 22,53% S và O, biết khối lượng mol của C là 142.

Gọi công thức hóa học của hợp chất hữu cơ A là NaxSyOz

Ta có:

%O = 100% – 32,39% – 22,53% = 45,08%

mNa = (32,39.142)/100 % = 46 gam => nNa = 2 mol

mS = (22,53.142)/100% = 32 gam => nS = 1 mol

mO = (45,08%.142)/100% = 64 gam => nO = 2

Vậy Công thức hóa học của hợp chất A là: Na2SO2

Câu 12: Tìm Công thức hóa học của các hợp chất sau:

a) Một chất lỏng dễ bay hơi, thành phần phân tử có 23,8% C, 5,9% H, 70,3%Cl và có phân tử khối bằng 50,5.

b) Một hợp chất rắn màu trắng có thành phần phân tử có 40% C, 6,7%H, 53,3% O và có phân tử khối bằng 180.

c) Muối ăn gồm 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl. Trong đó Na chiếm 39,3% theo khối lượng. hãy tìm Công thức hóa học của muối ăn biết phân tử khối của nó gấp 29,25 lần phân tử khối của H2.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Gọi công thức hóa học của hợp chất là CxHyClz

Suy ra 12x + y + 35,5z = 50,5

Ta có theo đề bài ta có: 12x/50,5.100 = 23,8 ⇒ x = 1

x/50,5.100 = 5,9 ⇒ y = 3

35,5z/50,5.100 = 70,3 ⇒ z = 1

Vậy công thức hóa học của hợp chất là CH3Cl

b) Gọi công thức hóa học của hợp chất là CxHyOz

Ta có:

40% C, 6,7%H, 53,3% O

x = 180.40%/12 = 6

y = 180.6,7%/1 =12

z = 180.53,3%/16 = 6

Vậy công thức hóa học của hợp chất là C6H12O6

c)

Gọi công thức hóa học của muối ăn là NaxCly

Phân tử khối của khí H2 là 2

=> phân tử khối của muối ăn là: 29,25.2 = 58,5

MNaxCly = 23.x + 35,5y = 58,5

Ta có bảng xét giá trị sau:

x123y1 chọn0,35 loại0,29 loại

> x = 1 và y = 1

=> Công thức hóa học của muối ăn là: NaCl

Câu 13: Hợp chất X có phân tử khối bằng 62 đvC. Trong phân tử của hợp chất nguyên tố oxi chiếm 25% theo khối lượng còn lại là nguyên tố Na. Số nguyên tử của nguyên tố O và Na trong phân tử hợp chất là bao nhiêu?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Bước 1: Tính thành phần % Na: %mNa = 100% – %mO = ?

Bước 2: Lập công thức hóa học tổng quát của hợp chất là NaxOy

Bước 3: Dựa vào phần trăm khối lượng của của từng chất và phân tử khối tìm được x,y tương ứng

Bước 4: Suy được số nguyên tử O là y; số nguyên tử Na là x có trong hợp chất.

%mNa = 100 – 25,8% = 74,2%.

Đặt công thức C có dạng: NaxOy

mNa/mphan tu = %mNa/100 => 23x/62 = 74,2/100 => x=74,2/100 × 62/23 = 2

mO/mphan tu=%mO/100 => y/62 = 25,8/100 => y = 25,8/100 ×62/16 = 1

Câu 14: Hãy tìm công thức đơn giản nhất của 1 loại oxit lưu huỳnh, biết rằng trong oxit này có 4 g lưu huỳnh kết hợp với 6 g oxi.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Công thức đơn giản nhất cuả một kim loại oxit cuả lưu huỳnh: SxOy

Theo đầu bài ta có tỉ lệ: x/y = 2/32 : 3/16 = 0,0625:0,1875 = 1/3

Vậy công thức SxOy là SO3

Câu 15: Phân tích một khối lượng hợp chất X người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có 50% là lưu huỳnh và 50% là oxi. Công thức của hợp chất X là gì?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Công thức đơn giản nhất cuả một kim loại oxit cuả lưu huỳnh: SxOy

Theo đề bài ta có:

x : y = nS : nO = %mS/MS : %mO/MO = 50/32 : 50/16 = 1,5625/3,125 = 1:2

Vậy công thức đơn giản nhất của hợp chất X là là: SO2

Câu 16. xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong CO2

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Tìm khối lượng mol của hợp chất: mCO2 = 12+16 × 2 = 44 (g/mol)

Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

Trong 1 mol CO2 có 1 mol C; 2 mol O

Thành phần phần trăm theo khối lượng:

Câu 17. một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là 27,27 % C; 72,73 % O. Xác định CTHH của hợp chất biết M = 44 g/mol

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất

Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

Vậy trong 1 mol hợp chất có 1 mol C; 2 mol O

Công thức hóa học: CO2

Câu 18. Cho một hợp chất gồm 2 nguyên tố A và B có tỉ lệ về khối lượng là a:b Hay . Tìm công thức của hợp chất

