Các dạng bài toán chuyển động của vật và tính quãng đường là những kiến thức quan trọng nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể là môn Toán học lớp 5. Vì vậy, trong bài viết sau đây CMATH muốn gửi đến các bạn học sinh công thức và 7 bài tập toán lớp 5 quãng đường để tham khảo luyện tập, củng cố kiến thức nhằm chuẩn bị tốt cho các kì thi.
Công thức tính quãng đường
Để có thể vận dụng hiệu quả vào giải các bài tập chính xác, các em cần nắm vững những định nghĩa và công thức tính quãng đường lớp 5 sau:
Định nghĩa
Quãng đường chính là độ dài vật (con người, con vật hoặc phương tiện) di chuyển. Thông thường, các bài tập yêu cầu xác định độ dài quãng đường của một vật bất kì, khi có vận tốc và thời gian nhất định là một trong những dạng toán cơ bản mà học sinh chỉ cần nhớ công thức sẽ giải được ngay.
Công thức
Để xác định độ dài của quãng đường vật di chuyển ta sẽ lấy vận tốc nhân với thời gian. Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có công thức như sau:
Lưu ý:
- Vận tốc di chuyển: v1 > v2
- Các đơn vị của quãng đường, vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau mới có thể thực hiện công thức trên để tìm quãng đường. Ví dụ vận tốc có đơn vị đo là km/giờ, thì tương ứng đơn vị của thời gian là giờ và của quãng đường là km.
- Trường hợp, bài toán cho vận tốc có đơn vị là km/giờ, thì ta phải quy đổi đơn vị thời gian về giờ rồi mới áp dụng quy tắc trên để tính độ dài quãng đường.
Một số ví dụ minh họa tính quãng đường
Ví dụ 1: Một người chạy xe đạp trong 2 giờ với vận tốc trung bình 15km/giờ. Vậy quãng đường người này đi được là bao nhiêu?
Hướng dẫn: Áp dụng công thức tính quãng đường lớp 5, ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Cách giải:
Quãng đường di chuyển được của người đi xe đạp là:
15 × 2 = 30 (km)
Đáp số: 30km.
Ví dụ 2: Một chiếc ca nô di chuyển với vận tốc 16km/giờ. Hãy tính quãng đường đi được của ca nô trong 3 giờ 30 phút.
Hướng dẫn: Vì đơn vị vận tốc là km/giờ nên thời gian chúng ta phải đổi qua giờ, sau đó mới áp dụng công thức tính quãng đường như trên.
Cách giải:
Đổi 3 giờ 30 phút = 3,5 giờ
Quãng đường ca nô đi được trong 3,5 giờ là:
16 x 3,5 = 56 (km)
Đáp số: 56km.
Những dạng bài tập về quãng đường
Dạng 1: Tìm quãng đường vật đi được khi biết vận tốc và thời gian
=> Đối với dạng bài này, các bạn chỉ cần áp dụng công thức: S = v x t là có thể tìm được đáp án, nhưng lưu ý các đơn vị quãng đường, thời gian và vận tốc phải tương ứng nhau.Dạng 2: Tìm quãng đường vật di chuyển khi biết vận tốc, thời gian vật xuất phát, đến và hoặc dừng (nếu có)
=> Đối với dạng bài tập này, trước tiên bạn phải tìm thời gian vật đi theo công thức:
- Tổng thời gian vật đi = Thời gian đến – Thời gian khởi hành – Thời gian nghỉ (nếu có)
- Tính quãng đường vật đi = Vận tốc x Thời gian đi
Dạng 3: So sánh quãng đường khi biết thời gian và vận tốc
=> Các bạn áp dụng công thức để tính quãng đường từng vật, rồi đem kết quả so sánh với nhau.
Bài tập vận dụng
Tổng hợp các bài toán tính quãng đường lớp 5 theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, các bạn có thể tham khảo:
Bài 1: Điền vào ô trống:
V
40,5 km/giờ
125 m/phút
8 km/giờ
T
3 giờ
6,5 phút
40 phút
S
Bài 2: Một xe máy khởi hành từ A lúc 7 giờ 15 phút và đến B lúc 11 giờ với vận tốc 42km/ giờ. Tính độ dài quãng đường AB xe máy đi được.
Bài 3: Lúc 7 giờ bạn An đi xe đạp từ nhà đến trường học với vận tốc 12 km/giờ. Dọc đường An dừng lại sửa xe mất 15 phút nên đến trường lúc 8 giờ 30 phút. Vậy quãng đường bạn An đi từ nhà đến trường học là bao xa?
Bài 4: Một ô tô đi trong 3 giờ 15 phút với vận tốc không đổi 54km/giờ. Hỏi quãng đường ô tô đi được là bao nhiêu km?
Bài 5: Hằng ngày một xe khách đi từ A đến bến B với vận tốc trung bình 50km/giờ. Tuy nhiên, hôm nay vì xuất phát chậm 10 phút nên xe ô tô phải tăng vận tốc thêm 5km/giờ để đến B đúng giờ. Tính quãng đường AB.
Bài 6: Lúc 7 giờ sáng, người thứ nhất đi từ A đến B với vận tốc không đổi là 20km/giờ. Cùng lúc tại B, người thứ hai khởi hành cùng thời điểm với vận tốc 12km/giờ và khoảng cách AB là 8km. Hỏi hai người sẽ gặp nhau lúc mấy giờ, tại vị trí cách A bao xa?
Hướng dẫn cách giải: Tính hiệu của hai vận tốc rồi tính thời gian hai người gặp nhau bằng cách lấy quãng đường AB chia cho vận tốc vừa tính được sẽ ra kết quả.
Bài 7: Hoa đạp xe từ địa điểm A đến B để học thêm. Nếu Hoa đi với vận tốc 12km/giờ thì sẽ đến B chậm mất 3 giờ, còn nếu tăng tốc lên 18km/giờ thì đến B nhanh hơn 1 giờ so với dự kiến. Tính quãng đường AB.
Xem thêm: Review trường tiểu học Archimedes – Trường tiểu học Archimedes có tốt không?
Hy vọng nội dung bài viết trên đây được chia sẻ từ CMATH sẽ giúp ích cho các em học sinh nắm vững công thức và biết thêm nhiều dạng bài toán tính quãng đường lớp 5 hay để ứng dụng vào thực tế.