Cách tính ngày nghỉ phép năm? Có tính thứ 7, chủ nhật không?

Đối với mỗi người lao động thì nghỉ phép năm là thời gian được nhiều người lao động quan tâm nhất, vì nó không chỉ là cơ hội để người lao động có một kỳ nghỉ ngơi dài sau một quá trình làm việc căng thẳng và mệt mỏi, mà còn là quãng thời gian người lao động tận dụng cơ hội để đi du lịch, hay giành nhiều thời gian hơn cho gia đình của mình. Vậy pháp luật quy định như thế nào về ngày nghỉ hàng năm này

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Quy định của pháp luật về ngày nghỉ phép năm:

Trước khi tìm hiểu chi tiết Luật nghỉ phép năm quy định thế nào, bạn phải hiểu đúng và đủ nghỉ phép năm là gì?

Nghỉ phép năm hay ngày nghỉ hàng năm (cách gọi chính xác trong Luật lao động) là một trong những quyền lợi cơ bản và quan trọng mà người lao động được hưởng trong 1 năm làm việc cho bất kỳ công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay đơn vị nào (tức cho người sử dụng lao động). Tùy thuộc vào môi trường làm việc, tính chất công việc và quy định tại mỗi nơi mà người lao động sẽ được hưởng số ngày nghỉ phép năm tương ứng (có thể là 12, 14 hoặc 16 ngày trong vòng 1 năm). Trường hợp, người lao động chưa đủ 1 năm làm việc thì vẫn được hưởng chế độ này với mỗi tháng làm việc kết thúc sẽ tương ứng với 1 ngày nghỉ phép cộng thêm.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019 thì ngày nghỉ phép năm được quy định như sau:

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

Rất hay:  Bật Mí Top 15 hướng tới tiếng anh là gì [Hay Lắm Luôn]

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Trong đó:

1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.

2. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.

3. Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

2. Thời gian được tính hưởng phép năm:

Theo quy định tại Điều 65 Bộ Luật lao động năm 2019 thì thời gian được tính vào ngày phép năm gồm:

1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.

4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

Rất hay:  Top 5 cách chữa hắc lào ở háng theo dân gian hiệu quả nhanh chóng

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động

3. Quy định lịch nghỉ phép năm:

– Người lao động có thể thỏa thuận hoặc công ty có quyền ấn định lịch nghỉ phép năm cho từng người (được Công đoàn thông qua và có thông báo trước cho người lao động được biết)

– Lịch nghỉ phép năm có thể chia thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp nhiều năm nhưng tối đa là gộp 3 năm 1 lần

4. Quyền lợi của người lao động khi hưởng nghỉ phép năm:

– Người lao động có ngày nghỉ phép năm chưa nghỉ hết có thể được tính gộp lại và được quy đổi thành tiền nếu người lao động không nghỉ hoặc nghỉ chưa hết

– Người lao động được ứng tiền lương của những ngày nghỉ phép

– Nếu thời gian đi đường (tính cả chiều đi và chiều về) nhiều hơn 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm 1 ngày phép cộng thêm.

5. Có được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép hàng năm?

Trước đây, theo quy định tại Khoản 1 Điều 114 Bộ Luật lao động 2012 quy định:

“1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ đó.”

Tức là người lao động làm việc nhưng trong năm không nghỉ phép năm hay nghỉ chưa hết số ngày phép năm theo quy định của pháp luật vẫn được thanh toán bằng tiền cho những ngày chưa nghỉ hết đó hay bị sa thải theo quyết định xử lý kỷ luật của công ty thì vẫn được hưởng ngày nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật (nằm trong “các lý do khác” theo quy định trên). Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 tại Khoản 3 Điều 113

“3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.”

Như vậy, theo quy định của Luật lao động mới thì chỉ những người lao động bị thôi việc hoặc bị mất việc làm mà chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết mới được thanh toán số ngày chưa nghỉ và số ngày nghỉ còn thiếu. Còn trường hợp người lao động vẫn làm việc nhưng trong năm không nghỉ hoặc không nghỉ hết thì sẽ không được thanh toán số ngày nghỉ còn lại.

6. Lương nghỉ phép năm được tính như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:

“Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.”

Rất hay:  Những câu thả thính vui, max hài, max độc lạ - META.vn

Và theo quy định tại tại Khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 thì:

“Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”

Như vậy, tiền lương theo hợp đồng lao động để tính lương ngày nghỉ lễ tết bao gồm có mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

Và theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động quy định thì mức lương và phụ cấp lương được xác định như sau:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.