Rất hay:  Đi Đà Lạt Mặc Gì? Mix Đồ Đi Đà Lạt Sống Ảo Nghệ Nhất 2023

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Gọi công thức hóa học tổng quát của 2 nguyên tố có dạng là AxBy. (Ở đây chúng ta phải đi tìm được x, y của A, B. Tìm tỉ lệ: x : y => x,y)

frac{x}{y} = frac{{a.{M_B}}}{{b.{M_A}}}” width=”292″ height=”45″ data-latex=”frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = frac{{x.{M_A}}}{{y.{M_B}}} = frac{a}{b} = > frac{x}{y} = frac{{a.{M_B}}}{{b.{M_A}}}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cfrac%7B%7B%7Bm_A%7D%7D%7D%7B%7B%7Bm_B%7D%7D%7D%20%3D%20%5Cfrac%7B%7Bx.%7BM_A%7D%7D%7D%7B%7By.%7BM_B%7D%7D%7D%20%20%3D%20%20%5Cfrac%7Ba%7D%7Bb%7D%20%3D%20%20%3E%20%5Cfrac%7Bx%7D%7By%7D%20%20%3D%20%5Cfrac%7B%7Ba.%7BM_B%7D%7D%7D%7B%7Bb.%7BM_A%7D%7D%7D”>

=> Công thức hóa học

Câu 19: Tìm công thức hóa học của một oxit sắt, biết tỷ lệ khối lượng của sắt và oxi là 7:3

Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là: FexOy

Ta có:

frac{x}{y} = frac{{7.16}}{{3.56}} = frac{2}{3} = > x = 2;y = 3″ width=”397″ height=”45″ data-latex=”frac{x}{y} = frac{{7.{M_O}}}{{3.{M_{Fe}}}} = > frac{x}{y} = frac{{7.16}}{{3.56}} = frac{2}{3} = > x = 2;y = 3″ class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cfrac%7Bx%7D%7By%7D%20%20%3D%20%5Cfrac%7B%7B7.%7BM_O%7D%7D%7D%7B%7B3.%7BM_%7BFe%7D%7D%7D%7D%20%3D%20%20%3E%20%5Cfrac%7Bx%7D%7By%7D%20%20%3D%20%5Cfrac%7B%7B7.16%7D%7D%7B%7B3.56%7D%7D%20%3D%20%5Cfrac%7B2%7D%7B3%7D%20%3D%20%20%3E%20x%20%3D%202%3By%20%3D%203″>

Công thức hóa học: Fe2O3

Câu 20. Cho 10,4 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với dung dich H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí thoát ra ( đktc ) Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nH2 = 6,72: 22,4= 0,3 (mol)

Gọi số mol của Mg, Fe lần lượt là a và b

Ta có

24a + 56b= 10,4 (1)

Phương trình phản ứng hóa học

Mg+ H2SO4→ MgSO4 + H2

a → a (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

b → b (mol)

⇒ a + b= 0,3 (mol) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: a= 0,2 (mol)

b = 0,1 (mol)

Khối lượng mỗi kim loại tron hỗn hợp ban đầu là:

mMg= 0,2. 24= 4,8 (g) => %Mg = 4,8/10,4 = 46,15%

mFe = 10,4 – 4,8= 5,6 (g)

%Fe = 100% – 46,15% = 54,85%

*8. Bài tập vận dụng tự luyện tập

Câu 1. Cho hỗn hợp kim loại Mg và Fe vào H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng , thu được 2,016 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với FeSO4 dư thì khối lượng kim loại tăng 1,68g. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp .

Câu 2. Cho 7,8 gam hỗn hợp hai kim loại là Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khi phản ứng kết thúc, người ta thu được 8,96 lít khí (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 3. Hòa tan 2,8 gam một kim loại R có hóa trị II bằng một hỗn hợp gồm 80 ml dung dịch H2SO4 0,5M và 200 ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A và V lít khí H2 (ở đktc). Để trung hòa dung dịch A thì cần 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Phát biểu nào dưới đây về bài toán trên là chưa đúng?

Câu 4. Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

Câu 5. Cho hỗn hợp gồm 0,02 mol Mg và 0,03 mol Al tác dụng với V ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp kim loại Z. Cho toàn bộ hỗn hợp Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là bao nhiêu?

Câu 6. Hòa tan hết 17,05 gam hỗn hợp Al và Zn cần vừa đủ 124,1 gam dung dịch HCl 25% thu được dung dịch muối và khí không màu. Xác định phần trăm khối lượng Zn trong hỗn hợp đầu.

Câu 7. Hòa tan 18,4 gam Fe, Cu trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí (đktc) thu được dung dịch muối và 1 chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu?

Câu 8. Hoà tan 10 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của kịm loại hoá trị II và III bằng dung dịch HCl, ta thu được dung dịch X và 0,672 lít khí bay ra (ở đktc). Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch X.

Câu 9. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí H2. Thêm tiếp NaNO3 vào thì thấy chất rắn tan hết, đồng thời thoát ra 1,5V lít khí NO duy nhất bay ra. Thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tính % khối lượng Cu trong hỗn hợp X?

Câu 10. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl dư sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với HNO3 đặc nguội dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc). Giá trị của m là

………………………………..

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Công thức tính phần trăm khối lượng. Hy vọng thông qua tài liệu này, các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc Tính tỉ số khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất, Tính khối lượng của nguyên tố có trong một lượng chất đã biết, Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất AxByCz, Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm (%) về khối lượng…..

Ngoài tài liệu trên, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt Hóa 9 hơn.